Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nông dân, lãnh đạo cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 43 - 49)

1.1.3 .Thực tiễn mối quan hệ giữa công nhân với nông dân Việt Nam

1.3. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông

1.3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nông dân, lãnh đạo cách

của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về chính đảng kiểu mới của giai cấp vô sản và trên cơ sở của vấn đề lợi ích. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh của Việt nam, đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa Đảng với nông dân. Người đã để lại những giá trị về mặt lý luận và thực tiễn trên lĩnh vực này. Để hiểu rõ sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề này, trong luận văn tác giả làm rõ những nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân ở những điểm sau:

1.3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nông dân, lãnh đạo cách mạng đạo cách mạng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, chẳng những đáp ứng được yêu cầu về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vô sản mà còn tạo ra một mối quan hệ máu thịt, biện chứng giữa Đảng với giai cấp nông dân hay cụ thể hơn là giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, giai cấp địa chủ phong kiến mà đại diện là triều đình nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của chúng. Trái lại, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước và bè lũ bán nước.

Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trước khi ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có rất nhiều phong trào yêu nước khắp cả nước nổ ra liên tiếp, kết thành những đợt sóng đấu tranh liên tục, mạnh mẽ: khởi nghĩa Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ những năm 1861 – 1864; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên những năm 1883 – 1892; khởi nghĩa Hương

Khê ở Hà Tĩnh những năm 1885 – 1896; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa những năm 1886 – 1887; khởi nghĩa Hùng Lĩnh ở Hà Tĩnh nhưng năm 1887 – 1892; khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang những năm 1887 – 1913; phong trào Đông du, phong trào Duy Tân, phong trào Đông kinh nghĩa thục vào những năm đầu thế kỷ thứ XX... Tất cả các phong trào đó đều thể hiện tinh thần yêu nước vô cùng mãnh liệt, chống thực dân Pháp xâm lược và sự hà khắc, tham nhũng của bọn quan lại phong kiến làm tay sai, hợp tác với giặc phản dân, hại nước. Tất cả đều thể hiện một ý chí quật cường là giành độc lập tự do cho đất nước. Dù chưa đạt được mục tiêu, song các phong trào yêu nước lúc bây giờ, xét về khách quan, đã hình thành những yếu tố cơ bản của một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, bao gồm nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh, nhà buôn nhỏ,... trong đó phần đông là nông dân.

Nhưng, do những hạn chế về điều kiện lịch sử, các phong trào yêu nước của tất cả các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội lúc ấy, kể cả phong trào yêu nước có công nhân tham gia, đều chưa có đường lối cách mạng đúng đắn. Những người lãnh đạo phong trào chưa phân biệt được bạn, thù, chưa nhận thức được rằng đế quốc Pháp xâm lược nước ta không phải là một hiện tượng riêng lẻ mà là một vấn đề thời đại gắn liền với giai đoạn chủ nghĩa tư bản đê quốc thống trị thế giới. Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và Liên bang Xô Viết ra đời, họ vẫn chưa nhận rõ cách mạng Việt Nam lúc đó phải đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập cho nước nhà và đánh đổ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Họ càng không thấy được lực lượng chủ yếu của cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, cách mạng Việt Nam phải do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước về đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

Từ một người yêu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 năm 1920) và trở

thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên ý thức được vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, lực lượng cách mạng to lớn của giai cấp nông dân.

Sau khi nghiên cứu đường lối cách mạng khác nhau ở các nước phương Đông và phương Tây; dựa theo học thuyết Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận rằng:“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc. Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”[19,tr.441].

Thấm nhuần lý luận học thuyết Mác – Lênin vì mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vô sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề nông dân. Tại Hội nghị quốc tế nông dân lần thức nhất (tháng 10 năm 1923 ở Mátxcơva) trong tham luận của mình, Hồ Chí Minh nói: “Trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân”[30,tr.46]. Hồ Chí Minh vạch rõ: “Những trào lưu cơ hội phỉnh nịnh nông dân, coi nông dân là lực lượng chủ yếu, là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất, chỉ dẫn đến chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực đoan vô chính phủ và đi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Lênin mà thôi”[30,tr.46]. Vào thời điểm những năm 20 của thế kỉ XX, lời bất hủ nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những trực tiếp đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy và phái “đối lập mới” trong đảng cộng sản (b) Nga và trong phong trào cộng sản quốc tế để bảo vệ chủ nghĩa Lênin, mà còn góp phần ngăn ngừa một trào lưu “dân túy mới” có thể tái hiện trong phong trào cách mạng ở những nước mà nông dân chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư.

Với quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề nông dân, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nông dân, liên minh công nông đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó. Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” – sách giáo

khoa chính trị Mác – Lênin đầu tiên ở Việt Nam do Hồ Chí Minh biên soạn để đào tạo cán bộ cho Hội thanh niên cách mạng đồng chí – tổ chức tiền thân của Đảng, Người viết: “Bây giờ tư bản đi áp bức công nông, cho nên công nông là chủ cách mệnh”... “công nông là gốc cách mệnh”[20,tr.288].

Trải qua 10 năm chuẩn bị về tư tưởng, về đường lối và tổ chức, ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng ra đời mở ra giai đoạn mới của lịch sử cách mạng Việt Nam, giai đoạn giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành theo phương thức cách mạng vô sản và nằm trong phạm trù cách mạng vô sản. Chánh cương vắn tắt – Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và chỉ rõ “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[21,tr.1]. Cuộc cách mạng đó được tiến hành qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sẽ chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đường lối chiến lược đó, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh và Đảng đã sắp xếp đúng các giai cấp cách mạng và các lực lượng và cá nhân yêu nước, trước hết là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Luận cương chính trị

(tháng 10 năm 1930) của Đảng chỉ rõ: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”[10,tr.90].

