Khối lượng và thành phần rácthải sinh hoạt phát sinh tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2 Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố

4.2.2 Khối lượng và thành phần rácthải sinh hoạt phát sinh tại thành phố

Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh

trung chủ yếu nghiên cứu rác thải phát sinh ở hộ gia đình. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình được tiến hành đo đạc trực tiếp. Các số liệu về rác thải sinh hoạt phát sinh tại các bệnh viện, cơ quan trường học, chợ và các tụ điểm công cộng được cung cấp bởi Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí.

4.2.2.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Uông Bí

Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Uông Bí theo thống kê của Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Uông Bí được trình bày dưới Bảng (4.3).

Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí từ 2013 đến 2015 Tháng Năm 2013 (tấn/ngày) Năm 2014 (tấn/ngày) Năm 2015 (tấn/ngày) 1 66,176 67,586 71,681 2 67,025 68,994 74,314 3 67,247 70,126 74,955 4 66,598 70,485 73,298 5 65,992 69,821 73,466 6 66,112 69,165 72,882 7 66,542 70,06 73,154 8 65,168 69,012 72,319 9 66,964 69,541 72,583 10 66,035 69,685 73,224 11 65,235 68,235 73,347 12 66,446 69,125 72,596 Trung bình 65,144 69,541 73,261

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trinh đô thị Uông Bí (2015) Qua thống kê cho thấy, lượng RTSH bình quân của thành phố Uông Bí có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2013, lượng rác thải bình quân là hơn 65 tấn/ngày thì tới năm 2015 đã tăng lên tới trên 73 tấn/ngày. Riêng trong từng năm thì lượng rác bình quân tháng không có khác nhau đáng kể. Lớn nhất hầu như vào các tháng 2, tháng 3 và tháng 4 ở cả 3 năm 2013, 2014 và 2015. Đây là khoảng thời gian mùa đông, xuân thời tiết lạnh, người dân thường sử dụng thêm bếp than để tiết kiệm và thời gian này cũng là khoảng thời gian tết nguyên đán cùng vô số các lễ hội lớn nên nhu cầu trao đổi, tiêu dùng của người dân cũng cao. Điều này khiến cho lượng RTSH phát sinh cũng tăng theo.

Bảng 4.4. Khối lượng RTSH trên địa bàn thành phố Uông Bí theo phân theo các nguồn thải Nguồn gốc phát sinh Thành phần Tỷ lệ (%) Khối lượng (Tấn /ngày)

RTSH từ hộ gia đình Rau quả, củ thừa và hư hỏng, thực phẩm, giấy, nhựa, gỗ, thủy tinh, chất dẻo 77,12 56,341 Rác thải từ các chợ, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Rau, củ, quả thừa, hư hỏng, thực phẩm

hỏng, nilon... 10,95 8,17

Rác thải từ bệnh viện Bông băng, kim tiêm…. 2,14 1,57

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty và nơi công cộng

Giấy vụn, bút,cành cây ...

4,31 3,16

Các loại rác khác… 5,48 4,02

Tổng 100 73,261

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường và công trinh đô thị Uông Bí (2015) Kết quả Bảng 4.4 cho thấy, rác từ khu dân cư chủ yếu là phát sinh ở các hộ gia đình (chiếm 77,12%). Theo số liệu thống kê, thành phố Uông Bí bao gồm 11 phường xã, dân số toàn thành phố là 120.933 người, do đó rác thải từ nguồn này tương đối lớn. Thành phố Uông Bí cũng là trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, với hơn 50% số phường xã nằm ở khu vực trung tâm đông đúc, tập trung nhiều các chợ và cơ sở sản xuất, kinh doanh do đó đây cũng là các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tương đối lớn (chiếm 10,95 %). Các nguồn còn lại chiềm khối lượng nhỏ, không đáng kể so với tổng lượng rác thải thành phố.

4.2.2.2. Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư

Do nhu cầu sinh hoạt của mỗi người khác nhau cũng như do các tiêu chí (đặc thù nghề ngiệp, thu nhập, trình độ...) khác nhau nên lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình luôn khác nhau và có sự biến động. Vì vậy, để có thể ước tính được lượng RTSH phát sinh trong một ngày chúng ta phải tiến hành cân rác tại các hộ gia đình trên toàn địa bàn TP Uông Bí. Nhưng do thời gian thực hiện khóa luận có hạn nên chỉ tiến hành điều tra tại 3 phường, bao gồm:

- Phường Quang Trung (đại diện cho khu dân cư vùng trung tâm, dân số 21009 người). Đây là trung tâm của thành phố với nhiều cơ quan nhà nước, trường học đồng thời là nơi tập trung của các chợ lớn và cơ sở kinh doanh.

- Phường Vàng Danh (đại diện cho khu dân cư vùng công nghiệp, dân số 16152 người). Là vùng trọng điểm cho ngành công nghiệp khai thác than của thành phố cũng như của tỉnh Quảng Ninh, nơi đây có số dân lớn thứ hai của thành phố với hơn 16 nghìn người.

