Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40)

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và khảo sát thực địa: Thông qua các cơ quan chuyên môn về môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí (Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh, phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Uông Bí,…) để thu thập các thông tin, số liệu về:

+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

+ Thực trạng quản lý, thu gom và vận chuyển, lưu giữ rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Uông Bí (tình hình thu gom, phương tiện thu gom vận chuyển, nhân lực thu gom, bãi tiếp nhận rác thải,...).

+ Các biện pháp xử lý rác thải hiện nay trên địa bàn thành phố Uông Bí + Các văn bản pháp luật và các quy ước của cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Thu thập các thông tin từ quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Uông Bí (tiến hành điều tra tại 03 khu đại diện cho 3 vùng kinh tế đặc trưng trên địa bàn thành phố Uông Bí).

+ Thiết kế phiếu điều tra để điều tra tại các hộ gia đình. Tổng số hộ gia đình của 3 phường

ng/phường là: N hộ = 11059 hộ

Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức: N1 = N/( 1 + N (e)2) Với mức sai số cho phép là e = 10% (sai số về lượng rác thải trong quá trình diều tra), tính được: N1 = 11059 / (1 + 11059 (0.1) 2) = 99 phiếu Với 99 phiếu chia cho 3 phường vậy mỗi phường ta sẽ điều tra 33 phiếu. Chia phiếu mẫu điều tra thành 3 nhóm hộ là: N1/3 hộ có thu nhập cao, N1/3 hộ có thu nhập trung bình và N1/3 hộ có thu nhập thấp.

Các phiếu điều tra được chia đồng đều cho n thôn/tổ dân phố của 3 xã/phường nghiên cứu điểm.

3.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

(Tại thành phố Uông Bí hiện nay có 9 phường và 2 xã. Ta chia làm 3 khu vực chính, mỗi khu vực chọn một phường làm nơi đại diện nghiên cứu).

- Phường Vàng Danh – khu vực 1: khu dân cư vùng công nghiệp khai thác than. - Phường Quang Trung – khu vực 2: khu dân cư đô thị trung tâm.

- Phường Phương Nam – khu vực 3: khu dân cư vùng nông nghiệp.

3.3.3. Phương pháp điều tra, đánh giá thực địa

- Phương pháp khảo sát thực địa.

Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến phố ở các thôn; các điểm tập kết rác, điểm trung chuyển rác, bãi rác… từ đó rút ra những nhận xét, kết luận. Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều tra được.

- Phương pháp điều tra theo phiếu điều tra

Tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn 03 phường đã lựa chọn.

3.3.4. Phương pháp cân rác và phân loại rác

- Phương pháp cân rác

Tại các hộ gia đình. theo dõi trong 3 tuần liên tục. Bằng phương pháp cân, đong, đo, đếm trực tiếp tại hộ.

Cân rác trực tiếp tại hộ gia đình, quá trình cân rác được diễn ra trong thời gian một tuần từ thứ 2 đến chủ nhật đầu năm, giữa năm và cuối năm. Tính trị số trung bình kg/người/ngày.

- Phương pháp phân loại rác

Tách phần hữu cơ và phi hữu cơ tại hộ bằng cân trực tiếp từng phân trên, sau đó tính ra (%).

- Tỷ lệ thu gom (%)

- Ý kiến đánh giá của người dân: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn người dân.

3.3.5. Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu thập được. Sử dụng các công cụ: các phần mềm văn phòng như Word, Ecxel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ UÔNG BÍ

4.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thành phố Uông Bí

Uông Bí là một thành phố trẻ nằm ở miền tây của tỉnh, có toạ độ từ 2058’ đến 2109’ vĩ độ bắc và từ 106041’ đến 106052’ kinh độ đông, cách Hà Nội 120km, cách thành phố Hạ Long 40km, bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử - Bảo Đài, tây giáp thị xã Đông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên nhỏ, nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc Thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Đá Bạc, đông nam giáp thị xã Quảng Yên, đông giáp huyện Hoành Bồ, ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.

của tỉnh Quảng Ninh trên trục đường quốc lộ 18A, Quốc lộ 10. Thành phố cách Hà Nội 120km, cách Thành phố Hải phòng 28km và cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh hơn 40km về phía Tây; có tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua, gần các cảng biển, cảng sông đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi chiến lược trong trục kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Vị trí địa lý nằm trên tọa độ 21o00’ vĩ độ Bắc và từ 106040’ đến 106052’ kinh độ Đông. Ranh giới giáp với các đơn vị hành chính như:

- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ 18km đường ranh giới. - Phía Tây giáp với thị xã Đông Triều hơn 20km.

- Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng 13km và thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh 12km đường ranh giới.

- Phía Bắc giáp với huyện Sơn Động – Bắc Giang với 15km đường ranh giới. Tổng diện tích tự nhiên thành phố 255,94km2, chiếm 4,3% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ninh. Dân số thành phố 174.627 người (2015), mật độ dân số trung bình 472 người/km2, thành phố gồm 9 phường và 2 xã.

