Xử lý mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 91 - 94)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.2.2.Xử lý mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ đẩy

2.2. Một số phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông

2.2.2.Xử lý mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ đẩy

đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất coi trọng nông nghiệp, nhưng không hệ coi nhẹ vai trò của công nghiệp mà Người ví hai ngành mũi nhọn của đất nước như “hai chân” của một nền kinh tế: “người thì có hai chân,

kinh tế một nước thì có hai bộ phận chính là công nghiệp và nông nghiệp, người không thể thiếu một chân, thì nước cũng không thể thiếu một bộ phận kinh tế” và “công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ nhau và cùng phát triên, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến đích”[28,tr.377]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp là một phần quý báu trong di sản của Người. Tư tưởng này đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng nhằm tiến hành CNH, HĐH đất nước.

Trong mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp tất yếu dẫn đến sự hợp tác giữa nông dân và công nhân, cùng nhau xây dựng đất nước. Ở Hồ Chí Minh quan điểm về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp được nâng lên ở tầm khái quát, có giá trị phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn: cách thức tiến hành tổ chức xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH, xây dựng CNXH. Thời kỳ đầu của CNH,HĐH hóa tập trung tăng trưởng bền vững nông – công nghiệp, còn ở giai đoạn sau là tập trung cơ cấu công – nông nghiệp. Tính chất này phản ánh thực tiễn Việt Nam – một đất nước xây dựng CNXH, CNH, HĐH từ nền sản xuất tiểu nông mà chủ yếu là nông nghiệp nên quan điểm của Hồ Chí Minh toát lên tính đúng đắn và khoa học trong xử lý mối quan hệ giữa hai lĩnh vực trong nền kinh tế.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và tổng kết kinh nghiệm thực hiện CNH,HĐH, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 7 khóa VII về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 chỉ rõ: “phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta, trong những năm trước mắt, vì khả năng vốn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm cấp bách, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc, nên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn”. Và vì vậy “xây dựng quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân và trí thức là khâu mấu chốt trong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp là mối quan hệ hai chiều, được thực hiện bằng các quan hệ trực tiếp qua đầu tư của công nghiệp vào nông nghiệp, hoặc gián tiếp qua thị trường. Vì thế trao đổi hàng hóa thông qua thị trường là khâu trung gian gắn kết hai ngành kinh tế. Tăng cường vai trò của thương nghiệp tư nhân, cá thể để thúc đẩy sản xuất, bảo đảm lợi ích cho nông dân là nội dung quan trong để củng cố và tăng cường quan hệ giữa Đảng với nông dân. Đảng phải có chủ trương định hướng cho Nhà nước quản lý, phân phối thị trường không để tình trạng thả nổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đầu ra của nông dân, dẫn đến đời sống của người nông dân rất khó khăn tiêu thụ nông sản.

Quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp ở Việt Nam dưới sự định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới mục đích là xóa bỏ các mâu thuẫn nội tại của quá trình CNH sơ khai của CNTB: hy sinh nông nghiệp để phát triển công nghiêp. Ở Việt Nam, Đảng ta xác định củng cố nông nghiệp vững chắc để tạo đà đẩy mạnh CNH,HĐH một cách bền vững.

Như vây, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp là một cách thức, phương hướng chủ đạo của hoàn thiện quan hệ giữa Đảng với nông dân trên cơ sở kết hợp hài hòa và thống nhất về những lợi ích cơ bản nhất. Đảng xác định mục tiêu CNH,HĐH là con đường để đi lên CNXH một cách đúng đắn, khoa học và phù hợp với quy luật khách quan. Đồng thời CNH nông nghiệp để cơ bản đưa người nông dân vươn lên một vị trí mới, trình độ nhận thức mới không còn những tư duy lạc hậu. Người nông dân được phát triển và được chuyển dịch nền kinh tế nông thôn từ kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và dịch vị ngay tại mỗi vùng nông thôn. Đối với người nông dân là con đường hợp với quy luật để có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, đưa mức sống của họ lại dân mức sống của dân thành thị.

Tuy nhiên, sự nghiệp CNH, HĐH nông nông là cả một quá trình cải biến mang tính cách mạng chiến lược lâu dài, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống nông dân, bên cạnh những hạn chế của chính người nông dân, tất yếu làm nảy sinh

hàng loạt mâu thuẫn mới trong quan hệ giữa nông dân với Đảng. Các mâu thuẫn này sẽ từng bước được giải quyết trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 91 - 94)