Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng với nông dân trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 79 - 85)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.1. Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nông dân hiện nay

2.1.2. Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng với nông dân trong giai đoạn hiện nay

nay

Sau hơn 28 năm đổi mới, cách mạng Việt Nam đã giành được nhưng thành tựu to lớn, toàn diện và vững chắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. trên mặt trận nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng có những chủ trương, đường lối, những đánh giá toàn diện về lĩnh vực này trên cả hai mặt hạn chế và thành công. Từng bước củng cố mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nông dân. Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và có đánh giá như sau: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn... Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao”[17, tr.121-122]. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh gia chung về thành tựu, Đảng cũng chỉ ra những sai sót, hạn chế: “Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng... Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao”[17, tr.122]. Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng với nông dân trong mối quan hệ này trên cả hai mặt: ưu điểm và khuyết điểm.

Một là, Đảng tiếp tục đánh giá vị trí, vai trò của nông dân trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Tiếp tục khẳng định rõ quan điểm về vị trí, vai trò của nông dân trong nền kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp này đối với sự nghiệp cách mạng nước ta

của dân tộc, trước hết bởi họ là chủ thể của nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng cách mạng đông đảo nhất. Từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 đến nay, Đang luôn luôn đánh gia cao vị trí, vai trò của nông dân, trên cơ sở đó Đảng chủ trương: ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH tiếp tục đẩy mạnh các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Đảng đặt vấn đề nông dân trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đại hội X của Đảng khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đảng chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp là then chốt, nông dân là chủ thể của các quá trình phát triển còn xây dựng nông thôn theo quy hoạch là căn bản. Đồng thời, Đảng cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về nhận thức, lý luận. Hội nghị lần thứ Bảy BCH Trung ương khóa X chỉ rõ: “Nhận thức về vị trí vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống cách quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”[17,tr.123].

Hai là, về xây dựng nông thôn mới.

Đảng đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế nông nghiệp, chăm lo nghề nông phải gắn liền với xây dựng nông mới. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung đó, các cấp đảng bộ và chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả và đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực này.

Để xây dựng nông thôn mới, từ rất sớm, Đảng đã có chủ trương gắn việc xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật với xây dựng nông thôn. Nông thôn mới là sản phầm của nền nông nghiệp phát triển với quan hệ sản xuất, phục vụ đời sống người nông dân tốt. Từ Đại hội VII Đảng chủ trương: “Chú

trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở miền núi, nông thôn, đặc biệt là điện, đường, trường học, trạm y tế, nước sạch, thông tin liên lạc...”. Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn cho các vùng miền nông thôn trên cả nước, tạo đà phát triển khá đồng đều. Ở đâu nông dân cũng cảm nhận được thành quả của sự nghiệp đổi mới.

Để phát triển kinh tế hàng hóa, nâng cao đời sống nông dân, Đảng ta chủ trương phát triển giao thông nông thôn, nối liền các vùng miền trong cả nước bằng hệ thống giao thông đường bộ được bê tông hóa. Chủ trương đầu tư cho nông dân làm nhà vượt lũ, xây nhà xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai. Ban hành nhiều chủ trương, chính sách tích cực đế phát triển y tế, văn hóa giáo dục ở nông thôn, nhất là nông thôn các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng cách mạng trước đây. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế, chính sách bảo hiểm y tế. Về mặt xã hội, Đảng chủ trương kết hợp chặt chẽ mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội. Về văn hóa, Đảng chủ trương chú trọng xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, nơi giữ gìn, nuôi dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: “Xây dựng các làng, các xã, ấp, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm nói trên, mối quan hệ giữa Đảng với nông dân, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới những năm vừa qua còn không ít khó khăn, vướng mắc, cần nhiều thời gian, công sức và nguồn vốn để khắc phục. Những đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước; chính sách khuyến nông gặp nhiều khó khăn; thu hút nguồn lực trẻ, có tri thức về nông thôn còn chậm do chính sách đãi ngộ chưa phù hợp.

Ba là, Trên lĩnh vực chính trị, thời gian qua Đảng đã ra chủ trương mở rộng dân chủ ở cơ sở, các hình thức dân chủ phải được phát huy một cách thực tiễn nhất, năng lực thực hành dân chủ của nông dân được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, trên thực

sở còn nhiều bất ổn, có nơi hết sức gay gắt, tạo thành những “điểm nóng” ở một số địa phương mà chủ yếu bắt nguồn từ ruộng đất của nông dân. Điển hình như ở Thái Bình (năm 1997), ở Tiên Lãng – Hải Phòng (năm 2012).

