Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1. Đặc điểm dân số lao động

Uông Bí là một trong những khu vực đô thị tập trung dân cư lớn của tỉnh Quảng Ninh, dân số trung bình của toàn thành phố là 174.627 người (2015). Mật độ dân số Uông Bí là 681 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven Quốc lộ 18A với dân số nội thị là 166.804 người (gồm 9 phường: phương Đông, Phương Nam,Vàng Danh, Bắc Sơn, Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, Yên Thanh), chiếm 95,5% dân số toàn Thành phố. Trong khi đó dân số nông thôn là 7.823 người (2 xã) chỉ chiếm 4,5% dân số của thành phố.

Uông Bí là thành phố đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, đồng thời với quá trình đô thị hoá là sự phát triển mạnh của các ngành dịch vụ, thương mại và du lịch. Đặc điểm của dịch vụ thương mại cũng chuyển từ dịch vụ thương mại nông thôn sang dịch vụ thương mại thành thị, một số chợ nông thôn chuyển thành chợ thị trấn.

Nguồn lao động thành phố tương đối dồi dào với khoảng 106 ngàn người trong độ tuổi lao động (năm 2015), chiếm 62,3% dân số Thành phố. Hiện nay, lượng lao động dư thừa của thành phố vẫn ở mức cao (khoảng 28% lao động trong độ tuổi). Một vấn đề khác cần quan tâm đó là tỷ lệ bán thất nghiệp, chủ yếu là trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Lao động trong khu vực này hiện thiếu việc làm từ 4 - 5 tháng trong năm. Nhìn chung, giữa các vùng của thành phố Uông Bí có mức thu nhập tương đối đồng đều. Khu vực nông nghiệp có mức thu nhập bằng khoảng 70% so với khu vực đô thị.

Bảng 4.1. Hiện trạng phân bố dân cư của thành phố Uông Bí năm 2015

TT Phường, xã Diện tích đất tự nhiên km2 Dân số thực tế

thường trú (người) 1 P. Vàng Danh 53,57 16152 2 P. Bắc Sơn 26,97 6480 3 P. Nam Khê 7,30 9808 4 P.Trưng Vương 3,4 8627 5 P. Quang Trung 13,34 21009 6 P. Thanh Sơn 9,1 15370 7 P. Yên Thanh 15,20 8593

8 X. Thượng Yên Công 66,67 5873

9 P. Phương Đông 24,37 13805

10 P. Phương Nam 20,5 13266

11 X. Điền Công 33,36 1950

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế của Uông Bí dựa chủ yếu vào khai thác than. Mỏ than Vàng Danh

được khai thác Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp từ thời thuộc địa. Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than được thành lập tại khu vực Uông Bí

và nằm trong tổng công ty than Uông Bí như Công ty than Hồng Thái, Công ty than Nam Mẫu, Đồng Vông...Sản lượng than khai thác liên tục tăng trưởng. Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của ngành điện miền Bắc XHCN. Từ tháng 5 năm 2002, đã khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW giai đoạn 1. Từ tháng 1 năm 2006, đã thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng để khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 với 1 tổ máy 330 MW nâng tổng công suất của nhà máy lên 740 MW…

Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 17,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.080 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố còn 1,1% dự kiến đến năm 2020 thành phố phấn đấu thực hiện còn dưới 0.45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt trên 416 tỷ đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 155, 8 kg. Diện tích 3.733 ha, năng suất lúa cả năm là 36,3 tạ/ha, với sản lượng là 1356 tấn.

Số lượng và quy mô đàn gia súc, gia cầm đều tăng nhưng thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, mặc dù đã có các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng việc triển khai còn chậm và chưa có hiệu quả.

Giá trị ngành công nghiệp của thành phố ngày một nâng cao,từ năm 2010 đến năm 2015 giá trị công nghiệp tăng 182% .Trong đó, giá trị ngành công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% trong cơ cấu ngành công nghiệp, 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp còn lại thuộc về công nghiệp chế biến và công nghiệp điện, nước. Ngoài nhà máy nhiệt điện Uông Bí còn có một số cơ sở công nghiệp cơ khí, chế biến khoáng sản phục vụ cho việc khai thác mỏ và chế biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)