Hoạt động giữ gìn hồ bình, giải quyết xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 77)

2.2. Quan hệ Việt Nam – Liên Hợp Quốc từ tháng 10/2007 đến năm 2009

2.2.2.1. Hoạt động giữ gìn hồ bình, giải quyết xung đột

Kể từ ngày 1/1/2008, Việt Nam đảm nhiệm vị trí ủy viên khơng thƣờng trực HĐBA-LHQ quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Tại phiên họp đầu tiên của HĐBA trong năm 2008 ( ngày 7/1/ 2008), Việt Nam đƣợc bầu làm Chủ tịch Uỷ ban về Sierra Leone, Phó chủ tịch Uỷ ban về Lebanon, Cộng hoà dân chủ Conggo, Uỷ ban chống khủng bố. Sáu vấn đề đƣợc cho là trọng tâm của HĐBA năm 2008, đó là vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, vấn đề Myanmar, Kosovo, Trung Đông- Israel/ Palestine, Sudan/Darfur và khủng hoảng hạt nhân Iran. Sau hai năm thành công trên cƣơng vị ủy viên không thƣờng trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam luôn kiên định quan điểm của mình đối với những vấn đề cần quan tâm giải quyết của HĐBA.

Đối với vấn đề Trung Đông- Israel/ Palestine: Việt Nam trông đợi LHQ

sẽ cùng các quốc gia tăng cƣờng nỗ lực nhằm tạo dựng một nền hồ bình ổn định ở khu vực Trung Đơng, trong đó có việc tìm kiếm giải pháp thích hợp cho cuộc xung đột Israel / Palestine. Một nền hồ bình lâu bền ở Trung Đơng chỉ có thể đạt đƣợc thông qua một giải pháp lâu dài tối ƣu cho vấn đề Palestine. Việt Nam ủng hộ giải pháp hai nhà nƣớc, trong đó có việc thành lập Nhà nƣớc Palestine độc lập, tồn tại hồ bình với Israel trên cơ sở các nghị quyết liên quan của LHQ.

Ngày 22/7/2008, tại New York (Mỹ), trên cƣơng vị Chủ tịch HĐBA, Đại sứ Lê Lƣơng Minh đã chủ trì cuộc thảo luận mở của Hội đồng về tình hình Trung Đơng và Palestine. Đại sứ Lê Lƣơng Minh khẳng định thƣơng lƣợng hịa bình là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột Israel/ Palestine. Phát biểu tại cuộc thảo luận với tƣ cách đại diện Việt Nam, Đại sứ Lê Lƣơng Minh kêu gọi các bên liên quan từ bỏ bạo lực, thực hiện những thỏa thuận đã đạt đƣợc trƣớc đây, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, và tiếp tục thúc đẩy tiến trình hịa bình trên cơ sở các nghị quyết liên quan của LHQ, nguyên tắc "đổi đất lấy hịa bình" và kết quả Hội nghị Annapolis (Mỹ) [57]. Đại diện Việt Nam hoan nghênh tiến trình thƣơng lƣợng giữa Israel và Palestine về quy chế cuối cùng, đánh giá cao cam kết của cộng đồng quốc tế tại các hội nghị đƣợc tổ chức trong thời gian qua ở Paris,

Bethlehem và Berlin cũng nhƣ vai trị trung gian của nhóm Bộ Tứ, Liên đồn Arập và các nƣớc khu vực.

Đối với vấn đề Kosovo: Chính sách cơ bản của Việt Nam là ủng hộ việc

giải quyết bất đồng xung đột thông qua đối thoại và thƣơng lƣợng hồ bình. Ngày 16/1/2008, HĐBA-LHQ đã họp để thảo luận báo cáo của Tổng thƣ ký LHQ về hoạt động của Phái bộ Hành chính lâm thời LHQ tại Kosovo (UNMIK). Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Lê Lƣơng Minh, Trƣởng phái đoàn Đại diện thƣờng trực nƣớc ta tại LHQ ghi nhận một số diễn biến tích cực trong tình hình chính trị, an ninh tại Kosovo nhƣ việc giảm bạo lực và ổn định tƣơng đối, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình hình cịn nhiều tiêu cực nhƣ xung đột giữa các sắc tộc, hoạt động của các nhóm cực đoan và nhiều yếu tố tiềm tàng bất ổn khác.

