Vấn đề nông dân là một nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 49 - 57)

1.1.3 .Thực tiễn mối quan hệ giữa công nhân với nông dân Việt Nam

1.3. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông

1.3.2. Vấn đề nông dân là một nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam

cấp công nhân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của trong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”[27,tr.407].

1.3.2. Vấn đề nông dân là một nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam Nam

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, xuất phát chủ yếu từ mục đích kinh tế. Chính sách thống trị của chúng là phục vụ cho sự làm giàu của tư bản Pháp bằng bóc lột lợi nhuận siêu nghạch. Ngoài giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là một đối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột của chủ nghĩa tư bản Pháp. Thực dân Pháp duy trì chế độ phong kiến, kìm hãm không cho chủ nghĩa tư bản dân tộc Việt Nam phát triển cũng nhằm tạo điều kiện cho tư bản ở chính quốc dễ dàng bóc lột dân tộc Việt Nam. Ruộng đất bị đế quốc và tai sai cướp, ngày càng tập trung vào tay đế quốc và đại địa chủ. Nông dân trở thành đội quân lao động dự trữ to lớn cho giai cấp tư bản Pháp. Cơ cấu kinh tế đế quốc thực dân bao trùm lên cơ cấu kinh tế phong kiến làm cho người nông dân bị khốn khổ bởi hai phương thức bóc lột (phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa và phương thức bóc lột phong kiến) cùng tác động vào một đối tượng là người nông dân lao động. Do đó, mâu thuẫn giữa đế quốc với nông dân cũng hay gắt như mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến. Hơn nữa, giai cấp địa chủ phong kiến đã phản bội lại quyền lợi dân tộc, đầu hàng và câu kết với đế quốc Pháp chống lại nông dân. Cho nên mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm gay gắt.

Do tính chất của mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến và do đặc điểm giai cấp, giai cấp nông dân Việt Nam sớm tìm thấy người đồng minh, người lãnh đạo của mình là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lựa chọn này không phải một sớm, một chiều. Đó là kết quả của một quá trình kiểm nghiệm đường lối cứu nước của nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng, từ phong trào yêu nước Cần Vương, Đông Du, Duy Tân, cho đến phong trào do Việt Nam quốc dân đảng khởi xướng...

Giai cấp nông dân nước ta chiếm hơn 95% dân số. Dưới chế độ phong kiến, họ đã từng đấu tranh và những lần đấu tranh của họ thương dẫn đến sự thay đổi các triều đại phong kiến. Họ đã từng đóng vai trò là động lực trong các cuộc chiến tranh giải phóng, từng lập được chiến công nhưng kết cục địa vị xã hội của họ vẫn không hề thay đổi.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hòa chung với lực lượng toàn dân, giai cấp nông dân luôn luôn là lực lượng đông đảo nhất, gánh vác những công việc quan trọng và nặng nhọc trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nông dân Việt Nam chưa hề đi theo sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc, chưa từng đấu tranh theo những khẩu hiệu chính trị của giai cấp ấy. Giai cấp tư sản dân tộc ở nước ta là lực lượng kinh tế đã yếu, lại có mối liên hệ nhất định về quyền lợi và địa vị xã hội với chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ. Bản chất chính trị của họ là cải lương. Tầng lớp tiểu tư sản, có nhiệt tình cách mạng cao, đã từng là ngòi pháo phong trào cách mạng những năm 1924 – 1929. Nhưng, ở họ lại thiếu khoa học cách mạng, thiếu lập trường kiên định, thiếu tính triệt để cách mạng. Trong điều kiện đó, một lực lượng cách mạng to lớn như nông dân nước ta, một giai cấp có truyền thống yêu nước sâu sắc đã từng đứng lên chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đương nhiên không thể chịu sự lãnh đạo của tầng lớp tiểu tư sản, càng không thế chịu sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. Sự hèn kém về kinh tế và sự bạc nhược về chính trị, giai cấp tư sản dân tộc không thể đáp ứng được yêu cầu về độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân. Đầu những năm 1930, nông dân đi theo Đảng Cộng sản Việt

Nam đấu tranh cho quyền lợi dân sinh, dân chủ. Họ không tham gia vào khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng phát động. Đó là một nguyên nhân làm cho cuộc khởi nghĩa thất bại nhanh chóng. Rõ ràng, yêu cầu cách mạng của nông dân nước ta vượt xa giới hạn mà giai cấp tư sản dân tộc có thể vươn tới.

