Đánh giá hiệu quả và khó khăn trong công tác quản lý RTSH trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.4Đánh giá hiệu quả và khó khăn trong công tác quản lý RTSH trên địa

4.3 Thực trạng công tác quản lý, xử lý rácthải sinh hoạt tại thành phố Uông

4.3.4Đánh giá hiệu quả và khó khăn trong công tác quản lý RTSH trên địa

bàn thành phố Uông Bí

4.3.4.1. Trong công tác thu gom, vận chuyển

a. Hiệu quả

Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, nhất là tại các đô thị: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Cùng với sự phát triển trên thì công tác quản lý RTSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng trong thời gian qua cũng đã ngày càng được quan tâm và đã có những thay đổi tích cực, đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể.

Bảng 4.8. Lượng RTSH phát sinh và tỷ lệ thu gom tại các phường xã trên địa bàn từ 2013 đến 2015

Phường, xã Vùng

Lượng rác phát sinh

(tấn) Tỷ lệ thu gom (%)

2013 2014 2015 2013 2014 2015

P. Vàng Danh Công nghiệp 8,89 9,87 10,12 81 82 83

P. Bắc Sơn Trung tâm 6,47 7,12 7,48 83 87 92

P. Nam Khê Trung tâm 3,823 3,91 4,31 89 90 93

P.TrưngVương Trung tâm 6,473 7,65 7,79 82 85 91

P. Quang Trung Trung tâm 10,19 10,21 10,55 88 91 93

P. Thanh Sơn Trung tâm 7,12 7,65 7,89 89 89 92

P. Yên Thanh Trung tâm 7,64 8,11 8,25 84 88 93

X. Thượng Yên Công Công nghiệp 2,088 2,13 2,87 79 83 85

P. Phương Đông Nông nghiệp 5,13 5,27 5,69 80 81 84

X. Điền Công Nông nghiệp 1,84 2,11 2,39 76 80 85

Thành phố Uông Bí 65,14 69,54 73,26 82,91 85,36 88,7

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí (2015) Bảng (4.8) thể hiện lượng rác thải sinh hoạt và tỷ lệ thu gom tại các phường xã trên địa bàn từ năm 2013 đến năm 2015. Kết quả cho thấy lượng tỷ lệ thu gom tại các phường, xã cũng như trên toàn địa bàn thành phố tăng lên qua từng năm. Từ 82,91% năm 2013 lên đến 88,7% năm 2015, điều này cho thấy công tác quản lý, thu gom rác trên địa bàn đã phát huy tác dụng rõ rệt. Đến năm 2015, khi khu chôn lấp và nhà máy xử lý rác Khe Giang hoạt động ổn định cùng với các thay đổi trong công tác quản lý thì rác thải trên địa bàn đã gần như được thu gom triệt để, hiệu quả thu gom đạt gần 90%. Trong đó tăng lên nhiều ở các phường xã nằm trong khu vực trung tâm, nơi mà dễ dàng hơn cho công tác quản lý. Còn ở các khu vực công nghiệp khai thác trên rừng núi khó khăn thì hiệu quả có tăng nhưng chưa được nhiều. Tuy vậy, người dân trên địa bàn đã phần nào hài lòng với công tác quản lý rác thải hiện tại. Điều này được thấy rõ trong bảng (4.9).

Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng môi trường xung quanh môi trường xung quanh

Loại hộ Phường, xã % ý kiến dân cư về CLMT

Tốt Trung bình Chưa Tốt Hộ giàu Vàng Danh 50 30 20 Quang Trung 60 30 10 Phương Nam 80 20 0 Hộ khá giả Vàng Danh 80 20 0 Quang Trung 80 10 10 Phương Nam 70 30 0 Hộ nghèo Vàng Danh 100 0 0 Quang Trung 0 100 0 Phương Nam 50 50 0 Giá trị trung bình (X) 63,5 32 4,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Kết quả bảng trên cho thấy ý kiến của người dân về chất lượng môi trường xung quanh, trong đó có 63,5% số hộ thấy chất lượng môi trường là tốt, không có ảnh hưởng từ rác thải; 32% số hộ nhận định chất lượng môi trường là trung bình và 4,5% thấy chất lượng môi trường là kém. Hơn nữa, gần như tất cả các hộ được

tham gia điều tra đều cảm thấy hài lòng với công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.

Tỷ lệ thu gom rác thải đạt ở mức cao, công tác thu gom phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Rác thải sinh hoạt đã được tiến hành thu gom, đến từng hộ gia đình trong các ngõ, theo các tuyến đường đã được định sẵn. Rác trên các khu vực đường phố được quét dọn sạch sẽ, tăng mĩ quan đô thị.

b . Khó khăn

Năng lực thu gom của các tổ vệ sinh môi tường còn hạn chế do thiếu nhân lực, phương tiện làm việc lạc hậu cộng với mức lương thấp nên một số người chưa tận tâm với công việc.

Công tác thu gom còn một số hạn chế : vẫn còn 1 lượng rác không nhỏ chưa được thu gom triệt để, còn tồn đọng trên một số tuyến đường, một số hộ dân gây ô nhiễm môi trường.

