Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 30 - 37)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.3. Sự thống nhất của phương pháp lôgi c lịch sử trong phép biện chứng

1.3.2. Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử

Sự thống nhất giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thể hiện ở những điểm sau:

Phương pháp lôgic cũng là phương pháp lịch sử nhưng thoát khỏi những hình thức lịch sử, thì đến lượt mình, phương pháp lịch sử phải bao hàm trong mình yếu tố phương pháp nghiên cứu lôgic. Cả hai phương pháp đều hàm chứa tính thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử, mặc dù ở những cấp độ khác nhau, khiến cho không có phương pháp lịch sử thuần túy, cũng như không có phương pháp lôgic thuần túy. Theo phép biện chứng duy vật giữa hai phương pháp này không có một sự khác biệt tuyệt đối nào, mà sự khác biệt chỉ là tương đối, có điều kiện. Nếu thiếu cái lôgic thì phương pháp lịch sử là mù quáng, còn nếu không nghiên cứu lịch sử hiện thực, phương pháp lôgic sẽ mất đối tượng. Có thể nói đó là hai quá trình khác nhau trong việc áp dụng phương pháp thống nhất của lôgic biện chứng trong nghiên cứu khách thể. Thậm chí theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng phương pháp lịch sử của sự nghiên cứu là sự ứng dụng riêng của phương pháp lôgic đối với tài liệu lịch sử cụ thể.

Trong phương pháp lịch sử, cái lôgic giữ vai trò là yếu tố tòng thuộc của cái lịch sử, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử không sa đà vào các tiểu tiết ngẫu nhiên, không chệch hướng khi lần tìm sợi dây tất yếu liên kết các sự biến lịch sử. Còn đối với phương pháp lôgic, mặc dù cái lôgic là yếu tố chi phối nhưng điều đó không có nghĩa là nó được quyền rút ra một cách tư biện khái niệm này từ khái niệm khác. Sự phân tích lôgic chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các tài liệu lịch sử, tuân thủ quy luật của lịch sử, các bước triển khai phải ăn khớp với tiến trình khách quan của lịch sử.

Lịch sử của sự vật biểu hiện dưới dạng một chuỗi sự kiện cụ thể không trùng lặp. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự kiện nào cũng bị tan biến trong lịch sử, không để lại dấu tích gì. Chỉ có một số trong đó được duy trì để rồi phát triển thành cái phổ biến tất yếu ở giai đoạn lịch sử tiếp theo.

Đặc điểm của lịch sử là tính liên tục của các sự biến trong thời gian, với tất cả những hình thái ngẫu nhiên, lịch sử, đa dạng, nhiều vẻ với những bước nhảy vọt và cả những bước quanh co, thụt lùi. Phương pháp lịch sử của nhận thức đòi hỏi phải phản ánh lịch sử đó trong tính đa dạng các hình thái lịch sử của nó bằng cách theo dõi các bước phát triển hiện thực. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic không bám sát các diễn biến lịch sử của khách thể để khám phá ra bản chất, quy luật ẩn tàng đằng sau các sự biến lịch sử và thể hiện trong lôgic của khái niệm.

Có quan điểm cho rằng phương pháp lôgic vạch ra sự vận động khách thể chủ yếu trong không gian. Theo “đường nằm ngang”, đó là khía cạnh đồng đại của sự tiếp cận đối với khách thể. Còn phương pháp lịch sử chỉ ra sự vận động của khách thể theo “đường thẳng đứng”, đem lại lát cắt lịch sử của sự vận động khách thể. Tuy nhiên sự phân chia như vậy giữa lịch sử và lôgic không thể coi là hoàn toàn chính xác.

Nếu hòa tan hoàn toàn phương pháp này vào phương pháp khác sẽ sai lầm. Những phương pháp này dù xuyên thẩm vào nhau, bổ sung cho nhau, nhưng mỗi phương pháp có ý nghĩa độc lập tương đối và được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của khoa học. Phương pháp lôgic có một số ưu thế so với phương pháp lịch sử, vì vậy Mác đã đưa ra một mệnh đề nổi tiếng “Giải phẫu học về con người là chìa khóa cho giải phẫu học về con khỉ”. Công thức này có nghĩa: một là, lý luận thật sự khoa học về khách thể được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của nó dưới dạng tương đối chín muồi; hai là, tri thức về trạng thái chín muồi hiện nay của khách thể là phương tiện để nhận thức những mặt nhất định của trạng thái quá khứ của nó trong sự vận động lịch sử từ quá khứ đến hiện tại. Giải phẫu cái hiện tại

hay giải phẫu cái phát triển, trạng thái cao của khách thể là chìa khóa để nhận thức cái quá khứ hay cái chưa phát triển trạng thái thấp của nó.

