Vấn đề tự do nhân quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 36 - 41)

2.1. Quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc từ năm 1991 đến năm 2007

2.1.1.2. Vấn đề tự do nhân quyền

Tham gia vào các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời là một chủ trƣơng thƣờng xuyên và nhất quán của Việt Nam, thực hiện cam kết cũng nhƣ quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con ngƣời. Từ khi trở thành thành viên LHQ, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ƣớc quốc tế quan trọng của LHQ về quyền con ngƣời, cụ thể là 8 công ƣớc sau: Công ƣớc về Quyền Dân sự, Chính trị; Cơng ƣớc về quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội; Cơng ƣớc về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Cơng ƣớc về Xố bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ƣớc Quyền Trẻ em; và hai Nghị định thƣ bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm; Công ƣớc về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác phân biệt chủng tộc Apacthai; Công ƣớc về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội

phạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam đã gia nhập 15 công ƣớc quốc tế về quyền lao động, trong đó có những cơng ƣớc quan trọng nhƣ: Công ƣớc số 5 về Tuổi tối thiểu của trẻ em đƣợc tham gia vào lao động công nghiệp; Công ƣớc số 100 về Trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và nữ; Cơng ƣớc số 111 về Không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp…

Việt Nam đã trình và bảo vệ thành cơng tất cả các báo cáo quốc gia liên quan đến các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời. Cụ thể: Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công báo cáo về việc thực hiện Công ƣớc Chống Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) vào ngày 11/7/2001, báo cáo về tình hình thực hiện cơng ƣớc Xố bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) ngày 15/8/2001; 2 báo cáo liên quan đến Công ƣớc về Quyền Dân sự, Chính trị (CCPR) (Báo cáo lần thứ nhất bảo vệ ngày 12/7/1990) và Báo cáo gộp lần 2,3, bảo vệ ngày 14/7/2002); 2 báo cáo về Công ƣớc Quyền trẻ em (CRC) (Báo cáo đầu tiên đƣợc trình và bảo vệ ngày 20/1/1993 và Báo cáo lần 2 và 3, bảo vệ ngày 12/1/2003). Việt Nam đã xây dựng xong Báo cáo quốc gia đối với tình hình thực hiện Cơng ƣớc về Chống Phân biệt Đối xử với Phụ nữ lần thứ 4 và bảo vệ Báo cáo tại trụ sở LHQ vào năm 2005. Việc hoàn thành một khối lƣợng công việc lớn để nộp hầu hết các báo cáo đúng thời hạn thể hiện sự nghiêm túc và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc bảo đảm tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con ngƣời. Điều này đã đƣợc Uỷ ban theo dõi thực hiện công ƣớc cũng nhƣ cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Trong khuôn khổ đa phƣơng, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nƣớc đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con ngƣời và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về quyền con ngƣời. Việt Nam tham gia tích cực vào một số cơ chế của LHQ về quyền con ngƣời nhƣ Uỷ ban Nhân quyền nhiệm kỳ 2001-2003, Uỷ ban Phát triển Xã hội nhiệm kỳ 2001-2004, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 1998-2000. Tại các diễn đàn đa phƣơng này, đặc biệt là tại Uỷ ban Nhân quyền LHQ.

Đặc biệt, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống xu hƣớng chính trị hố và thái độ “tiêu chuẩn kép" của một số nƣớc trong vấn đề nhân quyền, chống việc sử dụng các nghị quyết về „tình hình nhân quyền" tại một số nƣớc để gây sức ép và can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm chủ quyền của các nƣớc đang phát triển; đấu tranh đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội và quyền phát triển lên ngang bằng với các quyền dân sự, chính trị; chủ động và tích cực tham gia đồng tác giả nhiều dự thảo nghị quyết đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội đặc biệt là các dự thảo nghị quyết liên quan đến quyền trẻ em, quyền phụ nữ, vấn đề giáo dục, phòng chống ma tuý, tội phạm…

Bên cạnh hoạt động tại các diễn đàn đa phƣơng, Việt Nam chủ trƣơng sẵn sàng đối thoại và hợp tác song phƣơng với các quốc gia khác về những vấn đề quyền con ngƣời, xã hội cùng quan tâm. Trong những năm qua,Việt Nam đã tiến hành 10 vòng đối thoại với Mĩ (1994 – 2002), 4 vòng đối thoại với các nƣớc Liên minh châu Âu (EU), 3 vòng đối thoại với Australia và một số vòng đối thoại khác với Na-uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ.