Liên quan tới việc tìm giải pháp tồn diện cho vấn đề Kosovo, Đại sứ Lê Lƣơng Minh đánh giá cao nỗ lực của "Bộ ba" Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU) trong việc thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan nhằm tìm giải pháp cho quy chế tƣơng lai của Kosovo, và nhấn mạnh chính sách cơ bản của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết bất đồng và xung đột thông qua đối thoại và thƣơng lƣợng hồ bình. Việt Nam cho rằng bất cứ giải pháp nào cho vấn đề Kosovo đều tác động đến hồ bình và ổn định khơng chỉ ở khu vực Balkan, mà ở cả châu Âu và trên tồn thế giới, do đó giải pháp cho vấn đề Kosovo phải đƣợc dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chƣơng LHQ, trong đó có ngun tắc tơn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phải phù hợp với các nghị quyết liên quan của HĐBA, trong đó có Nghị quyết 1244 (1999) [33].

Đối với vấn đề Sudan/Darfur: Việt Nam quan ngại sâu sắc trƣớc tình hình

nhân đạo đang xấu đi tại Darfur với việc số ngƣời tị nạn cũng nhƣ những ngƣời bị buộc phải rời bỏ nhà cửa tăng lên, trong khi các cuộc tấn công nhằm vào dân thƣờng vẫn tiếp diễn. Việt Nam ủng hộ công tác cứu trợ của LHQ tại Darfur, và ủng hộ triển khai Phái bộ hỗn hợp của LHQ và Liên minh châu Phi (UNAMID) tại Darfur, Sudan theo tinh thần Nghị quyết 1769 ngày 31/7/2007.

Việt Nam ủng hộ một giải pháp chính trị tồn diện và bền vững cho cuộc xung đột Darfur cũng nhƣ việc chính phủ Sudan và UNAMID tăng cƣờng hợp tác theo tinh thần Hiệp định ký ngày 9/2/2008 giữa hai bên.

Ngày 11/6/2009 , HĐBA đã họp nghe phó Tổng thƣ ký LHQ phụ trách điều phối c ác hoạt động nhân đạo , ông John Holmes , báo cáo về tình hình nhân đa ̣o ta ̣i Sudan . Phát biểu tại cuộc họp , Đa ̣i sƣ́ Lê Lƣơng Minh hoan nghênh viê ̣c thành lâ ̣p Ủy ban cấp cao giƣ̃a Sudan và LHQ nhằm thúc đẩy đối thoại về nhân quyền và c ho rằng cơ chế hơ ̣p tác này sẽ ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n Thông cáo chung về hoa ̣t đô ̣ng nhân đa ̣o ký kết giƣ̃a Chính phủ Sudan và LHQ tháng 3/2007 [34].

Đối với vấn đề Myanmar: là một nƣớc trong khối ASEAN, Việt Nam có lợi thế đóng vai trị cầu nối trung giữa các bên cho một giải pháp. Quan điểm của Việt Nam cho rằng Myanmar không phải là mối đe doạ hồ bình, an ninh khu vực và quốc tế. Việt Nam ủng hộ vai trò hợp tác xây dựng giữa LHQ và Myanmar trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng LHQ.

Tại cuộc họp hôm 18/3/2008 do HĐBA-LHQ đã tổ chức công khai nghe ông Ibrahim Gambari, Cố vấn đặc biệt của Tổng thƣ ký LHQ, báo cáo kết quả chuyến thăm làm việc của ông tại Myanmar từ ngày 6-10/3, và nghe đại diện Chính phủ Myanmar trình bày quan điểm về tình hình nƣớc mình. Phát biểu tại cuộc tham vấn sau đó, Đại sứ Lê Lƣơng Minh, đại diện Việt Nam tại HĐBA, đề cập tới những tiến triển tích cực tại Myanmar cũng nhƣ trong quá trình tìm giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ Lê Lƣơng Minh ủng hộ quan điểm cần kiên trì thúc đẩy đối thoại giữa các bên ở Myanmar tiến tới hòa giải dân tộc, thực hiện thành cơng Lộ trình dân chủ 7 điểm; ủng hộ cách đặt vấn đề toàn diện về một giải pháp cho vấn đề Myanmar, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với vai trò trung gian của LHQ, đặc biệt của Cố vấn đặc biệt Gambari [35]. Đại sứ Lê Lƣơng Minh nhấn mạnh, Việt Nam sẽ cùng các nƣớc ASEAN tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực giải quyết vấn đề Myanmar theo hƣớng tôn trọng độc lập, chủ quyền của Myanmar.

Đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên: Ngày 4/10/2007, trả lời

câu hỏi của phóng viên về thoả thuận đạt đƣợc ngày 3-10-2007 tại cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: “Việt Nam ln ủng hộ chủ trƣơng phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, mong muốn khu vực Đơng Bắc Á hồ bình, ổn định và phát triển”. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao kết quả tích cực đạt đƣợc tại vòng đàm phán 6 bên lần này, coi đây là bƣớc tiến quan trọng trên lộ trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, mong các bên liên quan sớm đạt đƣợc giải pháp tích cực để giải quyết thoả đáng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, duy trì hồ bình, ổn định ở khu vực Đơng Bắc Á và trên thế giới.

Trong khả năng của mình, Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình này. Cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc ra Tuyên bố về phát triển quan hệ Nam- Bắc Triều Tiên hoà bình và thịnh vƣợng sau khi kết thúc Hội đàm cấp cao liên Triều. Ngƣời phát ngơn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: “Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao kết quả hội đàm cấp cao liên Triều lần thứ hai. Đây là một bƣớc tiến tích cực, quan trọng trong lộ trình cải thiện và phát triển quan hệ giữa hai miền Triều Tiên hƣớng tới mục tiêu xây dựng nền hồ bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên” [36]. Việt Nam hy vọng rằng, việc triển khai kết quả đạt đƣợc tại cuộc hội đàm cấp cao liên Triều lần này sẽ góp phần thúc đẩy hồ giải, hợp tác và duy trì hồ bình, ổn định ở bán đảo Triều tiên và khu vực.

Vấn đề hạt nhân Iran: Trong nhiều năm qua, chƣơng trình hạt nhân của

Iran ln đƣợc coi là chủ đề “nóng” trên bàn nghị sự của HĐBA khi Tehran trƣớc sau vẫn khẳng định phát triển năng lƣợng hạt nhân vì mục đích hịa bình, trong khi Mỹ và một số nƣớc phƣơng Tây luôn cáo buộc Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

Tại cuộc họp thứ 5848 của HĐBA-LHQ ngày thứ 3/3/2008 thông qua nghị quyết về vấn đề hạt nhân của Iran, đại sứ Lê Lƣơng Minh, Trƣởng phái đoàn thƣờng trực, Đại diện Việt Nam tại HĐBA nêu rõ “với tƣ cách là một thành viên có trách nhiệm của Hiệp ƣớc Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân

(NPT), Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của cả ba trụ cột chính của chính của hiệp ƣớc này, đó là việc khơng phổ biến vũ khí hạt nhân. Tơn trọng quyền của tất cả các nƣớc thành viên đƣợc phát triển nghiên cứu, sản xuất và sử dụng năng lƣợng hạt nhân vì mục đích hồ bình, và việc mỗi nƣớc thành viên tiến hành thƣơng lƣợng về các biện pháp chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân và giải trừ hạt nhân. Việt Nam cho rằng việc các nƣớc thành viên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu trong NPT và đƣợc hƣởng lợi ích mà hiệp ƣớc này mang lại sẽ góp phần duy trì hồ bình và an ninh quốc tế vào sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia” [27;170,171]. Việt Nam luôn theo sát vấn đề hạt nhân Iran và mong muốn vấn đề này đƣợc giải quyết bằng biện pháp hồ bình và thơng quan đối thoại, đồng thời ln ủng hộ vai trị của LHQ đối với vấn đề hạt nhân Iran.

Bản báo cáo ngày 22/2/2008 của Tổng Giám đốc IAEA, trong khi thừa nhận tiến bộ trong việc Iran hợp tác với IAEA, cho thấy Iran vẫn cần phải đáp ứng những yêu cẩu của HĐBA và IAEA. Với việc phạm vi thi hành các biện pháp đƣợc nêu trong Dự thảo nghị quyết, cụ thể là Nghị quyết 1737(2006) và Nghị quyết 1747 (2007) đã đƣợc HĐBA nhất trí thơng qua, Việt Nam bỏ phiếu thuận đối với Dự thảo Nghị quyết. Đại sứ Lê Lƣơng Minh chỉ rõ: “Quyết định bỏ phiếu thuận đối với Dự thảo Nghị quyết, Việt Nam tin tƣởng rằng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hồ bình vấn đề hạt nhân của Iran, kể cả việc chấm dứt chính sách thù địch chống Iran, bảo đảm các lợi ích an ninh chính đáng của Iran và tôn trọng quyền của Iran đƣợc sử dụng năng lƣợng hạt nhân vì mục hồ bình. Việt Nam cũng cho rằng việc thiết lập một khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Cận Đơng theo các nghị quyết liên quan của Đại Hội đồng LHQ, và việc tất cả các nƣớc trong khu vực tham gia Hiệp ƣớc Không phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ là những bƣớc tích cực theo hƣớng này” [27;172-173].

