Các mục tiêu Thiên niên kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 41 - 50)

2.1. Quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc từ năm 1991 đến năm 2007

2.1.1.4. Các mục tiêu Thiên niên kỷ

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs ) là 8 mục tiêu đƣợc 189 quốc gia thành viên LHQ nhất trí phấn đấu đạt đƣợc vào năm 2015. Những mục tiêu này đƣợc ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng LHQ ở New York, Mĩ. Trƣớc đó, năm 1996, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED) đã tiên phong trong việc đƣa ra các Mục tiêu

Phát triển Quốc tế trong bản Báo cáo Định hướng Thế kỷ 21 là tiền thân của

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ biểu hiện sự nhất trí của các nhà lãnh đạo trên thế giới trong việc vƣợt qua các thách thức lớn của thế kỉ 21. Tuy tên gọi là có vẻ mới, nhƣng các MDGs khơng phải là điều gì mới. Các mục tiêu

này đã xuất hiện từ những năm 90 sau các hội nghị thƣợng đỉnh của LHQ và đƣợc tập hợp lại vào Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000. Các mục tiêu này bao gồm: giảm một nửa tình trạng đói nghèo cùng cực, thực hiện giáo dục tiểu học phổ cập, thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh khác, bảo đảm môi trƣờng bền vững, phát triển quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển. Thời hạn tính là từ năm 1990 đến 2015.

Song song với phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và ƣu tiên nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Các chính sách và thể chế đƣợc đổi mới nhằm tăng khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển xã hội. Các vùng kém phát triển, các nhóm dân cƣ nghèo, dễ bị tổn thƣơng đƣợc ƣu tiên hỗ trợ về sinh kế, khả năng tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội và đảm bảo đƣợc cung cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu. Mục tiêu mà Việt Nam đặt ra là tăng trƣởng kinh tế luôn đi đôi với các nỗ lực giảm nghèo với tám Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đƣợc lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và ở các địa phƣơng. Ngoài ra, Việt Nam bổ sung thêm vào hệ thống các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ một số mục tiêu phát triển mang tính đặc thù của đất nƣớc (VDG).Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam việc phấn đấu thực hiện MDGs và VDG cũng chính là nỗ lực thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giảm nghèo và phát triển xã hội. Kết quả của những nỗ lực này là việc Việt Nam đạt đƣợc những thành quả quan trọng trong mục tiêu xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ; tiếp tục đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt trội về bình đẳng giới. Đây cũng chính là nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lƣợc, kế hoạch phát triển của Việt Nam.

Với tất cả nỗ lực và cố gắng thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, trong đó thực hiện các mục tiêu MDG, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành quả quan trọng trong lĩnh vực xố đói, giảm nghèo;

giải quyết việc làm; chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ; tiếp tục đạt đƣợc những tiến bộ vƣợt trội về bình đẳng giới…

Tính đến năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành một phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ đã cam kết trƣớc cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên cũng cần phải có những nỗ lực vƣợt bậc để có thể đảm bảo đƣợc 2 mục tiêu về ngăn ngừa tình trạng lây lan của HIV/AIDS(MDG6) và đảm bảo bền vững về môi trƣờng (MDG7).

*Mục tiêu thứ 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói.

Thực hiện mục tiêu phát triển của LHQ, Việt Nam coi xố bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói là nhiệm vụ trọng tâm. Việt Nam từng đƣợc xem là một ví dụ điển hình về sự thành cơng trong việc xóa đói và giảm nghèo, trong đó giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cƣ, thành thị, nơng thơn, các vùng địa lý. Trong lĩnh vực giảm nghèo, Việt Nam đƣợc coi là quốc gia khá thành công trong số các quốc gia cam kết thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Tính đến cuối năm 2002, Việt Nam đã đạt mục tiêu “giảm ½ tỷ lệ nghèo” tức là từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002. Tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 14,5% vào năm 2008 và tỷ lệ nghèo năm 2009 là 12,3%. Tỷ lệ ngƣời đói, đo lƣờng bằng chuẩn nghèo lƣơng thực thực phẩm giảm từ 24,9% năm 1993 xuống còn 10,9% năm 2002 và 6,9% năm 2008 [59;2].

