Thực trạng giai cấp nông dân nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 71 - 79)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.1. Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nông dân hiện nay

2.1.1. Thực trạng giai cấp nông dân nước ta hiện nay

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, cả nước có 60.410.101 người sống ở nông thôn trên tổng số 85.846.977 người của cả nước [55,tr.3]. Tuy nhiên chất lượng nhân lực ở nông thôn còn thấp, thể hiện ở trình độ học vấn. Số lượng lao động nông dân nông thôn có trình độ trung học cơ sở chiếm 42%, trình độ trung học phổ thông chiếm 32,5%, trình độ tiểu học chiếm 22,2% và không biết chữ là 3,3%. Nhìn chung, chất lượng lao động của nông dân chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những lao động thuần nông tuy có tay nghề cấy, gặt rất thành thạo, nhưng lại lúng túng, tiếp thu chậm khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới. Phong cách lao động thủ công khiến họ rất khó khăn thích nghi với khoa học-kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; những người đã được đào tạo, có chứng chỉ sơ cấp hoặc trung cấp chuyên môn chủ yếu là người làm chuyên môn như thợ lái máy nông nghiệp, kỹ thuật viên trồng trọt, chăn nuôi, thú ý... Trong mỗi cơ sở sản xuất nông nghiệp cũng không đòi hỏi nhiều người làm chuyên môn, vì liên quan đến chế độ đào tạo và thù lao; những người có trình độ lao động cao đẳng, đại học trở lên chủ yếu làm việc ở cơ quan nghiên cứu hoặc làm quản lý, nhiều khi công việc của họ không liên quan đến công việc chuyên môn được đào tạo; số thực sự làm việc và am hiều nghề nông không nhiều.

Thực hiện đường lối đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần và vị thế chính trị của nông dân được nâng cao. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất, ổn định lâu dài, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nâng cao tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình, thực thi cơ chế dân chủ ở nông thôn đã đem lại những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị ở nông thôn. Nông dân đã được tạo điều kiện làm chủ đời sống của mình.

Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thích nghi với cơ chế thị trường, nắm bắt khoa học- kỹ thuật, phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả.

Về ý thức chính trị, ý thức giai cấp: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, từ khi có Đảng ra đời, nông dân Việt Nam một lòng một dạ theo Đảng. Niềm tin ấy tiếp tục được củng cố khi nông dân được làm chủ ruộng đất, được tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, mặt dù một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị nhưng phần lớn nông dân luôn tin tưởng và sự lãnh đạo của Đảng. Niềm tin ấy tiếp tục được củng cố khi Đảng kịp thời có những nghị quyết về nông dân, nông thôn, nông nghiệp.

2.1.1.1. Những khó khăn, hạn chế của nông dân trong giai đoạn hiện nay: Thứ nhất, về trình độ, việc làm và thu nhập của đời sống người nông dân.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao đông nông nghiệp nông thôn còn mang tính tự phát và thiếu sự chuẩn bị. Chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu CNH,HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.Theo Kết quả Tổng điều tra nông thông, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, chí có 8,2% lao động được đào tạo cơ bản, trong đó chỉ có 2,97% lao động có băng sơ cấp, 2,97% có bằng trung cấp, 1,14% có bằng cao đẳng và chỉ có 1,08% có bằng đại học. Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp trung học phổ thông và 3,11 có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến ở nông thôn. Năm 2007, tỷ lệ không có việc làm là 5,79%, số người cần việc làm theo thời vụ còn rất lớn.

Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/tháng ở nông thôn năm 2006 nếu loại trừu yếu tố lạm phát chỉ còn 1,2 lần. Ở nhưng vùng thu nhập của nông dân chỉ dựa vào nông nghiệp, mức độ tăng thu nhập còn chậm hơn.

Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn lớn so với tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ tương ứng là 18% và 14,8%. Tốc độ xóa đói giảm nghèo đang có xu hướng chậm lại. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,14%/năm trong giai đoạn 1993-1998, nhưng chỉ có 2,24% trong giai đoạn 1998-2004. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, rủi ro, nhiều hộ lại tái nghèo.

Do tình trạng thu nhập thấp, nghèo khó, thiếu việc làm, giá trị ngày ở nông thôn còn thấp, trong khi đó kinh tế ở các đô thị lại phát triển mạnh, nên làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị và từ những vùng khó khăn tới những vùng thuận lợi hơn để kiếm sống ngày càng tăng mạnh.