Với vị trí địa lý và lợi thế đặc biệt quan trọng trên trục kinh tế Đông Bắc – Đồng bằng Sông Hồng với hành lang Quốc lộ 18A là khu vực phát triển kinh tế - sinh thái – du lịch. Thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng phát triển bền vững, quy hoạch các khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, các trang trại chăn nuôi thủy – hải sản quy mô vừa và lớn để cung cấp tại chỗ cho vùng công nghiệp, đô thị đang phát triển.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều – Móng Cái chạy dài theo hướng Tây – Đông. Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử, có đỉnh 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi; trũng ngập nước ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt bởi 8 lạch triều lớn từ sông Đá Bạc thuộc hệ thống sông Bạch Đằng. Theo đặc điểm địa hình Uông Bí có 2/3 diện tích là đất đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và được phân tách thành 3 vùng.

Vùng cao: Vùng núi cao của Thành phố có diện tích đất tự nhiên là

Thượng Yên Công, Vàng Danh và một phần Phương Đông, phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung và Trưng Vương). Đặc điểm chung của vùng với địa thế có núi cao, địa hình dốc, chia cắt mạnh bởi núi cao thuộc dãy núi Yên Tử .

Diện tích theo cấp độ dốc của vùng chiếm tỷ trọng như sau: Cấp II (90-150) chiếm 5,41% (1298 ha); Cấp III (160 - 250) chiếm 28,58% (6857 ha); Cấp IV (>250) chiếm 29,05% (6.969 ha).

Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Năm Mẫu đến Vàng Danh thuộc xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh có diện tích nhỏ, chiếm 1,20% .

Vùng thấp: Tập trung nhiều ở vùng ven sông Đá Bạc (phía Nam đường 18A) và còn có sự phân bố đến tận huyện Đông Triều. Tổng diện tích vùng ven sông 64,5km2, chiếm 26,9%.

% diện tích tự nhiên Thành phố, và có trên 1.000ha có khả năng nuôi trồng thủy sản và phân bố ở vùng ven sông Đá Bạc thuộc các xã, phường nằm phía Nam đường 18A như: Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương, Điền Công và Yên Thanh.

Vùng này có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng ven sông với độ dốc 0-80, cao trình đáy thuộc loại cao triều và đạt từ 1-5 m so với mặt nước biển. Toàn vùng có 8 hệ thống lạch triều lớn nhỏ xen kẽ với các kênh, rạch, ruộng trũng, sông cụt được phân bố theo hình chân chim chằng chịt, xu hướng các hệ thống lạch triều này hiện đang trong tình trạng ngày càng bị bồi lấp.

4.1.1.3. Nước mặt

Uông Bí có nguồn nước mặt rất phong phú do hệ thống sông, suối chảy từ

vùng núi cao xuống sông Đá Bạc. Các suối này thường chảy theo hướng vuông

góc với đường phương của các lớp đá. Các suối phân nhánh nhiều, bắt nguồn từ địa hình cao của dãy núi Bảo Đài có hướng chảy Bắc Nam và cắt qua địa tầng chứa than, về phía Nam các suối chảy vào sông Đá Bạc đổ ra biển.

Sông Đá Bạc chảy qua thành phố dài 12km, rộng trung bình 400m, tạo ra 8 lạch triều lớn nhỏ dọc theo hướng chính từ Bắc xuống Nam, chia cắt khu vực phía Nam, tiêu biểu là 2 lạch triều lớn được gọi là Sông Uông và Sông Sinh.

Thành phố có 1 hồ lớn là hồ Yên Trung (50ha) ,ngoài việc cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, hiện nay còn đang được đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

4.1.1.4. Nước ngầm

Kết quả bơm nước thí nghiệm cho thấy tỷ lưu lượng từ 0,006-0,007 l/sm. Độ pH của nước là 5,8 thuộc loại nước axit yếu. Tổng độ khoáng hoá M = 0,03 g/l. Nước thuộc dạng Clo – sunphat Natri – Kali.

Do đặc điểm của trầm tích phân nhịp, các lớp chứa nước và cách nước nằm xen kẽ nhau nên nước trong tầng mang tính áp lực. Tỷ lưu lượng trung bình 0,02l/sm. Hệ số thấm trung bình 0,0265m/ngđ. Mức độ phong phú nước của tầng không lớn. Nguồn cung cấp cho nước dưới dất chủ yếu là nước mưa. Trị số pH của nước là 6-8. Tổng độ khoáng hoá M = 0,04 – 0,33 g/l. Nước thuộc loại Bicacbonnat -Clonatri hoặc Bicacbonnat Natri –Canxi.

Trong phạm vi các lò khai thác, do chế độ tự nhiên của nước bị phá huỷ, sự oxy hoá các hợp chất sunfua nên chuyển thành nước nước Sunfat-Clo Natri hoặc Sun fat Natri. Nước thể hiện tính axit, độ pH = 4-5,5. Nước ảnh hưởng trực tiếp đến thiết bị khai thác, vật liệu chèn chống lò và trang bị bảo hộ lao động.