Công tác tuyên truyền đối ngoại nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực quyền con ngƣời ngày càng đƣợc quan tâm và đẩy mạnh. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài tăng cƣờng công tác tiếp xúc tuyên truyền đối ngoại, giới thiệu về tình hình đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam; mỗi năm, hàng chục nghìn ấn phẩm tuyên truyền đối ngoại đƣợc gửi đi các nơi, chú trọng các nội dung đề cập đến những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của mọi ngƣời dân. Chỉ tính riêng năm 2003, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi ra nƣớc ngoài hơn 250.000 tờ báo, tạp chí, 6.000 tờ rơi, 2.500 ảnh, 8.500 cuốn sách các loại giới thiệu về Việt Nam; ra nhiều bản tin chuyên đề về lĩnh vực quyền con ngƣời, tôn giáo, tín ngƣỡng tại Việt Nam [2;30,31]. Thơng qua các hoạt động này, bạn bè ngày càng hiểu hơn về chính sách đối ngoại nói chung và các thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam.

Nhƣ đã trình bày ở trên, từ đầu những năm 90, các nƣớc thành viên LHQ quốc đã tích cực thảo luận về việc cải tổ LHQ nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động, tăng dân chủ hóa, minh bạch, tiết kiệm hơn. Các nội dung cải tổ gồm: tăng cƣờng vai trò của Đại hội đồng, cải tổ HĐBA, Ban thƣ ký, phƣơng thức làm việc, tài chính... Đại hội đồng LHQ đã thành lập nhiều nhóm làm việc về vấn đề cải tổ LHQ và một số nhóm vẫn tiếp tục làm việc đến nay. Tháng 9/2000, LHQ họp Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ và thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ, trong đó đề ra những mục tiêu ƣu tiên của LHQ trong thế kỷ mới, kể cả các mục tiêu về cải tổ nhằm tăng cƣờng vai trò, hiệu quả và dân chủ hoá LHQ.

Quan điểm của Việt Nam là tích cực ủng hộ các nỗ lực cải cách LHQ. Việt Nam luôn khẳng định lập trƣờng cho rằng cải cách HĐBA an chỉ là một phần trong tiến trình cải cách tồn bộ LHQ, trong đó các biện pháp khơi phục quyền lực của Đại hội đồng và làm cho Hội đồng kinh tế Xã hội của LHQ (ECOSOC) trở nên hiệu quả hơn là không thể thiếu đƣợc. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực làm cho HĐBA có tính đại diện cao hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn. Việt Nam cho rằng việc sử dụng quyền phủ quyết của HĐBA nên đƣợc giới hạn và cuối cùng nên đƣợc loại bỏ [4; 289].

Trong thời gian tham dự Khoá họp thƣờng niên lần thứ 60 Đại hội đồng LHQ khai mạc ngày 17/09/2005, Bộ trƣởng ngoại giao Nguyễn Duy Niên, trƣởng đoàn đại biểu Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng nêu lên quan điểm của Việt Nam về các vấn đề lớn của thế giới và cải cách LHQ. Theo đó, Việt Nam chia sẻ với quan điểm của Tổng thƣ ký LHQ nêu trong Báo cáo “Vì một nền tự do rộng lớn hơn” và đƣợc ghi nhận trong Văn kiện Hội nghị cấp cao về mối quan hệ hữu cơ giữa hồ bình, an ninh phát triển và nhân quyền. Việt Nam chia sẻ quan điểm chung rằng việc cải tổ LHQ trƣớc hết phải nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cƣờng dân chủ hoá trong phƣơng thức hoạt động của tổ chức này trên cơ sở củng cố và tăng cƣờng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng. Theo đó, cần củng cố vai trò trung tâm và quyền hạn của Đại hội đồng - cơ quan có sự tham gia bình đẳng của tất cả các nƣớc thành

viên LHQ. Bên cạnh đó, Việt Nam cho rằng cải tổ LHQ cần phải đƣợc tiến hành một cách toàn diện và trên nhiều lĩnh vực, bảo đảm cân bằng giữa hai mục tiêu quan trọng và bổ sung cho nhau là duy trì hồ bình, an ninh với mục tiêu phát triển.

