Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 103 - 106)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3. Một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH

người nông dân cần phải có những bước đi cụ thể nhằm giúp người nông dân chuyển đổi cơ cấu hiệu quả, mang tính bền vững. Tránh vì lợi ích trước mắt mà sử dụng quỹ ruộng đất không hợp lý, thất thoát tài nguyên đất đai, đẩy người nông dân xa rời mảnh đất mà không có chính sách cho họ. Vì vậy, vấn đề ruộng đất đặt ra phải tuân theo quy luật tích tụ và tập trung ruộng đất vào tay những người làm ruộng giỏi mới giải quyết được mâu thuẫn giữa việc phân phối và sử dụng ruộng đất manh mún, bình quân, với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Trong điều kiện ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài thì việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất có thể hiểu ra là lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm chính. Đây là một quá trình lịch sử tự nhiên dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của phân công lao động xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất”.

2.3.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH HĐH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và

yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng CNH,HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…

Trong tiến trình đổi mới, cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta có nhiều đổi mới trong nhận thức về vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội. Nổi bật là quan điểm: phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực quốc gia…

Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân.

Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi… Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản…

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên

nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ôtô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ôtô tới thôn bản.

Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài.

Tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiết thực cho các vùng và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo và nâng cao mức sống một cách bền vững… Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường học, thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện ngày càng có nền nếp và chất lượng về quy chế dân chủ ở nông thôn; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)