- Phường Phương Nam (đại diện cho khu dân cư vùng nông nghiệp, dân sô 13266 người). Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của địa phương, đa dạng các ngành nghề như trồng lúa, hoa màu, trồng và khai thác đánh bắt thủy hải sản trên diện tích rộng.

Theo kết quả tính toán để đảm bảo tính đại diện, mỗi phường lấy ngẫu nhiên 33 phiếu, phân bố số phiếu đồng đều đồng thời phân rõ ra 3 tiêu chí hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo trên địa bàn 3 phường nghiên cứu (đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu). Lượng chất thải phát sinh được tiến hành bằng phương pháp khối lượng (cân trực tiếp).

Hình (4.3) thể hiện biến động về tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt của 3 phường được nghiên cứu.

Hình 4.3. Hệ số phát sinh rác thải theo từng phường

Theo hình (4.3) Tỷ lệ phát sinh CTR tại các khu vực khảo sát đều có sự biến động lớn. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các phường Phương Nam, Vàng Danh và Quang Trung lần lượt dao động trong khoảng 0,25-0,67 kg/người/ngày

(trung bình 0,46), 0,29-0,80 kg/người/ngày (trung bình 0,64), 0,33- 0,90kg/người/ngày (trung bình 0,67). Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ phát sinh CTR giữa các khu vực nghiên cứu. Cụ thể, phường Phương Nam (đại diện cho khu vực nông nghiệp) có tỷ lệ phát sinh CTR nhỏ hơn so với 2 phường còn lại và không có sự khác biệt về tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt giữa 2 phường Vàng Danh (đại diện cho khu vực công nghiệp) và phường Quang Trung (đại diện cho khu vực trung tâm thành phố). Nguyên nhân về sự khác biệt này có thể đến từ phương thức quản lý rác thải tại các hộ gia đình trong mỗi khu vực. Tại khu vực nông thôn CTR hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ rau củ...có thể được đem tận dụng cho chăn nuôi tại hộ gia đình, qua đó làm giảm lượng rác thải. Lượng CTR phát sinh tính trên người theo ngày là không có sự khác nhau đáng kể ở các phường nằm trong khu trung tâm và các phường có hoạt động công nghiệp chủ yếu (0.64 kg/người/ngày đối với khu vực công nghiệp và 0.67 kg/người/ngày đối với khu vực trung tâm) và cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn (phát sinh trung bình 0.46 kg/người/ngày). Điều này có liên quan đến mật độ dân cư cũng như mức độ giàu nghèo. Ở các khu vực công nghiệp phát triển và khu trung tâm dân cứ tập trung đông đúc với mật độ cao. Dân cư ở khu vực này có thu nhập ổn định, sống nhờ vào việc buôn bán tại các chợ và các loại hình dịch vụ, công nghiệp. Dân số các khu vực này đa phần là dân số trẻ việc tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm, và các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt gia đình lớn do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày cao hơn nhiều so với các khu vực tập trung ít dân cư như các khu vực sản xuất nông nghiệp.

Từ tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tại 3 phường nghiên cứu ta có thể tính được tỷ lệ phát sinh chất thải rắn trung bình của thành phố là 0,55 (kg/người/ngày). Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011 thì chất tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 1kg/người/ngày (2011), vì vậy với tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong phường như trên vẫn thấp hơn so với giá trị bình quân tại các đô thị nước ta. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Uông Bí cũng thấp hơn so với tỷ lệ phát sinh của thành phố loại 2 (0,72 kg/người/ngày).

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng thu nhập của hộ gia đình cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ phát sinh rác thải. Sự biến động về tỷ lệ phát sinh rác thải tại 3 nhóm hộ Giàu – Trung Bình – Nghèo (phân chia theo tiêu chí đánh giá của thành phố Uông Bí) tại các phường được thể hiện qua hình (4.4),( 4.5),( 4.6). Số liệu đo

đạc được tại từng phường đều cho kết quả tương đồng khi nhận thấy tỷ lệ phát sinh CTR tại hộ nghèo đều ở mức thấp, trong khi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ giàu và trung bình. Xét về tổng thể cả 3 phường nghiên cứu,các hộ thuộc nhóm hộ nghèo có tỷ lệ phát sinh rác thải trung bình là 0,28 kg/người/ngày, thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm hộ giàu và trung bình (tỷ lệ phát thải trung bình lần lượt là 0,64 và 0,61 kg/người/ngày), (hình 4.7).

