Giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 101 - 103)

1.3.5 .Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3.2.Giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng

2.3. Một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân

2.3.2.Giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng

Đảng và pháp luật của Nhà nước

Đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, do nắm bắt đúng nhu cầu này của nông dân. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã đưa ra khẩu hiệu “người cày có ruộng” và tập hợp đông đảo quần chúng nông dân. Sau khi có chính quyền vấn đề ruộng đất đã từng bước được giải quyết, nhưng đến nay nhiều nội dung mới lại nổi lên và ruộng đất vẫn còn là yếu tố chi phối toàn bộ quan hệ giữa Đảng với nông dân, thái độ của nông dân với Đảng, với Nhà nước. Trong vấn đề ruộng đất trước đây đã hình thành các quan niệm sai trái, đồng nhất tập thể hóa, quốc hữu hóa với xã hội hóa sản xuất nông nghiệp. Mọi người đã quên mất lời cảnh báo của Lênin: “Trên vấn đề quốc hữu hóa, trên vấn đề tịch thu, có thể có thái độ kiên quyết hoặc không kiên quyết: nhưng mấu chốt lại là ở chỗ: muốn chuyển từ quốc hữu hóa và tịch thu đến xã hội hóa thì dù có “tính kiên quyết” lớn nhất trên thế giới cũng vẫn không đủ”[39,tr.359].

Mặt khác, lại có xu hướng đồng nhất quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Đây lại là vấn đề mấu chốt trong việc tạo ra động lực của sự phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của ruộng đất. Trong cơ chế thị trường, chính sách đất đai phải khẳng định rõ ràng chế độ sở hữu ruộng đất – một thuộc tính bộc lộ bản chất của chế độ xã hội mới.

Quyền sở hữu ruộng đất phức tạp vì nó thể hiện lợi ích người sở hữu, người sử dụng, lợi ích riêng và lợi ích cộng đồng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cho các thế hệ mai sau. Quan trọng hơn, quan hệ với đất đai như là với tư liệu sản xuất là cơ sở xác lập sự bình đẳng, công bằng xã hội, có dân chủ hay mất dân chủ của một chế độ xã hội cũng phát sinh từ cái gốc kinh tế này. Ổn định chính trị nông thôn chỉ có thể có được khi có sự giải quyết triệt đề vấn đè ruộng đất, để

không đẩy đến thực trạng một bộ phận nhỏ nông dân sống dựa vào sự bóc lột đại bộ phận nông dân khác. Ruộng đất và vấn đề chiếm hữu, sử dụng là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng ở nông thôn. Cần nhấn mạnh rằng, đất đai là một loại tài sản đặc biệt – nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là địa bàn phân bổ dân cư và xây dựng kinh tế - văn hóa, là bộ phận thiết yêu của môi trường sống. Tính chất đặc biệt đó đặt ra yêu cầu phải bảo vệ, bồi dưỡng tài nguyên đất đai và đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước được trao quyền đại diện chủ sở hữu và phân bổ cho nông dân dưới hình thức quyền sử dụng đất. Trải qua nhiều hình thức vận động, đến nay quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đã tương đối ổn định, được phản ánh trong Luật đất đai 2013 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XIII (tháng 11/2013). Theo quy định của Hiến Pháp 2013 toàn bộ đất đai trên lãnh thổ nước ta đều thuộc quyền sở hữu toàn dân.

“Điều 53

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Điều 54

1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”[32,tr.11].

Mọi nông dân đều có quyền sử dụng đất do Nhà nước giao theo khả năng từng vùng, khả năng lao động để phát triển sản xuất, phục vụ quốc kế dân sinh, nâng cao đời sống gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 101 - 103)