Về giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 62 - 65)

2.1. Quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc từ năm 1991 đến năm 2007

2.1.2.3. Về giáo dục

Những tƣ tƣởng đề cao và cổ vũ cho giáo dục của UNESCO rất phù hợp với việc coi giáo dục là quốc sách của Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và UNESCO để thực hiện mục tiêu bao trùm là mang giáo dục lại cho tất cả mọi ngƣời nhƣ: phổ cập giáo dục tiểu học (trong đó ƣu tiên xóa mù chữ); canh tân giáo dục phục vụ phát triển ( trong đó chú trọng đến ứng dụng các phƣơng pháp giảng dạy mới, các thành tựu khoa học, công nghệ vào công tác giảng dạy và quản lý giáo dục); dân chủ hóa và xóa bất bình đẳng trong giáo dục (chú trọng giáo dục các đối tƣợng nhƣ các em gái, phụ nữ, dân nghèo, ngƣời dân nông thôn); giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề với mơ hình Trung tâm học tập cộng đồng nhằm xóa đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực tham gia phát triển cộng đồng cho ngƣời nghèo... Xây dựng mạng lƣới các trƣờng liên kết (nội dung hoạt động của mạng lƣới ở Việt Nam là tập trung tích hợp các nội dung giáo dục hiểu biết quốc tế, văn hóa hịa bình, bảo vệ di sản và thúc đẩy giáo dục cho mọi ngƣời vào các mơn học vừa để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới)....

Từ 1991 - 1995 sự giúp đỡ của LHQ cho ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam đƣợc đánh giá là hiệu quả. Nhờ nỗ lực của những ngƣời chủ trì các dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, LHQ đã tập trung tài trợ của mình vào các chƣơng trình: giáo dục phổ thơng cơ sở để phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc phát triển trẻ thơ, giáo dục hồ nhập cho trẻ có tật. Đặc biệt các chƣơng

trình kể trên đã ngày càng tập trung vào đối tƣợng trẻ em thiệt thòi và các vùng có khó khăn, vùng núi và dân tộc thiểu số. Sự hỗ trợ của LHQ đƣợc thể hiện đậm nét ở các dự án: lồng ghép phát triển trẻ thơ, lớp ghép cho con em dân tộc thiểu số, giáo dục sức khoẻ và vệ sinh môi trƣờng, lớp học linh hoạt, giáo dục cho con em dân tộc ngƣời Khmer. Hoạt động của các dự án nêu trên đã góp phần huy động thêm trẻ em đến lớp học, giảm tỷ lệ lƣu ban, bỏ học, nâng cao chất lƣợng dạy và học, tăng cƣờng trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, bồi dƣỡng và đào tạo giáo viên theo chuyên đề. Giai đoạn này ngân sách của LHQ dành cho tất cả các dự án giáo dục ƣớc tính khoảng 10 triệu USD. Ngồi ra, LHQ cịn tạo điều kiện cho một số đoàn cán bộ tham gia các dự án, đi tham quan, khảo sát ở nƣớc ngoài để trao đổi và học tập kinh nghiệm trong khu vực và quốc tế. Đồng thời cũng chú ý đến việc hỗ trợ khẩn cấp khi các địa phƣơng gặp thiên tai và có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. Kể từ năm 1995, hàng năm UNICEF hỗ trợ thêm cho ngành giáo dục 9000 USD để động viên, khuyến khích cho hoạt động “Ngày toàn dân đƣa trẻ em đến trƣờng”. Hoạt động này đã đƣợc các địa phƣơng hoan nghênh, hƣởng ứng và động viên đƣợc hơn 95% số trẻ em đến tuổi học vào lớp.

