Đấu tranh chống nguy cơ khủng bố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 85 - 88)

2.2. Quan hệ Việt Nam – Liên Hợp Quốc từ tháng 10/2007 đến năm 2009

2.2.2.3. Đấu tranh chống nguy cơ khủng bố quốc tế

Bên cạnh nguy cơ hạt nhân, bạo lực, xung đột và nội chiến, hiện nay nguy cơ khủng bố quốc tế đƣợc đánh giá là mối đe dọa mới đối với nền hồ bình và an ninh quốc tế và đƣợc coi là một bộ phận trong chƣơng trình nghị sự của LHQ. Hiện các tổ chức khủng bố quốc tế nhƣ Al-Qeada, Jemaah Islamiah... chủ yếu tập trung hoạt động của mình ở khu vực Trung Đơng, Đơng Nam Á... vì nhiều lý do: tình hình chính trị tại những khu vực này thƣờng bất ổn, lợi dụng việc dân cƣ nơi đây chủ yếu theo đạo Hồi ( tơn giáo chính ở khu vực này) và rất sùng đạo. Trƣớc tình hình hoạt động khủng bố ngày càng tỏ ra không khoan nhƣợng và vi phạm nghiêm trọng đến hồ bình, an ninh quốc tế cũng nhƣ đời sống nhân loại tại các khu vực đó, LHQ và HĐBA đã và đang có những biện pháp tích cực để ngăn ngừa và chấm dứt hoạt động của các tổ chức này nhƣ: các biện pháp ngoại giao, thực thi pháp luật, sử dụng các thông tin tình báo, ngăn chặn sự giúp đỡ về tài chính cho các tổ chức khủng bố, thậm chí sử dụng cả đến những biện pháp quân sự....

Đã có tới 13 cơng ƣớc quốc tế về hoạt động chống khủng bố đƣợc thông qua theo khuôn khổ hành động của LHQ. Các thành viên LHQ, thông qua các

kỳ họp của đại hội đồng hợp tác, khẳng định tăng cƣờng nỗ lực chống khủng bố quốc tế. Kể từ sau sự kiện ngày 11/9/2001, HĐBA đã thông qua 17 Nghị quyết liên quan đến hoạt động chống và trừng phạt khủng bố quốc tế. Đồng thời, Hội đồng cũng thành lập hai cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động chống khủng bố của LHQ là: Uỷ ban chống khủng bố và Uỷ ban trừng phạt khủng bố.

Về hoạt động đấu tranh chống nguy cơ khủng bố quốc tế của Việt Nam tại HĐBA-LHQ, phát biểu tại cuộc họp HĐBA về chống khủng bố quốc tế ngày 1/12/2008 , Đại sứ Hồng Chí Trung, Đại biện Lâm thời Việt Nam tại LHQ khẳng định, Việt Nam lên án chủ nghĩa khủng bố dƣới mọi hình thức biểu hiện. Đại sứ nhấn mạnh, mỗi quốc gia có thẩm quyền quyết định và thi hành những chính sách, biện pháp thích hợp để bảo vệ nhân dân mình trƣớc nạn khủng bố. Đồng thời, các nỗ lực chống khủng bố quốc tế chỉ thành công khi các quốc gia hợp tác và phối hợp hành động. LHQ có vai trị quan trọng trong việc điều phối hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, tồn vẹn lãnh thổ và khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nƣớc khác [40]. Trong khi coi trọng các biện pháp trừng trị thủ phạm khủng bố, thế giới cần quan tâm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nạn khủng bố, trong đó có tình trạng bất bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội, đói nghèo; sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ nƣớc khác. Chính phủ Việt Nam ƣu tiên thúc đẩy các nỗ lực chống tội phạm, khủng bố, thông qua tăng cƣờng cơ sở luật pháp và nâng cao năng lực của các lực lƣợng phòng chống tội phạm, đẩy mạnh công tác giáo dục nhận thức trong nhân dân, cũng nhƣ thực hiện hợp tác với các nƣớc trong khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.

