Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 46)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam

2.1.3. Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã

trọng. Trong ngày hội làng, mọi mong muốn của con người bấy lâu nay hằng ấp ủ dường như được thỏa mãn, mọi tài năng mà họ không có cơ hội thi thố thì nay được thỏa sức bộc lộ. Họ thực sự sống hết mình trong cộng đồng và với cộng đồng. Hội làng là niềm cộng cảm của các thành viên trong cộng đồng, là sự thăng hoa quên đi tất cả mọi lo toan, vất vả của cuộc sống đời thường.

2.1.3. Hạn chế của phương pháp lịch sử khi nghiên cứu văn hóa làng xã làng xã

Lịch sử (bao gồm lịch sử hiện thực của đối tượng và lịch sử nhận thức) thường vận động qua những bước nhảy vọt và những bước quanh co, khúc khuỷu. Thành thử, phương pháp lịch sử khi thực hiện việc xâm nhập vào bản chất của đối tượng bằng cách bám sát sự tiến triển của nó sẽ gặp phải vô số những tài liệu không quan trọng làm nhiễu loạn tiến trình tư tưởng, đặc biệt là với những đối tượng phong phú, nhiều biểu hiện như văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng.

Công việc thu thập và phân loại tài liệu lịch sử mất rất nhiều thời gian và công sức, thêm vào đó, để kiểm chứng một số kết luận rút ra từ đó, đôi khi phải chờ đến diễn biến tiếp theo của đối tượng, vì những sự kiện như vậy không có sẵn trong các tư liệu lịch sử, nhất là đối với văn hóa làng xã, các tư liệu lịch sử, gia phả, di tích lịch sử, những ghi chép đều hạn chế hoặc cũ nát, khó tập hợp.

2.2. Phương pháp lôgic trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam 2.2.1. Sự ưu việt của việc sử dụng phương pháp lôgic so với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam

So với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic có nhiều ưu thế hơn. Trước hết, phương pháp lôgic có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố tất yếu của sự nghiên cứu: nghiên cứu kết cấu của đối tượng và hiểu lịch sử của nó trong một sự thống nhất chặt chẽ. Khả năng kết hợp như vậy bắt nguồn từ tính chất biện chứng - lịch sử của trạng thái đương đại hiện có ở đối tượng.

Ở một thời điểm xác định trong quá khứ, đối tượng đã hình thành từ những tiền đề thích hợp để rồi phát triển lên những giai đoạn khác nhau và đạt tới trạng thái chín muồi hiện tại. Trên con đường lịch sử ấy, đối tượng không ngừng lọc bỏ những tính quy định không phù hợp, tạm thời, ngẫu nhiên, khiến cho những gì còn lại trong kết cấu đương đại của nó đều là hợp lý, thể hiện tính bản chất và tất yếu của nó. Vì vậy, những tính quy định (mặt, quan hệ, yếu tố) cơ bản một khi đã xuất hiện trong sự phát triển đã qua của đối tượng được lưu giữ và cải biến thành các yếu tố tòng thuộc, tham gia vào kết cấu đương đại. Do đó, sự phân tích lôgic đối với kết cấu ấy một cách khách quan tất yếu sẽ dẫn đến việc tái hiện lịch sử của đối tượng, chỉ có điều là dưới dạng lọc bỏ, cô đọng và khái quát hơn.

Ưu điểm của phương pháp lôgic so với phương pháp lịch sử là nó tái hiện đồng thời cả lịch sử và kết cấu của đối tượng. Phương pháp lôgic dễ dàng lý giải một số sự kiện mà đối với phương pháp lịch sử còn chưa làm sáng tỏ, thậm chí chưa phát hiện ra. Lịch sử (bao gồm lịch sử hiện thực của đối tượng và lịch sử nhận thức) thường vận động qua những bước nhảy vọt và những quanh co, khúc khuỷu. Phương pháp lịch sử khi thực hiện thâm nhập vào bản chất của đối tượng bằng cách bám sát sự tiến triển của nó, sẽ gặp phải vô số những tài liệu không quan trọng làm nhiễu loạn tiến trình tư tưởng. Mặt khác, công việc thu thập và phân loại tài liệu lịch sử mất rất nhiều thời gian, công sức. Để kiểm chứng một số kết luận rút ra từ đó, đôi khi phải chờ đến

diễn biến tiếp theo của đối tượng, vì những sự kiện như vậy không có sẵn trong tài liệu, sách báo đã có.