Từ 1996 - 2000, Chƣơng trình hợp tác quốc gia Việt Nam - LHQ đã đƣợc Chính phủ phê duyệt với tổng ngân sách của Liên hợp quốc là 135 triệu USD, trong đó ngân sách thƣờng xuyên là 44 triệu USD, ngân sách vận động là 91 triệu USD. Tuy nhiên, giai đoạn này do khó khăn về tài chính của các tổ chức LHQ, ngân sách thƣờng xuyên của trƣơng trình hợp tác quốc tế Việt Nam - Liên hợp quốc cắt giảm gần 25%, dẫn tới ngân sách thƣờng xuyên năm 1996 bị cắt giảm 10% [21;73]. Đặc điểm nổi bật của trƣơng trình hợp tác quốc gia Việt Nam - LHQ giai đoạn này là chủ trƣơng đầu tƣ tập trung và có trọng điểm. Chƣơng trình gồm 9 dự án có diện phủ tƣơng đối rộng và 10 dự án tập trung trong phạm vi 142 huyện trọng điểm của 61 tỉnh, thành phố. 10 dự án giới hạn trong phạm vi 142 huyện trọng điểm là: chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ bà mẹ, giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng do thiếu năng lƣợng, kiểm soát thiếu máu, phát triển tuổi thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục khơng chính quy,

phụ nữ trong phát triển, trẻ em có hồn cảnh khó khăn và tăng cƣờng năng lực địa phƣơng. Một trong những mục đích chính của sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và LHQ giai đoạn 1996 - 2000 là hỗ trợ để thực hiện thành công việc phổ cập giáo dục tiểu học ở Việt Nam vào năm 2000.

Sự giúp đỡ của LHQ là chất xúc tác, tạo cơ sở cho các hoạt động ở những địa phƣơng khó khăn, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng núi và các dân tộc thiểu số để hỗ trợ những nơi này hồn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học và xố mù chữ. Năm 1996 với kinh phí khoảng 2 triệu USD, bằng tiền mặt và trang thiết bị dạy học với sự quan tâm của các bộ, ngành ở trung ƣơng và địa phƣơng, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, với sự tận tâm của các cán bộ chƣơng trình của LHQ cũng nhƣ tồn thể ban điều hành, các chủ nhiệm dự án ở các cấp, chƣơng trình giáo dục đã hồn thành việc xây dựng tài liệu giảng dạy và các đợt tập huấn cho giáo viên, cán bộ xã và huyện, cấp sách giáo khoa, vở viết, bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Hàng vạn học sinh tiểu học ở những vùng khó khăn, con em dân tộc thiểu số đƣợc cấp sách vở, bút để đến trƣờng bằng hình thức thích hợp nhất. Hàng nghìn giáo viên dạy ở các vùng trọng điểm và dạy tiếng dân tộc đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và cấp một số thiết bị dạy học và phƣơng tiện đi lại.

Từ năm 2000 đến nay, về việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đã tiến những bƣớc rõ rệt trong công tác giáo dục, đặc biệt thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. LHQ đã hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia, nhằm đƣa ra những tƣ vấn quý cho Chính phủ Việt Nam xây dựng các chính sách, chiến lƣợc phát triển. Tiêu biểu: Chiến lƣợc phát triển giáo dục và dào tạo 2001 - 2010; Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi ngƣời 2003 - 2015; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo 2001 - 2005; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.

Trong thế kỷ mới với sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố, Đảng và Chính phủ đã dành nhiều vốn đầu tƣ cho Giáo dục và Đào tạo. Nguồn ngân sách chi cho giáo dục nói chung và chi cho giáo dục tiểu học nói riêng liên tục tăng “đạt 15% tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2000, tăng lên 17,4% năm 2004 và

dự kiến đạt 20% năm 2010”. Trong các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục, nguồn vốn ODA chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt LHQ đóng vai trị trung gian kêu gọi nhiều quốc gia nhiều tổ chức của thế giới hỗ trợ cho Việt Nam trong công tác giáo dục và đào tạo. Các dự án hợp tác với LHQ và các quốc gia cũng nhƣ các tổ chức khác, đã giành phần lớn cho giáo dục cơ bản (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã và đang triển khai với tổng số vốn hàng trăm triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)