Vai trò của văn hóa làng xã trong công cuộc đổi mới hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 73 - 76)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

3.3. Lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa làng xã gắn liền với xây dựng nông

3.3.1. Vai trò của văn hóa làng xã trong công cuộc đổi mới hiện nay

Nghiên cứu làng xã không chỉ đơn thuần là nghiên cứu văn hóa nông thôn Việt Nam. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đang kêu gọi bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, văn hóa là động lực của sự phát triển. Vậy, cái gốc của văn hóa Việt Nam là gì? Đó chính là văn hóa làng xã. Làng xã là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Nhiều nhà kinh tế hay chính trị thường quên đi giá trị của văn hóa khi ra các quyết định mà không hiểu rằng, văn hóa không những là di sản mà còn là tương lai của dân tộc. Nôi văn hóa làng xã sẽ đi theo suốt chặng đường phát triển. 80% là nông dân, 20% đang ở thành phố cũng do nông dân đẻ ra. Triết lý phát triển không thể quên yểu tố “nông dân” và cái đình làng.

Làng quê Việt Nam đã hình thành và tồn tại hàng nghìn năm, với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Sau luỹ tre

làng là những tâm hồn yêu quê hương, đất nước; luôn nhớ về cội nguồn; người dân chung sống trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau; tôn trọng nền nếp gia phong, tôn ty trật tự trong làng, dòng họ và gia đình. Nông thôn nước ta cũng lưu giữ một kho tàng văn hoá dân gian đồ sộ, đa dạng, phong phú. Những giá trị truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh, là bản sắc riêng, vững bền của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.

Văn hóa là động lực phát triển của mọi quốc gia. Ngày nay, phát triển đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, đồng thời cũng là thách thức hết sức gay gắt dối với toàn nhân loại. Cần phải huy động những nguồn lực nào để phát triển và phải làm gì để ngăn ngừa những tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển... đang là những câu hỏi lớn đặt ra đối với nhiều quốc gia. Các nhà khoa học đều thống nhất trong sự thừa nhận về mối quan hệ qua lại của văn hoá với kinh tế, vai trò động lực của văn hoá đối với kinh tế. Những ý kiến coi văn hoá đứng ngoài kinh tế hay lệ thuộc một cách thụ động đối với kinh tế không còn được chấp nhận.

Những thành tựu hoặc hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều nước trên thế giới đều chứng minh tầm quan trọng của nhân tố văn hoá, trước hết là ở việc có bảo vệ, phát triển được hay không những tiềm năng phong phú và đặc sắc của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đất nước. Sự đúng đắn hay sai lạc trong định hướng phát triển văn hoá đều đưa đến thành tựu hay thất bại không riêng cho văn hoá, mà cho cả kinh tế và mọi mặt khác của đời sống xã hội, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Những hậu quả của sự sai lầm về chính sách văn hoá thường kéo dài và khó sửa hơn những hậu quả về kinh tế. Do đó không phải không có cơ sở khi người ta lo ngại một sự “phá sản”, “xuống cấp” về văn hoá hơn sự phá sản,

xuống cấp trong kinh tế, bởi những mất mát trong lĩnh vực văn hoá thường dẫn tới những hậu quả rất lâu dài và nghiêm trọng .

Với điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, trong vòng vài ba chục năm, một dân tộc có thể vượt lên rất nhanh, chiếm lĩnh được những đỉnh cao về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ. Nhưng để trở thành một quốc gia phát triển về văn hoá, thì vài ba chục năm hoàn toàn chưa thấm vào đâu. Một quốc gia giàu có về kinh tế, trong mười năm có thể đổi mới, nâng cấp toàn bộ hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, nhưng để có được một cơ sở hạ tầng văn hoá tiến bộ và phát triển, thì còn khó gấp trăm lần và không thể chỉ bằng tiền mà giải quyết được.

Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, thực hiện cơ chế thị trường và chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn với tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đối với nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá, đây vừa là cơ hội lớn đồng thời là thách thức lớn.

Văn hóa làng xã là một thành tố trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Văn hóa làng xã là kết quả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế độ thống nhất trên cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người trong khủng cảnh làng xã nông thôn. Những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc từ vật chất đến tinh thần đều xuất phát chủ yếu từ làng xã.

Làng quê Việt Nam đã hình thành và tồn tại hàng nghìn năm, với nhiều nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, bền vững. Sau luỹ tre làng là những tâm hồn yêu quê hương, đất nước; luôn nhớ về cội nguồn; người dân chung sống trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau; tôn trọng nền nếp gia phong, tôn ty trật tự trong làng, dòng họ và gia đình. Nông thôn nước ta cũng lưu giữ một kho tàng văn hoá dân gian đồ sộ, đa dạng,

phong phú. Những giá trị truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh, là bản sắc riêng, vững bền của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng phương pháp lôgic – lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã Việt Nam. (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)