2.2. Quan hệ Việt Nam – Liên Hợp Quốc từ tháng 10/2007 đến năm 2009
2.2.2.2. Hoạt động về giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân
Hoạt động giải trừ quân bị của LHQ bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhƣ: Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, giải trừ vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ
khí huỷ diệt hàng loạt, các thảm họa về sử dụng khoảng không vũ trụ, sử dụng vũ khí thông thƣờng. Trong số các nội dung trên, giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, giải trừ vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí huỷ diệt hàng loạt là ba nội dung quan trọng nhất.
Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để là "mục tiêu tối cao của nỗ lực giải trừ quân bị" đƣợc LHQ khởi xƣớng từ năm 1959. Các quốc gia thành viên lúc đó đã đƣa ra những đề xuất nhằm giải trừ quân bị theo từng giai đoạn với những nội dung đa dạng nhƣ: các chủng loại vũ khí, các lực lƣợng vũ trang phải giải tán trƣớc hết, số lƣợng cho phép tồn tại và phƣơng thức thanh sát. Năm 1978, nhóm làm việc nhằm soạn thảo dự thảo chƣơng trình toàn diện về giải trừ quân bị đƣợc thành lập. Thế nhƣng những nỗ lực và hoạt động của LHQ vào những năm tiếp theo vẫn chƣa đƣa lại kết quả khả quan bởi nguyên nhân các nƣớc chƣa đạt đƣợc sự thống nhất. Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để đang còn là vấn đề khó khăn của LHQ.
Trong năm thứ 2 nhiệm kỳ ủy viên không thƣờng trực HĐBA, Việt Nam cũng vinh dự giữ chức Chủ tịch Hội nghị giải trừ quân bị vào ngày 10/9/2008. Hội nghị giải trừ quân bị (CD) đƣợc thành lập vào năm 1979 theo thoả thuận của các nƣớc thành viên LHQ, là cơ quan thƣơng lƣợng giải trừ quân bị đa phƣơng duy nhất, ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, nên có ý nghĩa thiết yếu đối với sự sống còn của nhân loại. Tại khóa họp đầu năm 2009, Việt Nam nhận trách nhiệm là chủ tịch luân phiên của Hội nghị giải trừ quân bị gồm 65 quốc gia thành viên, bao gồm 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Tại Hội nghị giải trừ quân bị, kỳ họp thứ nhất khóa họp năm 2009 tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/2, đại biểu Algeria thay mặt nhóm 21 nƣớc, Cộng hòa Séc, Liên minh châu Âu (EU) và các đại biểu của Brazil, Pakistan, Costa Rika, Áo và Venezuela phát biểu tại hội nghị đã hoan nghênh và đánh giá cao Việt Nam làm tốt vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội nghị trong kỳ họp đầu tiên của khóa họp năm 2009 và có sự khởi đầu rất tốt cho công việc cả năm của Hội nghị. Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị cho biết, kỳ họp đã thông qua chƣơng trình nghị sự cho khóa
họp và thỏa thuận về khuôn khổ tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức về tất cả 7 đề mục chính.
Bảy đề mục chính là giải trừ quân bị hạt nhân; cấm sản xuất chất phân hạch để sản xuất vũ khí hạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác; ngăn ngừa chạy đua vũ trang trong khoảng không vũ trụ; các cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo các nƣớc không có vũ khí hạt nhân không bị tấn công hoặc đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân; các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới, vũ khí phóng xạ; và chƣơng trình giải trừ quân bị toàn diện và minh bạch trong vũ trang. Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh phái đoàn Việt Nam ghi nhận tuyên bố của các nƣớc thành viên, các nhóm khu vực sẵn sàng cam kết tích cực vào công việc của Hội nghị. Ba cuộc thảo luận không chính thức đầu tiên đƣợc đánh dấu bằng sự tham gia rất tích cực của các thành viên với những đề nghị cụ thể [39].
Trong số những văn kiện quốc tế liên quan đến nội dung này, đáng kể nhất là Hiệp ƣớc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non -Proliferation Treaty - NPT). Văn kiện này bắt đầu đƣợc mời ký kết kể từ ngày 1/7/1968, đến ngày 5/3/1970 mới có hiệu lực bắt buộc và đến 1995 đƣợc bổ sung thêm vào nội dung bằng Hiệp ƣớc Cấm thử nghiệm toàn diện. Tính đến nay, đã có hơn 190 quốc gia tham gia vào Hiệp ƣớc này, trong đó có cả 5 cƣờng quốc hạt nhân là : Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Là một bên tham gia tất cả các hiệp ƣớc đa phƣơng chủ chốt về giải trừ quân bị hạt nhân, đặc biệt Hiệp ƣớc Không phổ biến vũ khí hạt nhân và Hiệp ƣớc Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, Việt Nam trung thành với mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân, coi đó không chỉ là biện pháp hữu hiệu đạt tới mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới, mà còn là công cụ không thể thiếu nhằm bảo đảm môi trƣờng thuận lợi cho việc tăng cƣờng sử dụng năng lƣợng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Ngày 25/9/2009, Đại sứ Hoàng Chí Trung, Phó Trƣởng Phái đoàn đại diện thƣờng trực Việt Nam tại LHQ khẳng định lập trƣờng nhất quán của Việt Nam là hoàn toàn ủng
hộ các mục tiêu giải trừ quân bị, trong đó ƣu tiên cao nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân.
Tại Hội nghị lần thứ 6 của LHQ về thúc đẩy Hiệp ƣớc cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), Đại sứ Hoàng Chí Trung đã nhấn mạnh rằng, để phù hợp với lập trƣờng nguyên tắc và lâu dài này,Việt Nam thừa nhận tất cả các văn kiện cốt lõi của giải trừ vũ khí hạt nhân nhƣ Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), CTBT... Đại sứ nêu rõ Việt Nam là một trong những nƣớc đầu tiên ký CTBT năm 1996 và phê chuẩn năm 2006. Tuy nhiên, sau 13 năm đƣợc mở để ký, do chƣa đạt đƣợc yêu cầu về số nƣớc ký và phê chuẩn, hiệp ƣớc vẫn chƣa có hiệu lực [39]. Việt Nam nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần khẩn cấp có những nỗ lực hơn nữa để hiệp ƣớc có hiệu lực do tầm quan trọng sống còn của hiệp ƣớc đối với các mục tiêu không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân cũng nhƣ hòa bình và an ninh thế giới.