2.1. Quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc từ năm 1991 đến năm 2007
2.1.1.1. Về an ninh – chính trị
Ngay từ những ngày đầu gia nhập LHQ, Việt Nam đã chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hịa bình, ổn định, hợp tác ở Ðơng - Nam Á. Ðồng thời, Việt Nam cũng tích cực cùng nhiều quốc gia thành viên các nƣớc thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các biện pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của LHQ. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hịa bình, bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc, cải thiện môi trƣờng kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quyền con ngƣời.
Kể từ khi gia nhập đến nay, hoạt động của Việt Nam tại LHQ thể hiện rõ nét đƣờng lối đối ngoại của chúng ta là độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác, phát triển với chính sách đối ngoại đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc đƣa Ðông - Nam Á từ một khu vực bị chia rẽ, đối đầu bởi chiến tranh trở thành một khu vực hịa bình, hữu nghị, hợp tác, khơng có vũ khí hạt nhân.
Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của LHQ, Việt Nam với tƣ cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Genève đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do LHQ đề ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ƣớc quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA về báo cáo các biện pháp thực hiện các điều ƣớc này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp ƣớc Cấm thử hạt
nhân toàn diện và ký Nghị định thƣ bổ sung cho Hiệp ƣớc Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ƣớc Khơng phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Việt Nam ủng hộ các nƣớc cùng LHQ tìm các giải pháp hịa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hồn tất q trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hồ bình LHQ, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam. Việt Nam tăng cƣờng đối thoại với các nƣớc, hợp tác quốc tế trong và ngoài LHQ trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con ngƣời, trong đó có báo cáo về việc thực hiện các điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của LHQ nhƣ ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Ðại hội đồng, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền LHQ.
Xuất phát từ đƣờng lối đối ngoại nêu trên và với mong muốn đóng góp hơn nữa vào những hoạt động của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực hịa bình, an ninh quốc tế, từ năm 1997, Việt Nam đã ứng cử vào vị trí Ủy viên khơng thƣờng trực của HĐBA nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam luôn ủng hộ những nỗ lực của LHQ, của Cơ quan năng lƣợng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng nhƣ nỗ lực của các nƣớc liên quan hƣớng tới mục tiêu này.