Trong khi đó, phương pháp lôgic dựa vào trạng thái hiện tại của đối tượng đã giảm nhẹ rất nhiều cho công việc nghiên cứu. Phương pháp lôgic dễ dàng lý giải một số sự kiện mà đối với phương pháp lịch sử còn chưa thể làm sáng tỏ, thậm chí chưa phát hiện ra. Ví dụ giải thích vì sao chùa làng mang tính mở, đình làng lại mang tính khép kín.

Đình làng là biểu trưng tiêu biểu nhất của văn hóa làng. Nếu chỉ dựa vào sự nghiên cứu lịch sử thì không thể nhận thấy đình mang tính khép kín, chùa mang tính mở. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi thờ Phật, có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa. Còn đình là nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Trong mỗi làng đều tôn thờ một hoặc nhiều vị thành hoàng và thành hoàng chỉ có uy quyền “bảo hộ” dân làng trong một khu vực nhất định. Về danh nghĩa thành hoàng của làng này không thể coi là thành hoàng của làng khác “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Có thể coi đây là biểu hiện của tính tự trị trong làng xã Việt Nam.

Còn các ngôi chùa Việt Nam, không chỉ có thờ Phật mà còn thờ cả thần, Mẫu, nên qua hội chùa, ta sẽ thấy rõ sự dung hợp tín ngưỡng tôn giáo rộng rãi và cởi mở ở người Việt Nam. Đặc biệt là các vị thần (được gọi là Đức Thánh) được thờ trong các chùa kiểu "tiền Phật hậu Thần", thường là chung của nhiều làng. “Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy” đó là vì chùa Láng (Hà Nội) và chùa Thầy (tỉnh Hà Tây cũ) đều

là những chùa "tiền Phật hậu Thần" thờ Từ Đạo Hạnh. Vì thần cũng vốn là con người, nên người ta thường tìm ra nơi thờ của cha thần, mẹ thần, và thậm chí kẻ thù của thần, có thể ở những làng khác nhau. Và trong những ngày hội như vậy, các đám rước hiệu thần không chỉ giới hạn trong một làng, mà còn diễu qua nhiều làng. Dân của nhiều làng tham gia vào hội.

Ngoài chức năng tín ngưỡng, chùa còn là nơi chữa bệnh, bố thí cho dân nghèo. Trong nhiều vườn chùa, bên cạnh cây ăn quả, cây cảnh, người ta còn trồng các cây thuốc. Có các nhà sư đã trở nên những thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là nhà sư Tuệ Tĩnh - tác giả sách Nam dược thần diệu, ghi lại những bài thuốc hiệu nghiệm, dùng toàn dược liệu cây cỏ Việt Nam. Ván in một số sách của ông cũng được cất giữ trong các chùa. Ngày nay, trong các chùa Việt Nam, đang phổ biến việc xây dựng Tuệ Tĩnh đường (ngôi nhà mang tên sư Tuệ Tĩnh) để làm nơi chữa bệnh cho nhân dân. Bằng cách đó, người ta đã phục hồi một chức năng vốn có của ngôi chùa Việt Nam giữa cộng đồng.

Điều chắc chắn hơn là ngôi chùa làng đã có thời làm vai trò của một trường học. Ở đó, không phải chỉ có sự truyền thụ giáo lý Phật giáo giữa các thế hệ sư tăng, mà ngay cả trẻ em trong làng cũng đến chùa để kiếm dăm ba chữ vỡ lòng. Nhà sư bấy giờ không khác mấy thầy giáo trường làng. Có cả những hàn sĩ đến trọ học ở chùa.

Do đó, có thể dễ dàng nhận ra trong chùa có các yếu tố quan hệ "liên làng", yếu tố mở của văn hóa làng xã, khác với tính khép kín của ngôi đình và những sinh hoạt tín ngưỡng tại đình làng.