Hình 4.4. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Phương Nam phường Phương Nam

Hình 4.5. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Quang Trung phường Quang Trung

Hình 4.6. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại phường Vàng Danh phường Vàng Danh

Hình 4.7. Tỷ lệ phát sinh rác thải tại cả 3 phường nghiên cứu phường nghiên cứu

4.2.2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư

Khi tiến hành điều tra tìm hiểu khối lượng RTSH của các hộ gia định trong khu vực nghiên cứu thì chúng tôi tiến hành phân loại rác thành 2 phần là hữu cơ và vô cơ. Kết quả sơ bộ thành phần RTSH trên địa bàn thành phố như sau:

Bảng 4.5. Thành phần rác thải sinh hoạt tại 3 phương điều tra Thành phần RTSH Đặc tính Thành phần RTSH Đặc tính Tỷ lệ (%) Vàng Danh (n=33) Quang Trung (n=33) Phương Nam (n=33)

1.Rác thải hữu cơ - 68,35 64,86 59,12

Thức ăn, thực phẩm

thừa Dễ phân hủy sinh học 63,21 60,77 53,4

Giấy, bìa Dễ phân hủy sinh học, có

khả năng tái chế 1,94 0,7 1,01

Giẻ rác, vải vụn Khó phân hủy sinh học,

nhiệt trị cao 1,02 1,45 3,51

Chai lọ nhựa, túi nilon, chất dẻo

Khó phân hủy sinh học, có khả năng tái sử dụng và tái chế

2,18 2,01 1,2

2. Rác thải vô cơ - 31,65 35,14 40,88

Kim loại Có khả năng tái sử dụng,

tái chế 8,15 11,23 10,12

Thủy tinh, sành sứ Có khả năng tái chế 7,8 11,86 10,89

Vật liệu xây dựng Không có khả năng tái

chế 15,7 12,05 19,87

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Thành phần rác thải sinh hoạt vô cùng đa dạng phụ thuộc vào tính chất của các nguồn phát sinh. RTSH tại thành phố Uông Bí chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình, các chợ, bệnh viện, trường học, cơ quan và rác trên các tuyến phố.Trong đó rác thải ở các hộ gia đình chiếm chủ yếu với trên 60% về tỷ lệ với thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ như các loại rau củ, hoa quả thừa, gỗ, thủy tinh và chất dẻo. Với thành phần hữu cơ dễ phân hủy cao như vậy thì ta có thể tận dụng chế biến phân vi sinh sẽ mang lại hiệu quả lớn về mặt môi trường cũng như kinh tế.

Những loại rác thải vô cơ tái sử dụng như các loại phế phẩm nhựa, kim loại cũ hỏng, chai lọ thủy tinh và giấy có thể tận dụng để bán cho những cơ sở thu gom phế liệu để tái chế tạo ra sản phẩm mới.

Đặc biệt ở các khu vực khác nhau thì lượng rác thải cũng có sự khác nhau rõ rệt. Điều tra 3 phường đại diện cho 3 khu vực là phường Vàng Danh (đại diện cho khu vực có hoạt động công nghiệp), phường Quang Trung (đại diện cho khu trung tâm) và phường Phương Nam (đại diện cho khu vực nông nghiệp) thì thấy thành phần rác thải là tương đồng tuy nhiên tỉ lệ của chúng thì khác nhau.

Rác thải hữu cơ phát sinh ở phường Vàng Danh đạt tỉ lệ cao nhất (68,35%). Trong đó chủ yếu là thức ăn, thực phẩm thừa chiếm đến 63,21%. Còn lại các loại rác như giầy, bìa; giẻ rác, vải vụn; chai lọ nhựa, nilon…chỉ chiếm một lượng khoảng 5%. Rác thải vô cơ có tỉ lệ thấp nhất ở 3 khu vực với thành phần lớn nhất là vật liệu xây dựng với 15,7%; ít hơn là kim loại và thủy tinh. Phường Vàng Danh nằm trong khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển nên thải ra một lượng lớn rác thải là vật liệu xây dựng, chiếm thành phần chủ yêu trong rác thải vô cơ trên địa bàn.

Phường Phương Nam (đại diện cho khu vực hoạt động nông nghiệp) là phường có tỉ lệ rác thải hữu cơ thấp nhất và vô cơ cao nhất trong 3 phường.Nằm trong khu vực nông thôn, người dân có thêm các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nên RTSH có khác. Rác thải hữu cơ dễ hân hủy như rau cỏ, thức ăn thừa được người dân tận dụng để làm thức ăn cho gia súc phục vụ chăn nuôi làm thành phần rác hữu cơ giảm đi đáng kể. Tuy thành phần hữu cơ vẫn là cao nhất nhưng so với 2 khu vực kia thì thấp hơn nhiều. Rác thải vô cơ chiếm nhiều nhất là vật liệu xây dựng, trong quá trình hiện đại hóa nông thôn các công trình xây dựng, nhà cửa xây mới tăng mạnh khiến cho rác thải xây dựng chiếm tỉ lệ lớn. Các thành phần còn lại như kim loại, thủy tinh sành sứ sấp xỉ nhau.

Phường Quang Trung có lượng rác thải nằm ở mức giữa của 2 khu vực.Nằm ở khu vực trung tâm, dân số lớn nên rác thải hữu cơ từ sinh hoạt người dân cũng đạt mức cao (chiếm hơn 60%).Rác thải vô cơ cũng có 3 thành phần chủ yếu với tỉ lệ không chênh lệch nhiều, ổn định.

Nhìn chung tổng lượng RTSH tại thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh trong mỗi ngày là rất lớn, nguồn rác phát sinh chủ yếu là chợ và hộ gia đình. Tùy thuộc vào khu vực, mức sống của người dân mà lượng rác thải tăng giảm về khối lượng cũng như thành phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)