Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.2.5. Hạn chế của phương pháp lôgic
Trong nghiên cứu lịch sử nói chung và nghiên cứu văn hóa nói riêng, phương pháp lôgic có ưu thế so với phương pháp lịch sử. Ưu thế đó được biểu hiện ở chỗ nó có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố tất yếu của sự nghiên cứu: nghiên cứu kết cấu của đối tượng và hiểu lịch sử của nó trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp lôgic là dễ mang tính ngụy biện.
P.Gourou, tác giả công trình nghiên cứu “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” là đại diện tiêu biểu cho việc sử dụng phương pháp lôgic trong nghiên cứu làng xã Việt Nam. Lấy bối cảnh nghiên cứu là làng xã Việt Nam những năm 1930 - 1939, những kết luận của ông về làng xã Việt Nam có phần khiên cưỡng, mang đậm tính cá nhân. Ông khẳng định “đối với những xã ven sông, khả năng mất đất có nhiều hơn khả năng thêm đất do sự chuyển đổi của dòng sông, nhưng người Việt Nam thích trò đỏ đen và thường phó cho số phận may rủi”, hay giải thích việc đào ao xung quanh đình là do “ làng có xu hướng bao bọc bằng những mặt nước xung quanh, nhưng không phải làng nào cũng có sẵn mặt nước, vì vậy người ta cố gắng đào ao hai bên lối vào làng khiến cho chỉ có thể đi vào làng bằng một con đường” [14.tr.239]. Giải thích cho tín
ngưỡng đa thần ở Việt Nam, ông cho rằng “trong làng Việt có khoảng 20 loại thờ cúng và bàn thờ khác nhau; nếu người Việt không có mối khắc khoải về tôn giáo và lòng thiếu khoan dung thì có thể nói rằng bản chất họ là hoài nghi, rõ ràng họ theo đa thần giáo và rất mê tín” [14.tr.246].
Mặc dù những số liệu nghiên cứu của P.Gourou là rất đầy đủ và chính xác, nhưng dựa trên những số liệu hiện thời đó chưa đủ để kết luận về bản