Tỷ lệ nghèo không chỉ giảm trên bình diện quốc gia mà cịn giảm ở tất cả các nhóm dân cƣ, thành thị, nơng thơn, các nhóm dân tộc và ở các vùng địa lý. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao ở một số địa bàn, đặc biệt ở vùng Tây Bắc và ở nhóm dân tộc thiểu số. Cho tới năm 2008, hơn 50% ngƣời dân tộc thiểu số vẫn là ngƣời nghèo, chiếm tới hơn một nửa tổng dân số nghèo Việt Nam. Hiện nay, việc giảm nghèo trong nhóm ngƣời di cƣ từ nông thôn ra thành thị và ngƣời nghèo thành thị vẫn đang là một thách thức lớn. Sự tập trung của ngƣời nghèo tại những địa bàn đặc thù, đối tƣợng đặc thù sẽ làm nỗ lực tiếp tục giảm nghèo cho những đối tƣợng này khó khăn hơn, địi hỏi cần có cách tiếp cận đổi mới trong giảm nghèo trong thời gian tới.

Ngay từ khi mới thống nhất đất nƣớc, giáo dục đã đƣợc Đảng và Chính phủ rất quan tâm, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng dạy và học, huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hƣớng xã hội hoá.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã tiến những bƣớc rõ rệt trong công tác giáo dục, đặc biệt thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. LHQ đã hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia, nhằm đƣa ra những tƣ vấn cho Chính phủ Việt Nam xây dựng các chính sách, chiến lƣợc phát triển. Cụ thể: Chiến lƣợc phát triển giáo dục và dào tạo 2001 - 2010; Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi ngƣời 2003 - 2015; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo 2001 - 2005; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.

Trong thế kỷ mới với sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố, Đảng và Chính phủ đã dành nhiều vốn đầu tƣ cho Giáo dục và Đào tạo. Nguồn ngân sách chi cho giáo dục nói chung và cho giáo dục tiểu học nói riêng liên tục tăng, đạt 15% tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2000, tăng lên 17,4% năm 2004 và dự kiến đạt 20% năm 2010 [21;74]. Trong các nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục, nguồn vốn ODA chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt LHQ đóng vai trị trung gian, kêu gọi nhiều quốc gia nhiều tổ chức của thế giới hỗ trợ cho Việt Nam trong công tác giáo dục và đào tạo. Các dự án hợp tác với LHQ và các quốc gia cũng nhƣ các tổ chức khác, đã giành phần lớn cho giáo dục cơ bản (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã và đang triển khai với tổng số vốn hàng trăm triệu USD.

LHQ đã cùng Chính phủ Việt Nam ban hành các chính sách nhằm thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc ít ngƣời và trẻ em các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, LHQ đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện một số chính sách ƣu tiên cho các vùng này, cụ thể là hỗ trợ đầu tƣ theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn thơng qua các chƣơng trình đặc biệt, phát hành trái phiếu giáo dục nhằm hỗ trợ cho các tỉnh

miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh khó khăn thực hiện mục tiêu xố phịng học ba ca và tranh tre nứa lá vào năm 2005.

*Mục tiêu thứ 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ.

Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ về tăng cƣờng bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ. So với các quốc gia có cùng mức độ phát triển và thu nhập. Việt Nam có các chỉ số về bình đẳng giới khá cao và đã xoá bỏ đƣợc những khác biệt về giới trong giáo dục. Bình đẳng giới ở khía cạnh việc làm và thu nhập cũng đạt đƣợc bƣớc tiến quan trọng; trong số lao động mới tăng thêm hàng năm, nữ giới chiếm khoảng 49%. Phụ nữ ngày càng bình đẳng hơn về vị trí xã hội, tự ứng cử và giới thiệu ứng cả đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; vị trí lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì bất bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại ở một số vùng nơng thơn, miền núi. Vẫn cịn có chênh lệch về trình độ giáo dục giữa nam và nữ ở những ngƣời lớn tuổi. Phụ nữ vẫn có xu hƣớng làm việc giản đơn hơn so với nam giới. Những định kiến về giới, tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, nam giới đƣợc coi trọng và ƣu tiên hơn phụ nữ trong cơng việc gia đình và xã hội. Ở một số nơi, bạo hành gia đình vẫn là vấn đề khá nghiêm trọng đặc biệt là ở nông thôn, miền núi.

*Mục tiêu thứ 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

Với mục tiêu này, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF), ngoài ra là sự hỗ trợ hợp tác của Tổ chức y tế thế giới (WHO). LHQ phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện thành cơng Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong đó nội dung tiêm phịng sởi cho trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc đặc biệt quan tâm. LHQ và Việt Nam soạn thảo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, ban hành những quy định cụ thể về quyền của trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đƣợc khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế nhà nƣớc.