Sự ưu thế của cách tiếp cận lôgic khi giải thích vấn đề tên làng: có thể khẳng định tên làng cũng là một nét văn hóa truyền thống rất riêng của người Việt. Có nhiều ý kiến cho rằng vào thời kỳ dựng nước, chắc chắn ở Việt Nam đã hình thành nhiều đơn vị tụ cư với những tên gọi riêng biệt nằm trong 15 bộ

của nước Văn Lang. Tới thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc đã với tay sâu vào trong làng xã người Việt. Chính điều đó đã khiến họ phải làm một việc là dịch âm tên đất, tên làng từ tiếng Việt cổ sang tiếng Hán. Do sự khác biệt về ngôn ngữ, ta có thể khôi phục tên cũ của làng xã, và qua đó đoán định được thời gian hình thành làng xã. Ví dụ như trong các âm cổ của tiếng Việt có những phụ âm như tl, bl, kl… do vậy làng Dầu ở Bắc Ninh ngày nay có tên cổ là BLâu, được phiên âm tiếng Hán là Phù Lưu. Làng Trèm có tên cổ là TLem, được phiên âm tiếng Hán là Từ Liêm. Tên Nôm có nhiều nghĩa, có nghĩa phản ánh cảnh quan địa hình, địa vật như Kẻ Lẫm (Thái Bình) là nơi có kho thóc, Kẻ Chắm (Hải Dương) là nơi có địa hình trũng thấp thường bị ngập úng, Kẻ Đụn (Nam Định) cũng là nơi có kho tàng dự trữ thóc lúa. Có tên Nôm phản ánh nghề nghiệp như Nủa Cháng hay Cháng thôn (Hà Tây cũ) có nghề mộc. Ngoài ra nó còn phản ánh điều kiện tự nhiên, đặc sản của địa phương như Đàm (nước) có Côi Đàm (quê hương của Ninh Tốn – Tam Điệp – Ninh Bình), Trì (ao) có Mễ Trì (Hà Nội), Diêm (muối) có Diêm Điền ở Thái Bình.

Nhiều tên làng Việt từ Quảng Bình trở ra Bắc còn có âm Xá. Chẳng hạn riêng ở tỉnh Thái Bình hiện nay đã có tới 82 làng mang tên làng có âm Xá mà phần nhiều mang tên dòng họ như Đoàn Xá, Nguyễn Xá, Lưu Xá… mà chủ yếu ở Đông Hưng, Hưng Xá và Quỳnh Phụ [48. tr.120].

2.2.2. Sự tác động của quá trình đô thị hóa tới văn hóa làng xã

a. Quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống

nhân dân. Trong hệ thống tính chất của đô thị hóa, có ba tính chất quan trọng và phổ biến có ảnh hưởng đến văn hóa làng xã Việt Nam.

Tính chất không thể đảo ngược được: đô thị hóa bao giờ cũng là một sự thay đổi mà từ đó, ta không bao giờ quay ngược lại được trạng thái trước kia, một nơi nào đã có đô thị hóa thì xã hội hiện đại ấy không thể trở lại trạng thái tiền đô thị như trước đây.

Tính tăng tốc: tốc độ của đô thị hóa càng ngày càng tăng nhanh, nhanh đến nỗi mà các chuyên gia về đô thị học vẫn phải luôn loay loay trong việc cập nhật tìm hiểu về bản chất và đánh giá những ảnh hưởng của nó lên xã hội, nhưng vẫn không cập nhật được.

Tính đứt đoạn: những thay đổi do đô thị hóa mang lại, tạo ra những đứt đoạn trong quá trình chuyển động. Mô hình và cơ chế mới trong xã hội hoàn toàn khác với những gì đã ngự trị trước đây. Cuộc cách mạng đô thị này tạo nên những đổi thay đột ngột làm cho con người bị cắt đứt với những hành vi quen thuộc đã có, bắt họ phải học cách suy nghĩ, cách hành động mới.