2.2.2.2. Hoạt động về giải trừ qn bị, khơng phổ biến vũ khí hạt nhân

Hoạt động giải trừ quân bị của LHQ bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhƣ: Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, giải trừ vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ

khí huỷ diệt hàng loạt, các thảm họa về sử dụng khoảng không vũ trụ, sử dụng vũ khí thơng thƣờng. Trong số các nội dung trên, giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, giải trừ vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí huỷ diệt hàng loạt là ba nội dung quan trọng nhất.

Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để là "mục tiêu tối cao của nỗ lực giải trừ quân bị" đƣợc LHQ khởi xƣớng từ năm 1959. Các quốc gia thành viên lúc đó đã đƣa ra những đề xuất nhằm giải trừ quân bị theo từng giai đoạn với những nội dung đa dạng nhƣ: các chủng loại vũ khí, các lực lƣợng vũ trang phải giải tán trƣớc hết, số lƣợng cho phép tồn tại và phƣơng thức thanh sát. Năm 1978, nhóm làm việc nhằm soạn thảo dự thảo chƣơng trình tồn diện về giải trừ quân bị đƣợc thành lập. Thế nhƣng những nỗ lực và hoạt động của LHQ vào những năm tiếp theo vẫn chƣa đƣa lại kết quả khả quan bởi nguyên nhân các nƣớc chƣa đạt đƣợc sự thống nhất. Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để đang cịn là vấn đề khó khăn của LHQ.

Trong năm thứ 2 nhiệm kỳ ủy viên không thƣờng trực HĐBA, Việt Nam cũng vinh dự giữ chức Chủ tịch Hội nghị giải trừ quân bị vào ngày 10/9/2008. Hội nghị giải trừ quân bị (CD) đƣợc thành lập vào năm 1979 theo thoả thuận của các nƣớc thành viên LHQ, là cơ quan thƣơng lƣợng giải trừ quân bị đa phƣơng duy nhất, ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, nên có ý nghĩa thiết yếu đối với sự sống còn của nhân loại. Tại khóa họp đầu năm 2009, Việt Nam nhận trách nhiệm là chủ tịch luân phiên của Hội nghị giải trừ quân bị gồm 65 quốc gia thành viên, bao gồm 5 quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Tại Hội nghị giải trừ quân bị, kỳ họp thứ nhất khóa họp năm 2009 tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 12/2, đại biểu Algeria thay mặt nhóm 21 nƣớc, Cộng hòa Séc, Liên minh châu Âu (EU) và các đại biểu của Brazil, Pakistan, Costa Rika, Áo và Venezuela phát biểu tại hội nghị đã hoan nghênh và đánh giá cao Việt Nam làm tốt vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội nghị trong kỳ họp đầu tiên của khóa họp năm 2009 và có sự khởi đầu rất tốt cho công việc cả năm của Hội nghị. Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị cho biết, kỳ họp đã thơng qua chƣơng trình nghị sự cho khóa

họp và thỏa thuận về khn khổ tổ chức các cuộc thảo luận khơng chính thức về tất cả 7 đề mục chính.

Bảy đề mục chính là giải trừ quân bị hạt nhân; cấm sản xuất chất phân hạch để sản xuất vũ khí hạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác; ngăn ngừa chạy đua vũ trang trong khoảng không vũ trụ; các cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo các nƣớc khơng có vũ khí hạt nhân không bị tấn công hoặc đe dọa tấn cơng bằng vũ khí hạt nhân; các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới, vũ khí phóng xạ; và chƣơng trình giải trừ quân bị toàn diện và minh bạch trong vũ trang. Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh phái đoàn Việt Nam ghi nhận tuyên bố của các nƣớc thành viên, các nhóm khu vực sẵn sàng cam kết tích cực vào cơng việc của Hội nghị. Ba cuộc thảo luận khơng chính thức đầu tiên đƣợc đánh dấu bằng sự tham gia rất tích cực của các thành viên với những đề nghị cụ thể [39].

Trong số những văn kiện quốc tế liên quan đến nội dung này, đáng kể nhất là Hiệp ƣớc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non -Proliferation Treaty - NPT). Văn kiện này bắt đầu đƣợc mời ký kết kể từ ngày 1/7/1968,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)