Sự phân tích lôgic cái hiện tại đã phát triển là cơ sở để nhận thức cái quá khứ kém phát triển hơn. Do đó, C.Mác đã thiên về vận dụng phương pháp lôgic vào nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng không phải ngẫu nhiên mà C.Mác chọn nước Anh làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp.

Bản thân phương pháp lôgic phải bao hàm nguyên tắc thống nhất của lôgic và lịch sử. Phương pháp lôgic được hiểu là phương pháp lịch sử đã thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn. Phương pháp lôgic không có nghĩa là rút một cách tự biện khái niệm này từ khái niệm khác. Nó dựa trên sự phản ánh khách thể, nhưng chỉ trong những yếu tố tất yếu của sự phát triển mà không nhất thiết theo dõi mối liên hệ tạm thời của những yếu tố đó như nó biểu diễn trên bề mặt.

Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu coi trình tự lôgic của các phạm trù như là sự phù hợp dập khuôn, trực tiếp với trình tự lịch sử hiện thực. Trật tự lôgic của các phạm trù phụ thuộc vào vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể. C.Mác đã phê phán quan điểm đó. Mác viết: “Sắp xếp các phạm trù kinh tế theo cái trình tự mà chúng đóng vai trò quyết định trong lịch sử, là một điều không thể được và sai lầm. Ngược lại, cái trình tự của phạm trù được quyết định bởi mối quan hệ qua lại của chúng ở trong xã hội tư bản hiện đại, hơn nữa mối quan hệ đó chính là ngược lại với cái trình tự dường như phù hợp với cái trình tự của sự phát triển lịch sử” [34. tr.58].

Như vậy theo Mác, khi nghiên cứu sự phát triển của khách thể nằm trên mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nó, không nên nắm các yếu tố đang tác động qua lại trong kết cấu của nó theo cái trình tự mà chúng đã xuất hiện

trong tiến trình lịch sử phát sinh, hình thành của khách thể như thế nào, mà cần phải xuất phát từ chỗ là những yếu tố ấy chiếm vị trí như thế nào trong sự vận động và phát triển trên giai đoạn hiện tại của khách thể.

Hình thức lôgic phải được bổ sung bằng phương pháp lịch sử. Muốn hiểu được bản chất, quy luật của khách thể thì phải hiểu được lịch sử của nó; ngược lại, nắm được bản chất và quy luật của khách thể mới nhận thức thấu đáo lịch sử của nó. Nhận thức lý luận nhất thiết phải vận dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử theo cách bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, vào những vấn đề cụ thể nảy sinh trong quá trình nghiên cứu.

Nếu chỉ dựa riêng vào phương pháp lôgic là phương pháp hướng vào phân tích trạng thái chín muồi của đối tượng thì không đủ. Cần phải kết hợp nó với nguyên tắc lịch sử và lịch sử cụ thể. Theo đó, khách thể cần được hiểu như một hệ thống các định vận động và phát triển tự thân.

Dưới ánh sáng của nguyên tắc lịch sử cụ thể, lịch sử không còn là một chuỗi các sự kiện liên hệ với nhau trên phương diện thời gian; trái lại, lịch sử được quan niệm hoàn toàn cụ thể, là sự phát triển hiện thực của một sự vật nhất định; không có lịch sử phi cụ thể, lịch sử nói chung, thuần túy.

Sự phối hợp giữa phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử thực chất là sự triển khai, sự cụ thể hóa yêu cầu của nguyên tắc lịch sử vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong của nó. Cách tiếp cận lịch sử trong nhận thức lý luận không loại trừ cái lôgic, mà trái lại, biến cái lôgic thành phương tiện biểu đạt cái lịch sử.

Mục tiêu chung của hai phương pháp đều nhằm tái hiện quy luật lịch sử của khách thể nghiên cứu. Mỗi phương pháp thực thi công việc đó theo cách của riêng mình. Bởi vậy, sự thống nhất của chúng không loại trừ, mà mang

tính độc lập tương đối trong quan hệ với nhau. Kết hợp thống nhất hai phương pháp nêu trên trong nghiên cứu khách thể là điều tất yếu.