Nhƣ vậy, quan điểm giải quyết các cuộc xung đột, tranh chấp của Việt Nam đƣa ra tại HĐBA luôn đƣợc xây dựng trên cơ sở của chủ trƣơng nhất quán và đậm tính nhân văn ủng hộ các giải pháp thƣơng lƣợng, tránh bạo lực, đối đầu, tránh thƣơng vong, thiệt hại cho dân thƣờng . Trong quá trình tham gia công việc của HĐBA, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào viê ̣c đề cao các

nguyên tắc cơ bản nhất của Hiến chƣơng LHQ và luật pháp quốc tế , đặc biệt nguyên tắc tơn trọng chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; đề cao và cƣơng quyết bảo vệ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ các quốc gia có chủ quyền, khơng chính trị hóa vấn đề.

Hai năm Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách là Ủy viên không thƣờng trực HĐBA, chủ động tham gia, thể hiện lập trƣờng độc lập tự chủ, đóng góp xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên; thực hiện đƣợc các mục tiêu mà Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ đề ra, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của HĐBA, đƣợc các nƣớc đánh giá cao. Tựu trung Việt Nam đạt đƣợc một số kết quả chính đó là: Đã bắt nhịp nhanh, tham gia đóng góp tích cực, chủ động và tồn diện trên tất cả các vấn đề của HĐBA, qua đó góp phần tích cực vào việc triển khai hiệu quả đƣờng lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhƣ bảo vệ mơi trƣờng hồ bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nƣớc.

Có thể nói hai năm tham gia HĐBA, Việt Nam đã đảm đƣơng tốt trọng trách của mình. Việt Nam tham gia đầy đủ, bắt nhịp nhanh với tính chất phức tạp, cƣờng độ làm việc cao và khẩn trƣơng của HĐBA. Việt Nam luôn tham gia một cách chủ động, đƣợc các nƣớc ghi nhận là thể hiện lập trƣờng độc lập tự chủ, đóng góp xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm trên hàng loạt các vấn đề quan trọng của HĐBA và qua đó góp phần làm giảm căng thẳng, hỗ trợ giải quyết các cuộc xung đột, đóng góp cho việc gìn giữ hồ bình và an ninh thế giới, góp phần một cách hiệu quả xây dựng mơi trƣờng hồ bình và phát triển của Việt Nam. Trong quá trình tham gia, Việt Nam đã tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt với các nƣớc trong và ngoài HĐBA, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, luôn đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng LHQ và luật pháp quốc tế, phối hợp với các nƣớc cùng quan điểm bảo đảm HĐBA hoạt động đúng chức năng , thẩm quyền của mình . Thái độ hợp tác, tinh thần trách nhiê ̣m và nhƣ̃ng đóng góp thƣ̣c chất của Việt Nam đối với công viê ̣c của HĐBA đã góp phần nâng cao vi ̣ thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Tiểu kết:

Từ năm 1991 đến năm 2009 là giai đoạn quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Đây là giai đoạn Việt Nam có những thay đổi thiên về chiều sâu, cùng xây dựng các chƣơng trình hợp tác đơi bên.

Việt Nam góp phần thực hiện các Chƣơng trình của Liên Hợp Quốc nhƣ: vấn đề An ninh – Chính trị, vấn đề tự do nhân quyền, vấn đề cải tổ LHQ và đặc biệt là các mục tiêu thiên niên kỷ. Sự cam kết thực hiện của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng các hành động của LHQ.

Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của LHQ đối với Việt Nam cũng ngày càng bền chặt. Các lĩnh vực tiêu biểu nhƣ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ mơi trƣờng và biến đổi khí hậu, chống khủng bố tội phạm... thể hiện rõ đƣợc vai trò quan trọng của một tổ chức quốc tế đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.

Đặc biệt từ tháng 10/2007, Việt Nam trở thành Ủy viên không thƣờng trực của HĐBA LHQ đã cho chúng ta nhiều cơ hội quý giá, thực hiện những chính sách đối ngoại quan trọng. Hơn nữa, Việt Nam có thể phát huy đƣợc sức mạnh của LHQ trong các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh đó, những thách thức đặt ra cũng khơng phải là nhỏ. Nhiệm kỳ đã kết thúc nhƣng đó cũng là quãng thời gian Việt Nam góp những tiếng nói quan trọng trên trƣờng quốc tế.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)