Nước trong đới ảnh hưởng của đứt gẫy: Kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy hoạt động kiến tạo trong khu mỏ xảy ra tương đối mạnh nên đặc điểm địa chất thuỷ văn của các đá trong phạm vi đứt gẫy cắt qua có những nét khác với đất đá ổn định như mức độ chứa nước phong phú hơn, hệ số thấm tăng lên. Động thái của nước cũng phụ thuộc vào đặc điểm khí tượng thuỷ văn, theo tài liệu khai thác của mỏ Vàng Danh khi lò đi vào đới huỷ hoại của F40 nước chảy ra nhiều đặc biệt vào mùa mưa, về mùa khô có giảm đi nhưng không tắt hẳn.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Đặc điểm dân số lao động

Uông Bí là một trong những khu vực đô thị tập trung dân cư lớn của tỉnh Quảng Ninh, dân số trung bình của toàn thành phố là 174.627 người (2015). Mật độ dân số Uông Bí là 681 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven Quốc lộ 18A với dân số nội thị là 166.804 người (gồm 9 phường: phương Đông, Phương Nam,Vàng Danh, Bắc Sơn, Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, Yên Thanh), chiếm 95,5% dân số toàn Thành phố. Trong khi đó dân số nông thôn là 7.823 người (2 xã) chỉ chiếm 4,5% dân số của thành phố.

Uông Bí là thành phố đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, đồng thời với quá trình đô thị hoá là sự phát triển mạnh của các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch. Đặc điểm của dịch vụ thương mại cũng chuyển từ dịch vụ thương mại nông thôn sang dịch vụ thương mại thành thị, một số chợ nông thôn chuyển thành chợ thị trấn.

Nguồn lao động thành phố tương đối dồi dào với khoảng 106 ngàn người trong độ tuổi lao động (năm 2015), chiếm 62,3% dân số Thành phố. Hiện nay, lượng lao động dư thừa của thành phố vẫn ở mức cao (khoảng 28% lao động trong độ tuổi). Một vấn đề khác cần quan tâm đó là tỷ lệ bán thất nghiệp, chủ yếu là trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Lao động trong khu vực này hiện thiếu việc làm từ 4 - 5 tháng trong năm. Nhìn chung, giữa các vùng của thành phố Uông Bí có mức thu nhập tương đối đồng đều. Khu vực nông nghiệp có mức thu nhập bằng khoảng 70% so với khu vực đô thị.

Bảng 4.1. Hiện trạng phân bố dân cư của thành phố Uông Bí năm 2015

TT Phường, xã Diện tích đất tự nhiên km2 Dân số thực tế

thường trú (người) 1 P. Vàng Danh 53,57 16152 2 P. Bắc Sơn 26,97 6480 3 P. Nam Khê 7,30 9808 4 P.Trưng Vương 3,4 8627 5 P. Quang Trung 13,34 21009 6 P. Thanh Sơn 9,1 15370 7 P. Yên Thanh 15,20 8593

8 X. Thượng Yên Công 66,67 5873

9 P. Phương Đông 24,37 13805

10 P. Phương Nam 20,5 13266

11 X. Điền Công 33,36 1950

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế của Uông Bí dựa chủ yếu vào khai thác than. Mỏ than Vàng Danh

được khai thác Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp từ thời thuộc địa. Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than được thành lập tại khu vực Uông Bí

và nằm trong tổng công ty than Uông Bí như Công ty than Hồng Thái, Công ty than Nam Mẫu, Đồng Vông...Sản lượng than khai thác liên tục tăng trưởng. Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của ngành điện miền Bắc XHCN. Từ tháng 5 năm 2002, đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW giai đoạn 1. Từ tháng 1 năm 2006, đã thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng để khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 với 1 tổ máy 330 MW nâng tổng công suất của nhà máy lên 740 MW…

Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 17,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.080 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố còn 1,1% dự kiến đến năm 2020 thành phố phấn đấu thực hiện còn dưới 0.45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt trên 416 tỷ đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 155, 8 kg. Diện tích 3.733 ha, năng suất lúa cả năm là 36,3 tạ/ha, với sản lượng là 1356 tấn.

Số lượng và quy mô đàn gia súc, gia cầm đều tăng nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, mặc dù đã có các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng việc triển khai còn chậm và chưa có hiệu quả.

Giá trị ngành công nghiệp của thành phố ngày một nâng cao,từ năm 2010 đến năm 2015 giá trị công nghiệp tăng 182% .Trong đó, giá trị ngành công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% trong cơ cấu ngành công nghiệp, 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp còn lại thuộc về công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, nước. Ngoài nhà máy nhiệt điện Uông Bí còn có một số cơ sở công nghiệp cơ khí, chế biến khoáng sản phục vụ cho việc khai thác mỏ và chế biến.

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 40)