Như vậy, đô thị hóa đòi hỏi con người phải chuyển động theo tốc độ chuyển động của nó. Tức là, một khi, một nơi đã có hiện tượng đô thị hóa, thì nơi ấy đòi hỏi một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, khác hẳn với lối sống, với văn hóa nông thôn trước đây.

b. Sự biến đổi của làng xã trong đô thị hóa

Chúng ta có thể thấy, mô hình gia đình ở nông thôn hiện nay không hoàn toàn thuần nông như thuở trước. Trong một ngôi nhà có thể có cả trí thức, công nhân, nông dân, người về hưu, người trẻ. Từ những túp nhà mái ngói thôn quê, đã có rất nhiều người con trưởng thành trên con đường tri thức. Họ vươn ra thành thị và đem về quê nhà những tư tưởng và lối sống của một

văn hóa khác hẳn. Ðiều đó, dù ít hay nhiều cũng làm cho bức tranh đời sống nông thôn thay đổi.

Nhìn ở góc độ nào thì đều có thể khẳng định rằng, nông thôn nước ta trong những năm trở lại đây đã và đang “thay da đổi thịt”, khởi sắc từng ngày. Khởi sắc cả về kinh tế, cơ sở hạ tầng và đời sống văn hóa. Nơi nào cũng có truyền hình, phát thanh, hoạt động văn hóa nghệ thuật, điện, đường, trường, trạm… Nhưng bất cập lớn nhất lại là quy hoạch nông thôn của chúng ta hiện nay hết sức “cẩu thả”, bao gồm cả cơ sở vật chất, hạ tầng và con người. Quả thực có nhiều cái rất thiếu văn hóa trong cái đã được gọi là “làng văn hóa”. Hơn nữa “làng văn hóa” nhưng văn hóa truyền thống bị tha hóa, thậm chí biến mất hoàn toàn. Những cái mà chúng ta đang phục dựng lại thì không còn tính chất của văn hóa truyền thống... Văn hóa công nghiệp, văn hóa thành thị du nhập vào nông thôn, những tệ nạn xã hội do chính quá trình phát triển đem tới, tình làng nghĩa xóm nhạt đi rất nhiều.

Hệ quả của quá trình đô thị hóa: đời sống của người dân nông thôn cơ bản tăng lên, thu nhập biến đổi đưa đến sự phân tầng xã hội mới, lối sống thay đổi, phong cách hưởng thụ văn hóa hiện đại, đã có tác động mạnh, làm biến đổi văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa cần giải quyết. Trong thời buổi đô thị hóa nhanh như hiện nay, làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan trở thành vấn đề cần được quan tâm. Cũng chính từ sự vỡ vụn của văn hóa nông thôn mà Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giữ gìn, xây dựng và phát huy nó. Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 10 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, theo đó xây dựng nông thôn mới thì văn hóa nông thôn được xem là kim chỉ nam, bởi lẽ nông thôn “mới” không

chỉ mạnh về kinh tế, văn minh về xã hội mà phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Sự khởi sắc, thay da đổi thịt trong quá trình đô thị hóa là đáng mừng song điều lo ngại là văn hóa truyền thống bị biến mất, còn văn hóa hiện đại mà chúng ta gầy dựng lại có nguy cơ lai căng.

Cây đa, bến nước sân đình, những hình ảnh thôn quê mộc mạc trong văn hoá Việt đã dần biến mất. Những ngôi nhà ống, cao tầng ở thành phố đang xuất hiện ngày một nhiều ở nông thôn. Không gian làng biến mất thì nếp làng, văn hóa làng cùng những phong tục, tập quán dần bị phá vỡ, biến dạng, mai một... Nhiều ngôi làng cổ kính trở thành kiểu “nửa phố, nửa quê”. Một số người nông dân về trình độ cũng như nhận thức thẩm mỹ chưa cao, xây dựng nhà cửa ồ ạt tạo nên sự hỗn độn, sự chen chúc, phá vỡ khung cảnh thôn quê vốn bình dị, yên ả. Những ngôi nhà kiểu đô thị tôi thấy ở nhiều vùng quê trở nên lạc lõng vì người nông dân vẫn sống dựa vào đất. Và rõ ràng nó có sự chuyển biến nhanh hơn rất nhiều, hễ người ta có kinh tế khá giả, người ta có quyền làm nhà đẹp, có đủ tiện nghi giống thành phố cũng như khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhạy. Nếu đơn thuần chỉ nói đến việc bảo tồn, giữ lối sống cũ của nông thôn là chuyện không tưởng. Sự bình yên của làng bị phá vỡ cũng là điều tất yếu, vì dân số tăng, đường làng ngập xe máy, đất chia lô,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 46)