Về đảm bảo và thúc đẩy quyền con ngƣời, một ƣu tiên cao trong hoạt động của LHQ, Việt Nam kiến nghị sẽ phấn đấu hết sức mình để đóng góp vào sự nghiệp chung thúc đẩy quyền con ngƣời. Trên tinh thần đó, Việt Nam cho rằng cải tổ bộ máy nhân quyền của LHQ là cần thiết theo hƣớng bảo đảm cho công việc của bộ máy này phải đƣợc tiến hành một cách cân bằng, khơng để bị chính trị hố.

Năm 2006, Việt Nam đã tự nguyện thực hiện thí điểm sáng kiến “Một LHQ”. Ngày 08/12/2006, ơng Kemal Dervis, Chủ tịch nhóm các Tổ chức phát triển LHQ thông báo LHQ sẽ nghiên cứu cách thức mới nhằm tăng cƣờng hơn nữa sự hài hoà, gắn kết giữa các cơ quan LHQ ở cấp quốc gia tại 8 nƣớc gồm Albania, Capve, Mozambique, Pakistan, Rwanda, Tazania, Uruguay và Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ phát triển của LHQ diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn cũng nhƣ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bằng cách thiết lập một tổ chức LHQ thống nhất ở cấp quốc gia. Tổ chức này sẽ có một chƣơng trình chung, một khn khổ ngân sách chung, cơ sở cung cấp dịch vụ chung và vai trò điều phối viên thƣờng trú LHQ đƣợc tăng cƣờng hơn.

Quá trình cải cách LHQ tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2005 với việc Chính phủ Việt Nam thông qua “Tuyên bố Hà Nội về hiệu quả viện trợ” nhằm kêu gọi các nhà tài trợ thích ứng hơn với các chiến lƣợc phát triển và hệ thống quốc gia, giảm chi phí giao dịch đi kèm với việc cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA). Việt Nam ln ủng hộ tiến trình cải cách LHQ và là một trong 8 nƣớc đầu tiên trên thế giới tự nguyện thí điểm thực hiện cải cách LHQ ở cấp quốc gia từ cuối năm 2005. Việc Việt Nam chủ động đề xuất và đang tích cực cùng các tổ chức LHQ thực hiện thí điểm mơ hình “Một LHQ tại Việt Nam” với những kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ, là đóng góp thiết thực

của nƣớc ta vào tiến trình cải cách hoạt động của LHQ trong lĩnh vực phát triển. Việt Nam đã nhanh chóng thành lập các nhóm cơng tác theo chun đề để hỗ trợ thực hiện sáng kiến trên. Tháng 2/2006, các cơ quan LHQ tại Việt Nam đã xây dựng đề xuất chiến lƣợc hợp nhất và chia sẻ “lộ trình hợp nhất” với các cơ quan của Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển. Tiếp theo, một nhóm cơng tác liên ngành đã soạn thảo “Những nguyên tắc, mục tiêu và công cụ thống nhất” để xây dựng “Một LHQ” tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ q trình phát triển quốc gia vì lợi ích của nhân dân Việt Nam. Điểm mấu chốt trong “Sáng kiến một LHQ” là mục tiêu “Quy về một mối” tất cả các cơ quan LHQ tại Việt Nam thông qua sự kết hợp tốt hơn, sự điều phối hiệu quả hơn và tác động phát triển mạnh mẽ hơn.

Với kinh nghiệm và kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình triển khai “Sáng kiến một LHQ”, Việt Nam sẽ có tiếng nói quan trọng trong quá trình thảo luận, góp phần tạo hƣớng đi mới cho hoạt động của LHQ. Đội ngũ LHQ tại Việt Nam đã nỗ lực làm việc với Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế để có thể hỗ trợ Việt Nam một cách hiệu quả, đầy đủ và phù hợp với những ƣu thế của hệ thống LHQ nhằm đạt đƣợc Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, các nguyên tắc cũng nhƣ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)