Giải pháp về cơ sở chính sách và tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.1Giải pháp về cơ sở chính sách và tuyên truyền giáo dục

4.4 Đề xuất môt sô giải pháp quản lý và xử lý rácthải sinh hoạt của thành

4.4.1Giải pháp về cơ sở chính sách và tuyên truyền giáo dục

4.4.1.1. Cơ chế chính sách và quản lý

Về phía chính quyền thành phố và công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản mà chính phủ đã đề ra, dựa theo đó làm chuẩn tắc để quản lý RTSH có

hiệu quả. UBND thành phố cần lập các tổ, nhóm phối hợp với công ty vệ sinh môi trường chịu trạch nhiệm theo dõi kiểm trả và giam sát tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ, có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt, nếu đối tượng, các cá nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì càn có hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường như xử phạt hành chính hay nhẹ hơn hơn thì lao động công ích. Có những trường hợp cần phải có sự can thiệp của pháp luật để vấn đề được giải quyết tốt hơn, Có như vậy, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt sẽ được hạn chế, thành phố sạch sẽ và văn minh hơn.

Có cơ chế, chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức phi chính phủ. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào việc thu gom, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường sống của tất cả cộng đồng.

UBND Thành phố cần tổ chức buổi làm việc với các hộ dân xóm Khe Giang xã Thượng Yên Công để xem xét có phương án đền bù giải phóng mặt bằng đối với 14 hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng về môi trường của Nhà máy rác phải di dời theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam 07:2010/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình, hạ tầng kỹ thuật đô thị; hoặc nếu hộ dân nào không có nhu cầu di chuyển thì xem xét việc hỗ trợ theo nhân khẩu các hộ dân nằm trong phạm vi bán kính 500m ảnh hưởng về môi trường từ khu vực Nhà máy rác nhằm giải quyết dứt điểm kiến nghị của nhân dân trong thời gian qua.

Hỗ trợ kinh phí triển khai xây dựng tuyến đường vận chuyển rác từ khu 10 Thanh Sơn vào đến bãi rác Khe Giang.

4.4.1.2. Công tác giáo dục và tuyên truyền

Thành phố cần quán triệt với các phường, xã đối với các vấn đề về môi trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cần tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người, cộng đồng.

Vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh có thể nói là khá mới với người dân trong địa bàn. Người dân chưa có nhiều những kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế,

chưa kịp quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phảo được đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh. Vì vậy, cần phải tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thong qua các cơ quan đơn vị, các đoàn thể chính quyền như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi…

Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho cán bộ và nhân dân tỏng khu vực với các chủ đề: rác thải và sức khỏe, vệ sinh môi trường sống…

Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại hộ gia đinh. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng.

Trang bị cho các khối, xóm, các nhóm hộ dân trong địa bàn 1 số thiết bị tuyên truyền như bộ loa tay, loa đài…để thông báo tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp thực hiện. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thông loa phóng thanh, phát các thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ sinh môi trường, nêu gương cá nhân tổ chức cũng như phê bình những đối tượng chưa thực hiện vấn đề bảo vệ môi trường.

Có các tấm panô, aphich và in các tờ rơi tuyên truyền về rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường.

Có chính sách giáo dục phù hợp đề tự người dân nhận rõ tác hại của RTSH, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

Khuyến khích các hộ dân thực hiện phân loại tại nhà, để riêng các loại rác khác nhau trước khi mang đi thu gom để công tác xử lý dể dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 86)