Dựa vào học thuyết Mác – Lênin, xuất phát từ đặc điểm nông dân nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nông dân là một lực lượng vô cùng to lớn nên rất quan tâm giáo dục nông dân, lãnh đạo nông dân đi theo giai cấp công nhân, phát huy cao độ năng lực cách mạng to lớn của họ, từng lớp đem lại quyền lợi thiết thân họ, xây dựng mối quan hệ máu thịt, củng cố khối liên minh công nông, đội quân chủ lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đem đến cho phong trào nông dân nhiều yếu tố mới, có khả năng đưa cách mạng đến thắng lợi. Đó là đường lối cách mạng đúng đắn, một sự vận dụng sáng tạo lý luận học thuyết Mác – Lênin về nông dân, về mối quan giữa Đảng với nông dân, về khối liên minh công nông vào điều kiện cụ thể nước ta. Với đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho nông dân cũng như cả dân tộc thấy rõ kẻ thù cần đánh đổ là chủ nghĩa đế quốc Pháp cướp nước và giai cấp địa chủ phong kiến bán nước, thấy rõ nhiệm vụ cách mạng là chống đế quốc và phong kiến, thấy rõ mục tiêu cách mạng là “độc lập dân tộc và người cày có ruộng”.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rằng vấn đề giải phóng dân tộc trước hết là phải giải phóng nông dân. Nếu vấn đề nông dân không được xem là một nội dung cơ bản của cách mạng thì bản thân vấn đề giải phóng dân tộc chỉ là một khái niệm rỗng và mất hết ý nghĩa thực tiễn của nó. Nông dân nước ta là người bị đế quốc và phong kiến địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề hơn cả. “Là người An Nam, họ bị người ta áp bức; là người nông dân họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, làm phá sản. Chính họ những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi thứ lao động. Chính họ làm ra cho lũ người ăm bám, lũ người lười

biếng, lũ người đi khai hóa và những bọn khác hưởng. Mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ, trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi; hễ mất mùa là họ chết đói”[19,tr.247]. Khi những người bị áp bức, bị bóc lột nặng nề nhất là số đông trong dân cư mà được giải phóng thì vận mệnh số ít còn lại cũng sẽ được giải phóng. Để được giải phóng, giai cấp nông dân phải đấu tranh thực hiện khẩu hiệu “ruộng đất về tay dân cày”. Đó là vấn đề cơ bản để phân biệt cách giải quyết vấn đề nông dân trên lập trường tư sản hay vô sản. Những người theo chủ nghĩa dân tộc phong kiến hay chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản không thấy hoặc không muốn thấy vai trò quan trọng của lực lượng nông dân và quyền lợi tối cao của nông dân là ruộng đất. Do đó, trong các chủ trương cứu nước của họ không đề cấp đến vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, vấn đề ruộng đất là cơ sở kinh tế của liên minh công nông trong cách mạng dân chủ, là mấu chốt mà Đảng Cộng sản phải đề cập trong mối quan hệ với giai cấp nông dân. Muốn lôi kéo nông dân, muốn thiết lập liên minh công nông, muốn tăng cường mối quan hệ Đảng với nông dân, Đảng lãnh đạo phải chỉ ra đường lối giải quyết ruộng đất cho nông dân. Lênin chỉ rõ: “Người nông dân cần ruộng và tình cảm cách mạng của họ, tinh thần dân chủ có tính chất bản năng và nguyên thủy của họ không thể biểu hiện bằng cách nào hơn khác là chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ”[35,tr.447].

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi mới ra đời đã nhận thức sâu sắc về mối quan hệ máu thịt với nông dân, về khối liên minh công nông và đã có chủ trương triệt để giải quyết ruộng đất. Trong “Lời kêu gọi” nhân dịp thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: “Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ chủ phản cách mang Việt Nam để chia cho nông dân nghèo”[9,tr.28]. Tiếp theo, Chỉ thị của thường vụ Trung ương về thành lập Hội đồng minh phản đế (18 tháng 11 năm 1930) đã phân tích: “Chính cương sách lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương đã phân tích rõ giai cấp công nhân không đồng minh với giai cấp nông dân là lực lượng thiết yếu của cách mạng thì không đánh đổ được đế quốc Pháp và tụi phong kiến phản cách

mạng trong nước, trái lại đồng minh với nông dân mà không có khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày thì dân cày sẽ không hưởng ứng, như vậy cũng không làm được cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành công”[9,tr.175].

