Đặc điểm địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 46)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Uông Bí

Uông Bí là một thành phố trẻ nằm ở miền tây của tỉnh, có toạ độ từ 2058’ đến 2109’ vĩ độ bắc và từ 106041’ đến 106052’ kinh độ đông, cách Hà Nội 120km, cách thành phố Hạ Long 40km, bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử - Bảo Đài, tây giáp thị xã Đông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên nhỏ, nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc Thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Đá Bạc, đông nam giáp thị xã Quảng Yên, đông giáp huyện Hoành Bồ, ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.

của tỉnh Quảng Ninh trên trục đường quốc lộ 18A, Quốc lộ 10. Thành phố cách Hà Nội 120km, cách Thành phố Hải phòng 28km và cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh hơn 40km về phía Tây; có tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua, gần các cảng biển, cảng sông đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi chiến lược trong trục kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Vị trí địa lý nằm trên tọa độ 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 106040’ đến 106052’ kinh độ Đông. Ranh giới giáp với các đơn vị hành chính như:

- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ 18km đường ranh giới. - Phía Tây giáp với thị xã Đông Triều hơn 20km.

- Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng 13km và thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh 12km đường ranh giới.

- Phía Bắc giáp với huyện Sơn Động – Bắc Giang với 15km đường ranh giới. Tổng diện tích tự nhiên thành phố 255,94km2, chiếm 4,3% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ninh. Dân số thành phố 174.627 người (2015), mật độ dân số trung bình 472 người/km2, thành phố gồm 9 phường và 2 xã.

Với vị trí địa lý và lợi thế đặc biệt quan trọng trên trục kinh tế Đông Bắc – Đồng bằng Sông Hồng với hành lang Quốc lộ 18A là khu vực phát triển kinh tế - sinh thái – du lịch. Thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng phát triển bền vững, quy hoạch các khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, các trang trại chăn nuôi thủy – hải sản quy mô vừa và lớn để cung cấp tại chỗ cho vùng công nghiệp, đô thị đang phát triển.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều – Móng Cái chạy dài theo hướng Tây – Đông. Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử, có đỉnh 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi; trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt bởi 8 lạch triều lớn từ sông Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng. Theo đặc điểm địa hình Uông Bí có 2/3 diện tích là đất đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành 3 vùng.

Vùng cao: Vùng núi cao của Thành phố có diện tích đất tự nhiên là

Thượng Yên Công, Vàng Danh và một phần Phương Đông, phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung và Trưng Vương). Đặc điểm chung của vùng với địa thế có núi cao, địa hình dốc, chia cắt mạnh bởi núi cao thuộc dãy núi Yên Tử .

Diện tích theo cấp độ dốc của vùng chiếm tỷ trọng như sau: Cấp II (90-150) chiếm 5,41% (1298 ha); Cấp III (160 - 250) chiếm 28,58% (6857 ha); Cấp IV (>250) chiếm 29,05% (6.969 ha).

Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Năm Mẫu đến Vàng Danh thuộc xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh có diện tích nhỏ, chiếm 1,20% .

Vùng thấp: Tập trung nhiều ở vùng ven sông Đá Bạc (phía Nam đường 18A) và còn có sự phân bố đến tận huyện Đông Triều. Tổng diện tích vùng ven sông 64,5km2, chiếm 26,9%.

% diện tích tự nhiên Thành phố, và có trên 1.000ha có khả năng nuôi trồng thủy sản và phân bố ở vùng ven sông Đá Bạc thuộc các xã, phường nằm phía Nam đường 18A như: Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương, Điền Công và Yên Thanh.

Vùng này có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng ven sông với độ dốc 0-80, cao trình đáy thuộc loại cao triều và đạt từ 1-5 m so với mặt nước biển. Toàn vùng có 8 hệ thống lạch triều lớn nhỏ xen kẽ với các kênh, rạch, ruộng trũng, sông cụt được phân bố theo hình chân chim chằng chịt, xu hướng các hệ thống lạch triều này hiện đang trong tình trạng ngày càng bị bồi lấp.

4.1.1.3. Nước mặt

Uông Bí có nguồn nước mặt rất phong phú do hệ thống sông, suối chảy từ

vùng núi cao xuống sông Đá Bạc. Các suối này thường chảy theo hướng vuông

góc với đường phương của các lớp đá. Các suối phân nhánh nhiều, bắt nguồn từ địa hình cao của dãy núi Bảo Đài có hướng chảy Bắc Nam và cắt qua địa tầng chứa than, về phía Nam các suối chảy vào sông Đá Bạc đổ ra biển.

Sông Đá Bạc chảy qua thành phố dài 12km, rộng trung bình 400m, tạo ra 8 lạch triều lớn nhỏ dọc theo hướng chính từ Bắc xuống Nam, chia cắt khu vực phía Nam, tiêu biểu là 2 lạch triều lớn được gọi là Sông Uông và Sông Sinh.

Thành phố có 1 hồ lớn là hồ Yên Trung (50ha) ,ngoài việc cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, hiện nay còn đang được đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

4.1.1.4. Nước ngầm

Kết quả bơm nước thí nghiệm cho thấy tỷ lưu lượng từ 0,006-0,007 l/sm. Độ pH của nước là 5,8 thuộc loại nước axit yếu. Tổng độ khoáng hoá M = 0,03 g/l. Nước thuộc dạng Clo – sunphat Natri – Kali.

Do đặc điểm của trầm tích phân nhịp, các lớp chứa nước và cách nước nằm xen kẽ nhau nên nước trong tầng mang tính áp lực. Tỷ lưu lượng trung bình 0,02l/sm. Hệ số thấm trung bình 0,0265m/ngđ. Mức độ phong phú nước của tầng không lớn. Nguồn cung cấp cho nước dưới dất chủ yếu là nước mưa. Trị số pH của nước là 6-8. Tổng độ khoáng hoá M = 0,04 – 0,33 g/l. Nước thuộc loại Bicacbonnat -Clonatri hoặc Bicacbonnat Natri –Canxi.

Trong phạm vi các lò khai thác, do chế độ tự nhiên của nước bị phá huỷ, sự oxy hoá các hợp chất sunfua nên chuyển thành nước nước Sunfat-Clo Natri hoặc Sun fat Natri. Nước thể hiện tính axit, độ pH = 4-5,5. Nước ảnh hưởng trực tiếp đến thiết bị khai thác, vật liệu chèn chống lò và trang bị bảo hộ lao động.

Nước trong đới ảnh hưởng của đứt gẫy: Kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy hoạt động kiến tạo trong khu mỏ xảy ra tương đối mạnh nên đặc điểm địa chất thuỷ văn của các đá trong phạm vi đứt gẫy cắt qua có những nét khác với đất đá ổn định như mức độ chứa nước phong phú hơn, hệ số thấm tăng lên. Động thái của nước cũng phụ thuộc vào đặc điểm khí tượng thuỷ văn, theo tài liệu khai thác của mỏ Vàng Danh khi lò đi vào đới huỷ hoại của F40 nước chảy ra nhiều đặc biệt vào mùa mưa, về mùa khô có giảm đi nhưng không tắt hẳn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 46)