Tóm lại, tính lịch sử trước hết là tính lịch sử của sự tái sinh, sự hoạt động chứ không phải là trình tự niên đại của sự phát sinh, sự hình thành, cái lôgic biểu hiện như là sự phản ánh được sửa chữa cái lịch sử, sự sửa chữa này có nghĩa là sự nhận thức sâu sắc hơn bản thân lịch sử. Vì vậy xét đến cùng lôgic là phù hợp với lịch sử, mặc dù chỉ là trong những kết quả chung.

Phải có sự kết hợp phương pháp lôgic - lịch sử để lôgic không mang tính suy diễn, ngụy biện, lịch sử không phải là liệt kê. Tri thức về bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn phát triển chín muồi cho phép hiểu tốt hơn lịch sử của nó, nhưng mặt khác, tri thức về lịch sử sinh thành lại cho phép hiểu tốt hơn trạng thái hiện tại của nó và những khuynh hướng phát triển tiếp theo của nó. Ở đây hình như có trạng thái luẩn quẩn: để hiểu lịch sử sự vật cần phải hiểu bản chất của nó, còn muốn hiểu bản chất cần phải hiểu lịch sử của nó. Lối thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là phân tích sự vật ở giai đoạn chín muồi, dưới hình thức kinh điển của sự phát triển của nó. Bởi vì lịch sử của sự vật được tích lũy, được “thu lại” trong bản chất của nó, chính khách thể trưởng thành dường như “chứa đựng” lịch sử của mình dưới dạng tập trung. Trong bất cứ trường hợp nào việc nghiên cứu bản chất của sự vật nằm ở giai đoạn chín muồi cũng không thể thay cho việc nghiên cứu trực tiếp lịch sử, cũng giống như việc nghiên cứu lịch sử sinh thành của sự vật.

Về phương diện đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là gần nhau về nguyên tắc. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau và sự khác nhau đó là ở chỗ phương pháp lịch sử mô tả tính quy luật của lịch sử thông qua những sự kiện, hiện tượng cụ thể bằng cách theo sát từng bước những sự kiện ấy, bằng cách phản ánh chúng theo đúng trình tự thời gian, trong khi đó

phương pháp lôgic vạch ra tính quy luật dưới hình thức trừu tượng nhất quán về lý luận thông qua hệ thống các phạm trù lôgic.

Tóm lại, phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu đối tượng ở giai đoạn chín muồi, thâm nhập ngay vao trạng thái của đối tượng để tìm ra bản chất, quy luật sau các sự biến lịch sử của đối tượng. Lúc này, đối tượng sẽ bao hàm cả những giai đoạn phát triển trước đây dưới dạng lọc bỏ.

Phương pháp lịch sử: mô tả sự kiện, niên đại, con đường lịch sử và sự phát sinh, phát triển nghiêm ngặt của đối tượng, gạt bỏ những ngẫu nhiên, tìm ra bản chất của đối tượng.

Sự thống nhất của phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử là sự phản ánh khách thể trong tính toàn vẹn lịch sử của nó, một kết cấu có tính lịch sử cũng đồng thời phải trình bày trong tính lôgic. Không tồn tại phương pháp lịch sử và lôgic thuần túy, lịch sử nhờ cái lôgic để thoát khỏi những tiểu tiết ngẫu nhiên, lôgic nhờ lịch sử để tránh tư biện, phân tích lôgic phải dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử.

Tiểu kết chương 1. Phương pháp vạch ra cho chủ thể nhận thức thái độ

xử sự thích hợp đối với khách thể và thiết lập các thao tác cụ thể cũng như trình tự phối hợp các thao tác ấy nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Các nguyên tắc của phương pháp nhận thức khoa học có cơ sở là những tính quy luật khách quan tương ứng. Vì vậy mà phương pháp nhận thức khoa học mới có được năng lực điều chỉnh và dẫn dắt chủ thể nhận thức đi đến những tri thức mới, không những không mâu thuẫn mà còn nhất trí với thế giới theo nghĩa là phản ánh thế giới ngày một đầy đủ, chính xác, cụ thể hơn. Phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử đã được sử dụng trong khoa học rất lâu đời, nhưng chỉ đến phép biện chứng, sự thống nhất giữa chúng mới được đánh giá cao và mở ra một phương pháp hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LÔGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)