Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 96 - 98)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.2.4.Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở

2.2. Một số phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông

2.2.4.Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở

sở của Đảng

Nông dân Việt Nam cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là người làm chủ và người là chủ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan hệ giữa Đảng với nông dân còn thể hiện trên khía cạnh nông dân tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở Đảng. Phát huy vai trò của nông dân vừa có ý nghĩa xác lập và khẳng định trách nhiệm của nông dân đối với người lãnh đạo mình, vừa làm cho Đảng vững mạnh, vừa tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết này. Nông dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Hội nông dân Việt Nam.

Phân tích một số “điểm nóng” ở một số địa phương gần đây cho thấy nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn giữa nông dân với cơ sở Đảng, với chính quyền cơ sở rất phức tạp và là sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu dân chủ ở cơ sở, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với chính quyền còn yếu kém dẫn đến tình trạng xử lý mối quan hệ với nông dân còn chậm, còn gây tâm lý ức chế cho người nông dân. Một nguyên nhân cơ bản nữa, khá phổ biến làm căng thẳng, gay gắt giữa nông dân với cơ sở Đảng và chính quyền là do một số đảng viên, cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, vi phạm pháp luật, làm quyền, dân bất bình khiếu kiện lâu ngày mà không được giải quyết.

Phương hướng cơ bản và lâu dài cho vấn đề này là phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nông dân, mở rộng dân chủ hơn nữa, đồng thời giải quyết kịp khẩn trương những khiếu nại, nguyện vọng và lợi ích của người nông dân.

Vai trò của người nông dân trong việc xây dựng và củng cố cơ sở Đảng và chính quyền được thể hiện rõ nhất trong nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nguyên tắc này thể hiện rõ vai trò làm chủ của nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng, sự tác động trở lại đối với người lãnh đạo của mình là Đảng. Dân biết là điều kiện đầu tiên của quy trình dân chủ. Đảng bằng cách phương thức, phương tiện khác nhau để tuyên truyền, thông báo kịp thời, công khai những chủ trương, đường lối để người nông dân đóng góp ý kiến xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương. Trên cơ sở các thông tin đã có, người nông dân có quyền bàn và đưa ra ý kiến để chi bộ Đảng ở cơ sở bổ sung vào đường lối, chủ trương của mình cho hợp lý, tránh những mệnh lệnh áp đặt đẩy đến tình trạng cưỡng chế sai pháp luật, gây ảnh hưởng nghiên trọng đến mối quan hệ giữa Đảng với nông dân.

Một nội dung dân chủ quan trọng mà nông dân tham gia vào xây dựng cơ sở Đảng là hoạt động giám sát và kiểm tra. Nộng dung này rất rộng, bao gồm giám sát, kiểm tra đường lối, chủ trương, nghị quyết của cơ sở Đảng trong lãnh đạo chính quyền địa phương. Để cho người nông dân biết, dân làm, dân kiểm tra thì ngoài việc trang bị cho người nông dân những hiểu biết về pháp luật, cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền, vận động, giáo dục họ giữ vững kỷ cương, phép nước, tổ chức để nhân dân đấu tranh, lên án mọi biểu hiện vô chính phủ, vi phạm pháp luật. Có như vậy, nông dân mới có đủ tầm nhìn và nhận thức chính trị để xử lý đúng các hiện tượng xã hội tiêu cực ngày một phức tạp, liên qua đến cán bộ, đảng viên; đặc biệt không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động chống lại Đảng, Nhà nước gây mất ổn định xã hội, trật tự an toàn trên địa bàn.

Tăng cường và phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng và tăng cường cơ sở Đảng là một điều kiện hết sức quan trọng của quá trình dân chủ hóa nông thôn, dân chủ hóa quan hệ giữa nông dân với Đảng. Suy rộng ra đó là nhu

cầu phát triển nhân tố nội sinh nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn, làm cho Đảng được trong sạch, bền vừng và xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân nói chúng và của nông dân nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 96 - 98)