Hoàn thiện chủ trương,chính sách của Đảng đối với nông dân, nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 98 - 101)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3.1.Hoàn thiện chủ trương,chính sách của Đảng đối với nông dân, nông

2.3. Một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3.1.Hoàn thiện chủ trương,chính sách của Đảng đối với nông dân, nông

nông nghiệp, nông thôn

Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng muốn tập hợp, lôi kéo nông dân phải xây dựng cho được một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Thông qua đường lối, chủ trương, chính sách để thu hút, tập hợp nông dân, chăm lo lợi ích của nông dân.

Để hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách đối với nông dân, cần tập trung vào một số điểm sau:

Tiến hành tổng kết, đánh giá toàn hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong thời gian qua, tìm cho ra mặt được và chưa được để từ đó đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới.

Nội dung tổng kết, đánh giá cần đi vào những vấn đề cụ thể như: Việc giải quyết mối quan hệ ruộng đất, chính sách ruộng đất ở Việt Nam; vấn đề kinh tế nông nghiệp nông thôn; kết quả triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn; Hội nông dân ở các cấp v.v...

Trên cơ sở tổng kết đánh giá công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hóa hệ thống chủ trương, chính sách đối với người nông dân trong thời kỳ mới. Cụ thể là:

Đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cần sửa đổi một số quy chế cho phù hợp với tình hình mới. Bổ sung quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả quần chúng nhân dân trong việc thực hiện quy chế. Tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát của cấp trên đối với cấp dưới. Trong bốn khâu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà quy chế quy định thì tập trung thực hiện tốt hơn nữa khâu “dân bàn, dân kiểm tra”, mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở nông thôn.

Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở nông thôn. Tập trung giải quyết các khiếu kiện tồn đọng. Xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc, các cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất ở nông thôn. Nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà đối với nông dân.

Có chính sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn và chăm lo công tác đào tạo cán bộ cho nông dân. Tăng cường công tác đào tạo nghề tại chỗ. Đưa công tác đào tạo nghề vào các trường phổ thông trung học. Mở rộng các trung tâm đào tạo nghề đa dạng ở các huyện. Thu hút rộng rãi số học sinh học hết phổ thông trung học vào các trường học nghề dưới nhiều hình thức: tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn. Mở rộng hơn nữa quỹ vốn vay đào tạo nghề để giảm bớt khó khăn cho các gia đình nông dân. Khuyến khích mọi lực lượng xã hội vào công tác đào tạo nghề cho nông dân.

Có chiến lược giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn mà tập trung vào việc đầu tư mở mang ngành nghề, dịch vụ. Khuyến khích lập chợ, các trung tâm giao dịch kinh tế vùng, hình thành các xí nghiêp công – nông nghiệp – dịch vụ ở nông thôn. Trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích để một bộ phận nông dân giàu lên trước làm đầu tàu kéo bộ phận nông dân nghèo vươn lên. Đây là một hướng quan trọng góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch sở cấu kinh tế ở nông thôn.

Giải quyết ổng định vấn đề đất đai ở nông thôn, bao gồm: Khẩn trương quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Sớm cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Thừa nhận việc trao đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất,

góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc thừa nhận việc trao đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng ruống đất phải bảo đảm gắn với quy hoạch, giải quyết việc làm, bố trí lại cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn. Nhà nước cần phải có các biện pháp khắc phục tình trạng chuyển nhượng quyển sử dụng ruộng đất tự phát đối với các đối tượng vì lý do nghèo túng, thiếu đói hoặc dân bị mất đất do quy hoạch phát triển đô thị hoặc khu công nghiệp thì phải có chính sách đền bù thỏa đáng và gắn liền với giải quyết việc làm cho nông dân.

Tăng cường đầu tư kinh phí hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là các công trình giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, văn hóa giáo dục, y tế ở nông thôn. Thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế ở nông thôn không có nghĩa là giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước mà là khơi dậy mọi tiềm năng xã hội để đầu tư nhiều hơn, quan tâm hơn đến nông dân và nông thôn. Nâng cao chất lượng, quy mô y tế ở cơ sở nông thôn, bảo đảm mỗi người dân đều được chăm sóc sức khỏe tốt. Có chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tạo môi trường thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, các hợp tác xã, các doanh nghiệp. Đặc biệt là các công trình đầu tư cho việc chế biến, tiêu thu sản phẩm nông nghiệp.

Vận động thiết thực nông dân mua và sử dụng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân để sản phẩm hàng hóa nông sản sản xuất ra yên tâm không bị thua lỗ. Thay đổi chính sách, quy định về việc vay vốn phát triển sản xuất ở nông thôn hiện nay. Mở rộng hình thức vay tín chấp thông qua bảo lãnh của chính quyền, HTX, các tổ chức xã hội, các đoàn thể. Nâng số lượng tiền cho vay và tăng thời gian cho vay để nông dân có điều kiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Khắc phục tính trạng bất hợp lý là ngân hàng thì ứ đọng tiền mà nông dân lại thiếu vốn.

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các đoàn thể tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh. Có thể thí điểm cho các đoàn thể thành lập

và quản lý hoạt động của các HTX, các trung tâm dạy nghề, trung tâm thông tin việc làm, hỗ trợ nông dân tham gia các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 98 - 101)