Mức độ hưởng thụ văn hóa của nông dân còn thấp và có sự chênh lệnh giữa các vùng; kết quả đạt được trong xây dựng nếp sống văn hóa chưa bền vững. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn, thu hút. Các hoạt động thể dục, thể thao ở một số vùng chưa được quan tâm. Tình trạng nghiện ma túy, tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển. Một số hủ tục vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi còn trỗi dậy.

Đời sống ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua được Đảng và Nhà nước rất quan tâm với nhiều chương trình hỗ trợ như: Chương trình 134, 135, đời sống của nông dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 40% so với bình quân cả nước. Số hộ nghèo chiếm phần lớn số hộ nghèo cả nước với 63,7%. Nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng, di cư tự do, phát triển tà đạo. Một số nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo gây mất trật tự an ninh.

Thứ hai, ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống của nông dân.

diện tích đất các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Việc thu hồi đất trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng đến đời sống của 627,5 nghìn hộ gia đinh với 2,5 triệu người và 950 nghìn lao động. Mặc dù Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm nhưng 53% thu nhập của hộ bị thu hồi đất bị giảm và có tới 34,5% số hộ có điều kiện sống thấp hơn trước đây. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài ở nhiều địa phương. Nếu chậm khắc phục sẽ làm tổn thương đến quan hệ giữa Đảng với nông dân.

Trên thực tế, đang có một tình trạng một bộ phận nông dân rời đất canh tác, bỏ nghề truyền thống trong khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi nông nghiệp, và trở thành giai cấp khác. Nhiều nông dân “giàu xổi” nhờ bán đất ở khi đô thị hóa nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Về sự biến đổi cơ cấu của giai cấp nông dân: cơ cấu giai cấp nông dân đã biến đổi đa dạng, phức tạp và hình thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, phong cách lao động của người sản xuất nhỏ dần dần sẽ mất đi. Đội ngũ những người lao động thủ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ lưu thông sẽ tăng lên. Đặc biệt là, một bộ phận nông dân lao đông mang tính chất trí thức xuất hiện ngày càng nhiều, do đó, tính chất nông dân. Đội ngũ những người nông dân chuyên đi làm thuê, bán sức lao động xuất hiện và phát triển. “Trung nông” sẽ là nhân vật trung tâm trong giai cấp nông dân, nông thôn. Các bộ phận trong giai cấp nông dân gồm: chủ trang trại, nông dân cá thể, nông dân làm thuê, xã viên của các HTX kiểu mới.

Thứ ba, nông dân còn chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi.

Nông dân phải chịu nhiều rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, biến động giá cả, đặc biệt là những người nghèo dễ bị tổn thất nhất. Tính trung bình về thiệt hại thu nhập hàng năm di những rủi ro kể trên bằng khoảng 1/3 vốn tích lũy hàng

năm. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự biến đổi bất lợi của khí hậu, nông dân bị thiệt hại hơn. So với dân cư đô thị, nông dân phải chịu nhiều thiệt thòi. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nông dân vẫn phải đóng góp trực tiếp nhiều hơn, có nơi phải đóng góp nhiều hơn cho quá trình CNH.

Hệ thống an sinh xã hội cho nông dân ở nông thôn còn yếu kém. Hiện tại chưa hình thành một hệ thống an sinh xã hội thống nhất và thông suốt cho các vùng nông thôn. Hệ thống an sinh xã hội hiện hành mới nhằm bù đắp cho những người có công, cứu trợ nhất thời cho những người gặp khó khăn khi có dịch bệnh, thiên tai. Đa số nông dân phải tự lo cho bản thân và gia đình khi gặp khó khăn, rủi ro. Hiện tại mới có khoảng 50% dân cư nông thôn có bảo hiểm y tế, những người còn lại phải tự lo khi bị ốm đau.

Thứ tư, sự phân hóa giàu nghèo trong nông dân có xu hướng tăng.

Sự phân hóa giàu nghèo trong giai cấp nông dân đang có xu hướng tăng, nhất là nông dân ở những vùng có điều kiện về kinh tế-xã hội thuận lợi hơn. Trong nông dân đang diễn ra sự phân tầng xã hội sự chênh lệch về điều kiện và mức sống gia tăng trong phạm vi cả nước và mỗi làng, xã. Chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu nhất với nghèo nhất ngày càng gia tăng.

Trong khi đó các mối quan hệ cộng đồng cổ truyền, nhất là quan hệ làng, xã là yếu tố quan trọng, là nền tảng xã hội ở nông thôn, nhưng ở nhiều nơi đã bị xói mòn nghiên trọng. Các quan hệ cộng đồng làng, xã trước đây được sự dụng rất có hiệu quả thì nay đang bị hành chính hóa. Trong khi đó, mặt tiêu cực của quan hệ dòng họ tiếp tục tồn tại và có nơi trỗi dậy mạnh mẽ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ ở nhiều vùng nông thôn nước ta.