Rác vẫn chưa được phân loại tại nguồn trước khi thu gom, điều này sẽ gây lãng phí tài nguyên và tăng lượng rác phải thu gom và kinh phí cho việc xử lý. Chưa quy hoạch toàn bộ điểm tập kết rác, một số điểm tập kết rác nằm ngay cạnh nhà dân, đưới lòng đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị. Tại một số hộ thuộc phường Vàng Danh, do các hộ dân này trên núi cao, điều kiện đi lại khó khăn nên công ty môi trường không tổ chức thu gom được. Các hộ này ở trên khu vực vùng núi nên rác thải thường tự xử lý, ném xuống núi hay tập kết trên núi rồi đốt, điều này cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hình 4.18. Tập kết rác bừa bãi đối với các hộ không có thu gom

Bên cạnh công tác thu gom hoạt động tốt thì nhiều người dân vẫn chưa hài lòng với công tác vận chuyển rác thải.Trong qua trình vận chuyển, nước rỉ rác chảy ra cũng như nhiều lúc còn làm vương vãi đất, rác gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân.

Công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường chưa sâu rộng dẫn đến ý thức người dân chưa cao,chưa có trách nhiệm BVMT khến cơ quan quản lý gặp khó khăn.

4.3.4.2. Trong công tác xử lý chất thải

a. Hiệu quả

Thực hiện đúng quy trình xử lý rác và chấp hành các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, đã xử lý đạt yêu cầu lượng rác tiếp nhận của Thành phố Uông Bí hàng ngày. Hoạt động từ năm 2014 đến hết năm 2015 khu chôn lấp và xử lý chất thải Khe Giang đã xử lý được gần 30.000 tấn rác thải, đáp ứng xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt của thành phố.Với lượng rác tiếp nhận như hiện tại là khoảng hơn 70 tấn rác/ngày thì vẫn có khả năng xử lý đảm bảo.

Theo đánh giá cảm quan, môi trường không khí tại khu vực bãi rác không bị ô nhiễm mùi nhiều, các loại ruồi, muỗi, sâu bọ…cũng tương đối ít. Địa điểm đặt bãi xử lý và chôn lấp nằm trên địa hình trũng, điều này giúp cho việc hạn chế

sự chảy tràn của nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Bãi xử lý và chôn lấp rác thải nằm khá xa trung tâm thành phố, nên phần nào giảm thiểu tác động đến khu vực sinh sống của người dân.

Cơ cấu tổ chức quản lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng qua phản ánh của người dân.

b. Khó khăn

Dù về cơ bản đã hoàn thành việc xử lý rác theo quy định tuy nhiên nhà máy và khu chôn lấp chất thải vẫn còn nhiều thiếu sót từ hệ thống nhân lực cũng như chưa xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong khi vận hành.

Tuyến đường vận chuyển rác từ khu 10 Thanh Sơn vào đến bãi rác Khe Giang là đường đất, đang bị xuống cấp, gặp rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển rác.

Có 14 hộ dân xóm Khe Giang xã Thượng Yên Công nằm trong phạm vi bán kính 500m ảnh hưởng về môi trường từ khu vực xử lý rác phải di dời theo quy định tại quy chuẩn Việt Nam 07:2010/BXD quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; đến nay chưa có phương án di dời hoặc hỗ trợ, đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khu xử lý rác.

• Đối với bãi chôn lấp chất thải:

Công ty chưa triển khai việc dùng lưới bao quanh nhà xưởng tập kết rác và lắp đặt camera tại các khu vực vận hành để kết nối về UBND thành phố theo dõi và giám sát.

Công tác xử lý nước rỉ rác còn yếu kém, hệ thống xử lý chưa xây dựng hoàn chỉnh, dẫn đến việc vận hành khu xử lý còn thủ công, tạm bợ khiến cho hiệu quả xử lý nước rỉ rác không đạt yêu cầu theo Quy chuẩn quy định. Theo kết quả phân tích chất lượng nước đầu ra vào tháng 1 và tháng 6 năm 2016 của bãi rác Khe Giang so với quy chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT thì nước đầu ra không đảm bảo. Hàm lượng dinh dưỡng cao gấp hơn 20 lần so với quy chuẩn, hàm lượng vi khuẩn trong nước, tổng N, P cũng cao hơn nhiều so với quy chuẩn.

Hình 4.19. Thu và xử lý nước rỉ rác tại bãi rác

• Đối với khu vực nhà máy xử lý chất thải rắn:

Lượng công nhân thực hiện việc phân loại rác còn ít hàng ngày là 6 người có ngày chỉ còn 3 người.

Chưa thực hiện việc ban hành quy trình cụ thể riêng của Công ty hướng dẫn về pha chế, sử dụng cho từng chủng loại vi sinh phun thủ công và vi sinh phun tự động theo nội dung yêu cầu của liên ngành UBND thành phố tại biên bản lập ngày 1/4/2016. Do vậy mùi phát sinh làm ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh, đặc biệt vào thời điểm nhận rác mùi theo hướng gió trong khoảng 10 đến 15 phút gây khó chịu cho người dân xóm Khe Giang.

Ruồi, mùi tại khu vực nhà máy còn phát sinh đặc biệt là khu vực tiếp nhận mùn để vận chuyển đi chôn lấp.

Xe vận chuyển mùn rác từ nhà máy về bãi chôn lấp chở quá đầy, vượt thùng xe, có thời điểm gây rơi vãi ra đường gây ảnh hưởng đến môi trường.

Việc công ty sử dụng công nhân dùng cây móc sắt để chọc và gẩy tơi rác bằng biện pháp thủ công để cháy nhanh rác trong lò, hiệu quả đốt chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 82)