Không thỏa mãn yêu cầu về ruộng đất cho nông dân thì sẽ hạn chế nhiệt tình cách mạng của họ, ảnh hưởng tới đến tiến trình phát triển của cách mạng. Giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân thì phải đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến. Nhưng vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến không chỉ là mục tiêu của nhiệm vụ phản phong mà còn là mục tiêu của nhiệm vụ phản đế, vì đế quốc và phong kiến câu kết với nhau bóc lột nông dân. Cũng có người quan niệm vấn đề ruộng đất thuộc về phạm trù cách mạng tư sản dân chủ nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân với địa chủ phóng kiến. Vì thế, họ cho rằng trong cách mạng tư sản dân quyền, “cách mạng ruộng đất là xương sống” thì nhiệm vụ phản phong phải đặt trước nhiệm vụ phản đế. Thực tiễn cách mạng nước ta trong cách mạng tháng Tám cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) không diễn ra như vây. Trong điều kiện nước ta, quan niệm như thế là chưa đúng, biểu hiện sự thiếu thực tế, máy móc, rập khuôn.

Để giải quyết nội dung cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ, từ ngày ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương về ruộng đất như đã trình bày trong cương lĩnh của Đảng. Nhưng, nhằm tập trung lực lượng cách mạng trước hết đánh đổ đế quốc xâm lược và bọn tay sai của chúng, trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo quần chúng thực hiện từng bước cương lĩnh đó.

Thực tế chỉ ra rằng, vấn đề nông dân là một nội dung cơ bản của cách mạng, nhưng “trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến khăng khít với nhau, không thể tách rời nhau, nhưng cũng không thể tiến hành song song nhất loạt ngang nhau. Khăng khít với nhau là vấn đề chiến lược, không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau là vấn đề sách lược”[6, tr.24].

Khi cách mạng bước vào giai đoạn mới, vấn đề nông dân và nông nghiệp cũng là một nội dung chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua đội tiên phong của mình – Đảng Cộng sản Việt Nam. Nông dân Việt Nam chiếm hơn 90% dân số, là một lực lượng sản xuất to lớn, đồng thời là một lực lượng cách mạng to lớn. Bởi lẽ đó, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là chặng đường đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trong lực lượng nông dân và kinh tế nông nghiệp. Căn cứ đặc điểm đất nước và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, Đại hội Đảng lần thứ XI vẫn coi nông nghiệp là một trong những mặt trận sản xuất chính, coi việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhiệm vụ then chốt của Đảng.

1.3.3. Công nhân và nông dân là “hai động lực chính” của cách mạng

Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng những vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam mà còn tạo ra một phương pháp cách mạng bạo lực phù hợp với tiến trình cách mạng, phù hợp với điều kiện đất nước và một truyền thống của nông dân và công nhân, tạo điều kiện cho hai giai cấp gắn bó với nhau, gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với nông dân.

Ngay từ thời kỳ đầu chuẩn bị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con đường bao lực cách mạng, Người nói:“Nếu chúng ta không tự giải phóng được bằng con đường ôn hòa, thì chúng ta không ngần ngại hành động quyết liệt để trả thù nhà nợ nước và để chen vai thích cánh cùng năm châu”. Tiếp đó, trong cuốn “Đường cách mệnh” Người chỉ rõ “công nông là gốc của cách mệnh”. Cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này, Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản chỉ rõ: “trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh”[20,tr.68]. Trong khi xác định nông dân là một động lực cách

mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt đã phê phán những hành động mang tư tưởng nông dân như “xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làm cho dân quen tính ích kỷ mà quên tính tự cường”[20,tr.282]; mặt khác khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, rằng “dân khí mạnh thì không có súng ống, binh lính nào chống nổi”[20,tr.297].

Tư tưởng bạo lực cách mạng trên cơ sở đội quân chủ lực là công nông đã trở thành hiện thực trong quá trình đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân. Điểm xuất phát trong phương pháp bạo lực cách mạng trong cách mạng Việt Nam là dựa trên tri thức tổng kết về khả năng và truyền thống đấu tranh của hai giai cấp cơ bản công nhân và nông dân. Đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng là hình thức đấu tranh cơ bản của giai cấp nông dân. Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản đã phát hiện và khéo léo kết hợp, nâng dần từng bước phong trào nông dân lên ngang tầm với phong trào công nhân. Trong cách mạng Việt Nam, Đảng ta không chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang từ khi có Đảng, không ngừng trường kỳ đấu tranh vũ trang. Đảng cũng không chủ trương đề ra phương châm “lấy nông thôn bao vây thành thị” như cách mạng Trung Quốc. Chủ trương của Đảng là nhằm làm cho phong trào nông dân phát triển theo đúng quỹ đạo của cách mạng vô sản và tránh tổn thất cho cách mạng. Những thời kỳ lịch sử 1930 – 1931, 1936 – 1939, Đảng coi trọng xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng như: công hội, nông hội, thanh niên, phụ nữ,... và đấu tranh chính trị thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)