Chƣơng trình hợp tác 2004 - 2005 đƣợc thơng qua đầu năm 2004 có ngân sách 3,9 triệu USD [21;78,79]. Chƣơng trình này bao gồm 12 dự án: Tiêm chủng và phát triển vacxin, bệnh sốt rét và ký sinh trùng, phịng bệnh lao và thanh tốn bệnh phong, giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các nguy cơ chủ yếu đối với sức khoẻ thông qua các chiến lƣợc về môi trƣờng lành mạnh và nâng cao sức khoẻ, phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm, phát triển hệ thống tài chính, kỹ thuật y tế và dƣợc, thơng tin và chính sách y tế. So với mục tiêu đặt ra, Việt Nam đã tiến đến gần Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đối với chỉ tiêu tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi và tỷ suất tử vong trẻ dƣới 1 tuổi. Dù tốc độ giảm các tỷ suất này có xu hƣớng chậm lại và không thay đổi trong vài năm gần đây nhƣng Mục tiêu này có thể đạt đƣợc với những nỗ lực của Việt Nam từ nay đến năm 2015. Bên cạnh đó chƣơng trình tiêm chủng mở rộng đƣợc tiếp tục thực hiện với quy mô rộng hơn, chất lƣợng hơn, mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi đã giảm nhiều. Trong thời gian tới thách thức đối với Việt Nam là cần thúc đẩy giảm tỷ suất tử vong trẻ dƣới 5 tuổi và dƣới 1 tuổi để đạt đƣợc mục tiêu MDG4.

*Mục tiêu thứ 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ.

Lĩnh vực tăng cƣờng sức khoẻ cho bà mẹ cũng đƣợc LHQ và chính phủ Việt Nam quan tâm, nhất là cơng tác chăm sóc bà mẹ mang thai. Tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhƣng ở các vùng sâu, vùng xa điều kiện chăm sóc sức khoẻ các bà mẹ đƣợc cải thiện, nhiều bà mẹ đã đƣợc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thiết, cung cấp dịch vụ an toàn ở một số địa phƣơng, chất lƣợng cán bộ y tế, hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ đƣợc nâng cao…

Cùng với sự giúp đỡ của LHQ, thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản và lồng ghép kế hoạch hố gia đình vào chăm sóc trƣớc và sau khi sinh . Có đƣợc các kết quả này là nhờ sự nỗ lực chung của chính phủ và các đối tác phát triển. Hơn nữa, việc thực hiện Chiến lƣợc Dân số (giai đoạn 2001- 2010), Chiến lƣợc quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản (giai đoạn 2001-

2010), Kế hoạch Tổng thể Quốc gia về Làm mẹ an toàn (giai đoạn 2003-2010) và Chính sách chăm sóc y tế miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi đã minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Số liệu từ Báo cáo của chính phủ cho thấy tỷ suất chết bà mẹ (MMR) năm 2008 là 75 ca chết trên 100.000 ca sinh sống. Tuy nhiên, tỷ suất chết bà mẹ tại Việt Nam có sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi. Tỷ suất này cao hơn ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Để đạt đƣợc Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ với chỉ tiêu là giảm 75% tỷ suất chết bà mẹ vào năm 2015 [57], Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ và bình đẳng giới, quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe phụ nữ và mở rộng đầu tƣ vào các nỗ lực giúp giảm tử vong mẹ.

*Mục tiêu thứ 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác.

Trƣớc tình trạng gia tăng mức độ lây lan HIV/AIDS bằng nỗ lực của mình cùng với sự hỗ trợ của LHQ và các tổ chức quốc tế, Việt Nam có nhiều nỗ lực về tổ chức và phòng chống HIV/AIDS. Việt Nam đã tham gia ký kết các văn bản, điều ƣớc quốc tế quan trọng về phịng chống HIV/AIDS. Tại khố họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS (6/2001); Bộ trƣởng Y tế đã tham dự và ký hai cam kết cấp Bộ trƣởng vào các năm 2001, 2004 về phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc "Ba thống nhất" do LHQ khởi xƣớng vào 2/2004 đó là: Thống nhất một khung hành động phịng chống HIV/AIDS, tạo cơ sở cho công tác điều phối các hoạt động của tất cả các đối tác; Thống nhất một cơ quan điều phối phòng chống AIDS cấp quốc gia và phƣơng châm hoạt động liên ngành; Thống nhất một hệ thống theo dõi và đánh giá cấp quôc gia.

Để thực hiện các cam kết này LHQ đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng "Chiến lƣợc quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020" nội dung của chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên tuyên bố chung của LHQ, đặc biệt

Tun ngơn Cam kết phịng chống HIV/AIDS năm 2001 tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS.

Bệnh sốt rét, lao là những căn bệnh ở Việt Nam đang còn phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tỷ lệ mắc bệnh giảm chậm, có nhiều diễn biến phức tạp. Theo tinh thần Tuyên bố Thiên niên kỷ của LHQ và những nỗ lực trong thập kỷ qua, việc thực hiện mục tiêu Chiến lƣợc quốc gia phòng chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên hợp quốc từ sau chiến tranh lạnh (1991 2009) (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)