Quy trình công nghệ SERAPHIN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phố Uông Bí là một trong những đô thị phát triển mạnh của tỉnh Quảng Ninh, đi đôi với sự phát triển ấy là hệ lụy về rác thải sinh hoạt lớn.Tuy nhiên thành phố đã chú trọng tới công tác quản lý, xử lý chất thải và thực hiện có hiệu quả rõ rệt.

2. Thành phố đã ban hành các văn bản pháp luật kịp thời để thực hiện hiện quản lý rác thải sinh hoạt. Công tác này đã thật sự có hiệu quả, nâng cao ý thức của các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tham gia vệ sinh môi trường. Theo đánh giá của người dân về chất lượng môi trường xung quanh thì có 63.5% số hộ thấy chất lượng môi trường là tốt, không có ảnh hưởng từ rác thải sinh hoạt Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như: chế độ, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để, công tác tuyên truyền, xã hội hóa...

3. Theo số liệu điều tra. Thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt ở các địa phương khác nhau cho số liệu rất khác nhau, cụ thể ở 3 phường như sau: Tại khu vực phường Phương Nam tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt là 0,46 kg/người/ngày, hữu cơ chiếm 59,12% trong khi đó tại phường Quang Trung là 0,67 kg/người/ngày, hữu cơ chiếm 64,86% và tại phường Vàng Danh là 0,64 kg/người/ngày, hữu cơ chiếm 68,35%. Có sự chênh lệch về khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt giữa 3 phường do điều kiện kinh tế và mức sống người dân khác nhau.

4. Lượng rác thải sinh hoạt trên đia bàn thành phố Uông Bí năm 2015 là 73,261 tấn. Thành phố quản lý thành nhiều tuyến thu gom vận chuyển với tỷ lệ thu gom đạt cao, xử lý tại khu chôn lấp và xử lý chất thải Khe Giang, xã Thượng Yên Công theo phương thức chính là chôn lấp hợp vệ sinh và đốt. Hiện tại bãi rác hoạt động với công suất xử lý khoảng 70 tấn rác/ngày đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn và dự kiến sẽ là khu liên hiệp xử lý của 3 địa phương Uông Bí, Đông Triều và Quảng Yên. Tuy nhiên công tác xử lý vẫn còn nhiều thiếu sót trong khâu vẫn chuyển cũng như xử lý nước rỉ rác.

- Giải pháp quản lý: hoàn thiện thể chế, chính sách trong quản lý môi trường, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kếu gọi đầu tư…

- Giải pháp công nghệ: hoàn thiện các yếu kém, sai sót trong công tác xây dựng và vận hành khu xử lý: hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lý nước rỉ rác; và đầu tư áp dụng các kĩ thuật xử lý tiên tiến, hiệu quả hơn như xử lý bằng biện pháp sinh học.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động thu gom, vận chuyển và quản lý RTSH trên toàn địa bàn thành phố, cần có sự thống nhất, phối hợp trong hệ thống quản lý hành chính.

2. Tăng chi phí đầu tư và nhân lực cho các công trình nghiên cứu các biện

pháp xử lý nguồn ô nhiễm.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về

giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, nên có chế độ khen thưởng cũng như xử phạt nghiêm đối với các hoạt động môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo môi trường quốc gia 2011 “Chất thải rắn”.

2. Chính phủ - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09-04-2007 về Quản lý chất thải rắn.

3. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2015). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2015. NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Đặng Kim Cơ (2004). Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Lê Huy Bá, Môi trường và cuộc sống, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh, 2004

6. Lê Văn Khoa (2004). Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Văn Nhương (2000). Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước mã 02-04, “Nghiên cứu quy trình xử lý phế thải rắn bằng công nghệ sinh học”.

8. Nguyễn Đình Mạnh và Cao Văn Tuyên (2007). Bài giảng xử lý chất thải rắn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Kim Thái (2009). Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.

10. Nguyễn Xuân Nguyên (2004). Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật và sản xuất phân bón. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Nguyên và Trần Quang Huy (2004). Công nghệ xử lý rác và chất thải rắn. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Thành (2004). Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Thành (2004). giáo trình Vi sinh vật học nông nghiệp. NXB Sư phạm, Hà Nội.

14. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh (2015). Báo cáo Công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Ninh (2015). Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

16. Trần Thị Mỹ Diệu và Nguyễn Trung Việt (2007). Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

17. Trịnh Quang Huy (2015). Bài giảng “Giới thiệu về chất thải nguy hại".

18. Trung tâm Thông tin KH & CN Quốc gia, Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam.

19. UBND thành phố Uông Bí (2015). Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại khu xử lý, chôn lấp chất thải rắn Khe Giang xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. 20. UBND thành phố Uông Bí (2013), Báo cáo thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và

đề xuất kế hoạch tổng thể về xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Uông Bí.

21. UBND thành phố Uông Bí – mục tiêu phát triển của thành phố năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

22. UBND tỉnh Quảng Ninh (2007), Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

PHỤ LỤC

( Một số hình ảnh về vấn đề quản lý và xử lý rác tại TP Uông Bí )

Đường từ khu 8 Thanh Sơn vào khu xử lý rác đi lại khó khăn

Công nhân phân loại rác tại nhà máy xử lý rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)