C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân – giai cấp vô sản hiện đại. Giai cấp công nhân do vị trí kinh tế, chính trị và lịch sử của nó, không chỉ là một giai cấp nghèo khổ mà trước hết là giai cấp có tính chủ động lịch sử vĩ đại, là giai cấp duy nhất đại diện cho sự tiến hóa của xã hội loài người trong thời đại chúng ta, là “người đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người cộng sản tiền bối đã sớm ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân Việt Nam, phê phán nhiều quan điểm sai lầm của nhiều tổ chức yêu nước và cuối những năm 20 thế kỉ XX, trước hết là quan điểm cho rằng giai cấp công nhân còn nhỏ bé không thể giữ vững vai trò lịch sử như công nhân châu Âu. Theo họ, đã là cách mạng tư sản dân quyền thì phải do giai cấp tư sản lãnh đạo. Những người đề ra thuyết “Cộng đồng dân tộc” trong Tân Việt cách mạng đảng rất yêu nước, nhưng chưa nhận thức được thời đại mới mà cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga mở ra.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời cùng với sự xâm lược của nền kinh tế tư bản thực dân. Nó là sản phẩm chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương và nằm trong mạch máu kinh tế quan trong của thực dân Pháp. Tuy còn trẻ và số lượng còn ít (năm 1929 mới có 22 vạn) nhưng sống và lao động tập trung và bị ba tầng áp bức: đế quốc Pháp, tư bản và phong kiến địa chủ. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam có đủ những phẩm chất chung của giai cấp công nhân quốc tế. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân nước ta cũng như giai cấp công nhân quốc tế, là giai cấp kiên quyết cách mạng nhất, có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức và kỷ luật, là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới.

Đồng thời, giai cấp công nhân Việt Nan còn có những đặc điểm riêng do quá trình hình thành và phát triển của nó và do những điều kiện lịch sử của đất nước tạo nên. Giai cấp công nhân nước ta ra đời và trưởng thành trước giai cấp tư sản dân tộc. Vừa ra đời, nó đã mang nặng hai mối căm thù: mất nước và bị áp bức bóc lột. Cho nên, nó sớm có ý thức về mối quan hệ giữa giai cấp đấu tranh để giải phóng dân tộc với đấu tranh để giải phóng giai cấp. Chính vì vậy, từ khi ra đời giai cấp công nhân rồi đến sự ra đời của đội tiên phong của mình – Đảng Cộng sản Việt Nam thì đã kết hợp tự nhiên nhiệm vụ giải phóng giai cấp với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Hơn nữa, giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân từ giai cấp nông dân là chủ yếu, có nhiều mối quan hệ khăng khít với nông dân, hiểu rõ khả năng và nguyện vọng của nông dân. Sự gắn bó chặt chẽ về gia đình, xã hội giữa hai giai

cấp lao động anh em là cơ sở để có sự liên minh tự nhiên trong quá trình đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến từ khi chưa có Đảng Cộng sản. Đây cũng là một điều kiện rất thuận lợi để Đảng Cộng sản Việt Nam sớm xây dựng được mối quan hệ máu thịt, khối liên minh công nông. Giai cấp nông dân càng gắn bó với giai cấp công nhân, càng bảo đảm cho vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong các nước tư bản phát triển, công hội thường ra đời trước chính đảng của giai cấp công nhân. Công hội có nhiều tổ chức: như quốc tế công hội đỏ và quốc tế công hội “vàng”. Giai cấp tư sản nắm công hội “vàng” để gieo rắc tư tưởng cải lương trong hàng ngũ công nhân. Bọn tư bản độc quyền thường lấy một phần lợi nhuận siêu ngạch ở thuộc địa để mua chuộc và nuôi dưỡng một số công nhân quí tộc, làm tôi tớ chính trị cho chúng phá hoại sự thống nhất nội bộ và phong trào công nhân quốc tế.

Ở nước ta, chủ nghĩa thực dân Pháp luôn luôn tìm cách đàn áp mọi phong trào yêu nước, kể cả những phong trào cải cách có tính dân chủ đơn sơ của công nhân. Do đó, tổ chức “công hội vàng” không thể hoạt động có hiệu quả, không thể lừa bịp và lôi kéo phong trào công nhân. Cũng chính vì vậy mà giai cấp công nhân nước ta không bị chia rẽ về chính trị và tổ chức. Giai cấp công nhân trở thành người tổ chức và dẫn đầu mọi phong trào đấu tranh của quần chúng.

Mặt khác, giai cấp công nhân Việt Nam bước lên vũ đài chính trị sau khi cách mạng XHCN tháng Mười Nga đã thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Lênin, giai cấp công nhân Nga là chủ Nhà nước Xô Viết. Ước mơ ngàn năm của các giai cấp cần lao và đau khổ đã trở thành sự thật. Trong khi đó, ở Trung Quốc giai cấp tư sản đã phản bội lại cách mạng. Bối cảnh lịch sử ấy càng làm tăng thêm uy tín chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trước toàn thể dân tộc.

Nhưng, vấn đề cơ bản nhất để giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn trẻ và ít, mà có được sự lãnh đạo khoa học là vì nó đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin. Vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã có Đảng tiên phong và lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đảng đã lập ra tổ chức công đoàn để giáo dục, vận

động công nhân. Đảng cách ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn trong từng giai đoạn và thời kỳ cách mạng, soi đường cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)