Quản lý rácthải tại hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.1Quản lý rácthải tại hộ gia đình

4.3 Thực trạng công tác quản lý, xử lý rácthải sinh hoạt tại thành phố Uông

4.3.1Quản lý rácthải tại hộ gia đình

Công tác quản lý rác thải ở các hộ gia đình còn chưa phổ biến. Tất cả các hộ gia đình được điều tra đều có thùng chứa rác tại nhà tuy nhiên trong ba phường tiến hành khảo sát là phường Phương Nam, phường Vàng Danh và phường Quang Trung thì nhận thấy có sự khác nhau về cách thức quản lý RTSH. Tại phường Phương Nam tỉ lệ hộ gia đình có phân loại rác trước khi thu gom tập trung vào khoảng 60%, trong khi đó con số này là khoảng 30% ở phường Vàng Danh và ở phường Quang Trung rơi vào khoảng 10% có phân loại rác ở hộ gia đình. Chủ yếu các hộ dân phân loại rác theo mục đích sử dụng chứ chưa phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ.

Điều này có thể thể hiện phần nào mức độ quan tâm của người dân khu vực trong các vấn đề về rác thải.Ở khu vực đại diện cho nông thôn (phường Phương Nam) người dân quan tâm hơn so với khu vực công nghiệp (phường Vàng Danh) và khu vực đô thị trung tâm (phường Quang Trung). Ở vùng nông thôn, người dân thường phân loại rác theo nhiều tiêu chí khác nhau. Những hộ gia đình nào không chăn nuôi thì hộ phân loại RTSH thành hai loại là: rác bán được và rác không bán được, còn hộ nào có chăn nuôi thêm gia súc thì hộ phân loại kỹ hơn thành rác hữu cơ, vô cơ bán được và không bán được. Ở các khu vực kinh tế phát triển hơn như khu vực công nghiệp khai thác và khu đô thị trung tâm, người dân ít quan tâm hơn đến việc phân loại để tận thu rác thải mà chỉ đơn giản là tập kết vào thùng chứa rồi chuyển cho đơn vị chức năng đến thu gom.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 58)