Đối với tình hình bất ổn ở Thái Bình đã có 245 xã trong tổng số 285 xã có tranh chấp, khiếu kiện, nhiều vụ hết sức nghiêm trọng. Tình hình bất ổn này có một phần do nhận thức non nớt, mơ hồ về chính trị của một bộ phân nông dân, bị các phần tử xấu lợi dụng, nhưng các sự kiện diễn ra càng cho thấy đại bộ phân nông phận nông dân nước ta rất tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng. Nguyên nhân và trách nhiệm chính của việc khiếu kiện gay gắt của nhân dân ở nhiều địa phương thuộc về chính quyền cơ sở, bắt nguồn từ những vi phạm của cán bộ, đảng viên, nhưng thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, trước hết là cấp tỉnh. Những sai phạm của cán bộ chính quyền cơ sở là có hệ thống, kéo dài, để tham nhũng kéo dài, tình trạng mất dân chủ xảy ra phổ biến trong đội ngũ các cấp. Những sai phạm nghiêm trọng của chính quyền cơ sở không chỉ ở nông thôn Thái Bình phần nào làm mất ổn định chính trị, bị các phẩn từ cực đoan lợi dụng, kích động quần chúng gây rối, làm cho các cấp lãnh đạo lâm vào thế bị động, lúng túng, một số nơi hoạt động của chính quyền bị tê liệt, xuất hiện tình trang vô chính phủ, làm phương hại đến quan hệ giữa Đảng với nông dân, giữa nhà nước với nông dân.

Đối với vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng xảy ra năm 2012 đã gây ra một “điểm nóng” về mối quan hệ giữa nông dân với chính quyền cơ sở. Sai phạm thuộc về UBND huyện Tiên Lãng trong việc giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn, đã gây lên bức xúc cho người nông dân này dẫn tới tình trạng chống đối người thi hành công vụ. Mặt khác, việc lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Đảng và Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo khắc phục ngay sự việc nghiêm trọng trên một cách công bằng nhất, xử lý nghiêm những cán bộ làm sai pháp luật, đưa người chống đối

thi hành công vụ ra xét xử thật nghiêm, lãnh đạo các cấp ở Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm để báo cáo với Chính phủ. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới. Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.

Nhìn một cách khái quát nhất, mối quan hệ giữa Đảng với nông dân được mở rộng, củng cố và hoàn thiên theo xu hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa và dân chủ hóa; mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh vẫn là nhưng lợi ích và nhu cầu của hai chủ thế này. Tuy nhiên, xét về măt lợi ích, trong quan hệ giữa Đảng với nông dân chủ yếu vẫn là trên khía cạnh lợi ích kinh tế vẫn còn xuất hiện những mâu thuẫn mới phát sinh trong thực tiễn cần được giải quyết hài hòa. Những mâu thuẫn này có nguồn gốc cả về chủ quan lẫn khách quan.

Về mặt khách quan, mâu thuẫn lợi ích giữa Đảng với nông dân được quy định bởi sự vận động của cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nhiều thành phần. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa nông dân thành người nghèo và người giàu. Thêm vào đó, dưới tác động của cơ chế thị trường đang tạo ra sự xa cách về trình độ và mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong cả nước cũng làm phát sinh mâu thuẫn lợi ích giữa Đảng với nông dân. Giải quyết hợp lý những mâu thuẫn này sẽ làm cho quan hệ Đảng với Nông dân lên một

tầm cao mới, tạo sự đồng thuận lớn hơn trong mọi tầng lớp xã hội để đưa đất nước tiến lên CNXH bền vững.

Về mặt chủ quan, những mâu thuẫn về lợi ích của Đảng với nông dân là do chậm đổi mới các chủ trương, chính sách mang tầm chiến lược bền vững để phát triển nông dân, nông thôn; do những sai trái nghiêm trọng từ cơ quan nhà nước, từ cán bộ của Đảng và sự hạn chế về trình độ nhận thức, hiểu biết, những thói quen lỗi thời của nông dân. Những “điểm nóng” ở một số vùng nông thôn đều do loại mâu thuẫn này tạo nên; chúng không xuất phát từ tính tất yếu kinh tế - xã hội mà là do sự phân hóa của một bộ phận cán bộ chính quyền cơ sở, vì lợi ích cá nhân đã đối lập với lợi ích của nông dân, bất chấp lợi ích xã hội. Những loại mâu thuẫn như vậy có thể được coi là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, hoàn toàn có thế giải quyết được trên cơ sở xác lập một thế chế thật sự dân chủ, bảo đảm trên thực tế quyền làm chủ của người dân, trước tiên là dân chủ thật sự trên lĩnh vực kinh tế, bảo đảm Đảng không chỉ vì lợi ích giai cấp mà vì lợi ích toàn dân tộc, Đảng phải thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ, người công bộc thật trung thành của nhân dân nói chung và của nông dân nói riêng; Đảng phải chịu trách nhiệm trước nông dân về những chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chịu sự giám sát của nhân dân thì Đảng mới thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân đã chứng minh một điều là: Chỉ khi nào, ở nơi nào cán bộ, đảng viên giải quyết tốt lợi ích thiết thực của người nông dân, nắm chắc ý nghĩa của liên minh công – nông thì ở nơi đó, lúc đó cách mạng tiến đều, tiến mạnh, tiến vững chắc.

Những kinh nghiệm cả về thành tựu cũng như những hạn chế về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân trong cách mạng Việt Nam là một tiền đề cơ sở vô cùng quý báu cho Đảng, cho nông dân để xây dựng một mối quan hệ bền vững về sau này. Đây cũng là nền tảng cơ sở để Đảng xây dưng đường lối, chủ trương phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 79 - 85)