Thứ năm, tình trạng bất bình đẳng giới gia tăng ở nông thôn.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc huy động sự tham gia của phụ nữ vào việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và

các kế hoạch phát triển công đồng, nhưng nhìn chung sự tham gia của phụ nữ chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ đông đảo đang sinh sống ở nông thôn và khả năng đóng góp của họ cho quá trình phát triển nông thôn. Những định kiến về giới đã làm hạn chế nhiều sự tham gia của phụ nữ vào các chương trinh phát triển cộng đồng.

Trên thực tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia các công tác chính trị, quản lý, lãnh đạo ở tất cả các cấp, các ngành đều rất thấp. Bên cạnh đó, một số vấn đề như: nạn bạo lực trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, mức lương bình quân thấp, cũng đang là những vấn đề bức xúc đòi hỏi cần sớm khắc phục.

Những khó khăn, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là sự lãnh đạo của Đảng với nông dân chưa đúng mức. Việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của nông dân nhiều nơi chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Chưa có cơ chế, chính sách để bảo vệ một cách hiệu quả những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nông dân. Nhiều nơi quyền lợi của nông dân không được đảm bảo. Tình trạng nghèo khó, chênh lệch thu nhập và cuộc sống, những tiêu cực trong cuộc sống, nhất là tình trạng thoái hóa biến chất, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của đảng làm ảnh hưởng, thậm chí xói mòn niềm tin của một bộ phận nông dân.

2.1.1.2. Những bức xúc chủ yếu của nông dân trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất,hiện tượng nông dân không có đất hoặc thiếu đất đang có chiều hướng gia tăng trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đất đai là tài sản quý giá đối với nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay một bộ phận nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong nhưng khó khăn gây ảnh hưởng lớn và làm cản trở việc phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn.

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng số hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất như do lịch sử để lại, do Nhà nước thu hồi ruộng đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, các công trình thủy điện, thủy lợi.

CNH,HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mặt tích cực của nó rất lớn nhưng lại mặt trái của nó cũng gây tác hại không nhỏ, làm cho việc phân hóa giàu nghèo ngày càng trở lên sâu sắc. Bản thân CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng luôn chứa đựng trong lòng nó những nghịch lý, mâu thuẫn vốn có nhưng đó là những nghịch lý, mâu thuẫn của sự phát triển. Điều này hoàn toàn đúng và nói đang diễn ra ở nhiều vùng nông thôn.

Do vậy, cần hoạch định có tầm chiến lược như chính sách về dân số, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về chuyển đổi ngành nghề,... trên địa bàn nông thôn vì sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Việc khắc phục tình trạng nông dân không có đất và mất đất là vấn đề thực tiễn bức bách đang được đặt ra đối với các vùng nông thôn Việt Nam nói chung. Giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của nông dân trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thứ hai, việc chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ dân cư nông thôn ở nhiều nơi đang gây nên những ảnh hướng xấu đến việc phát huy sức mạnh của nông dân trong quá trình CNH,HĐH nông nghiêp, nông dân, nông thôn.

Nông dân nước ta từ ngàn đời xưa đến nay luôn có tình đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn. Ngày nay, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào của nhân dân nói chung, trong nông dân nói riêng đang được Đảng tiếp tục khơi dậy và phát huy trong hoàn cảnh mới- CNH, HĐH gắn với kinh tế thị trường và đãnh giành được những thắng lợi to lớn.

lối sống, thay đổi về giá trị cuộc sống của nông dân lại có cơ hội trỗi dậy. Kinh tế thị trường là môi trường thuận lợi để chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị kỷ cực đoạn nảy sinh và phát triển. Những hiện tượng phức tạp trong quan hệ xã hội, phát sinh những tệ nan, hiện tượng tiêu cực đã ảnh hưởng không nhỏ đến những truyền thống tốt đẹp, sự cố kết cộng đồng truyền thống vốn có ở nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng đòi hỏi phải huy động bằng được toàn bộ sức dân tham gia. Trong khi đó hiện nay nội bộ nông dân đang có hiện tượng chia rẽ, phân hóa, mất đoàn kết làm hạn chế sức mạnh vốn có của nông dân trong việc thực hiện sự nghiệp này.

Thứ ba, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tặng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 71 - 79)