.Công tác vận động nông dân của Đảng là vấn đề chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 57 - 62)

1.3.4.1. Quan niệm về công tác vận động nông dân của Đảng Cộng sản Việt Nam

Công tác dân vận là trong một những hoạt động quan trọng của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”[24,tr.282]. Công tác dân vận là sự kết hợp giữa công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục với công tác tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng phong trào quần chúng. Về thực chất, công tác dân vận là công tác chuẩn bị lực lượng, xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng, của giai cấp vô sản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng

Cộng sản muốn thực hiện được mục tiêu, lý tưởng, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải tiến hành tập hợp, thu hút mọi tầng lớp nhân dân, tạo thành lực lượng cách mạng.

Công tác dân vận bao gồm nhiều bộ phận, như: công tác vận động công nhân, trí thức, thanh niên, phụ nữ,v.v... trong đó có công tác vận động nông dân. Công tác vận động nông dân là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu “Công tác vận động nông dân của Đảng là một hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân; tập hợp, thu hút nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là quá trình xác lập mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với giai cấp nông dân”. Theo Hồ Chí Minh: “Vận động nông dân là phải vận thế nào để toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc”[23,tr.711].

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nông vận phải: - Tổ chức nông dân thật chặt chẽ. - Đoàn kết nông dân thật khăng khít. - Huấn luyện nông dân thật giác ngộ.

- Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc”[23,tr.710].

Công tác vận động nông dân của Đảng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Đó là khoa học về con người, tác động đến con người, nó phải tuân theo những quy luật vận động xã hội, phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống, lao động của các tầng lớp dân cư. Đó là nghệ thuật tác động để thu phục lòng người, lôi cuốn mọi người vì công việc chung. Là nghệ thuật, công tác

vận động nông dân phải sử dụng một hệ thống các phương pháp và hình thức linh hoạt, đa dạng và phong phú, tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

1.3.4.2. Công tác vận động nông dân là nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam

Xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, các lãnh tụ của cách mạng vô sản rất coi trong công tác vận động, tập hợp quần chúng. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp vô sản không thể tự giải phóng được mình, nếu không giải phóng toàn thể xã hội và muốn giải phóng mình, giải phóng xã hội thì giai cấp vô sản phải “liên hiệp lại”, phải “thân thiện với toàn xã hội và hòa mình với toàn toàn xã hội, được xã hội thấy và thừa nhận là đại biểu chung của toàn xã hội... là trái tim, khối óc của toàn xã hội”[44, tr.30]. V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh: “Toàn bộ công tác thường xuyên, hàng ngày, hiện tại của tất cả các tổ chức và tất cả các nhóm của Đảng ta tức là công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức đều phải hướng vào việc củng cố và mở rộng mối quan hệ với quần chúng. Công tác ấy khi nào cũng cần thiết, nhưng ở thời kỳ cách mạng thì hơn lúc nào hết không thể coi là đủ được”[36,tr.5].

Trong khi khẳng định vị trí, tầm quan trong của công tác vận động quần chúng nói chung, vận động công nhân nói riêng, C.Mác-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trong của khối liên minh giai cấp gữa công nhân với giai cấp nông dân, coi đó là điều kiện tiên quyết để cách mạng vô sản giành thắng lợi. Giai cấp vô sản mà đại diện là Đảng Cộng sản nhất thiết phải tiến hành vận động, thu hút, tập hợp nông dân, lôi cuốn họ tham gia vào con đường cách mạng vô sản. Theo V.I.Lênin, “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ đến việc duy trì chính quyền đó”[41, tr.57] và “Sở dĩ chúng ta làm cuộc Cách mạng tháng Mười dễ như vậy chính là vì toàn thể nông dân đi theo chúng ta”[40, tr.171]. Đặc biệt, theo C.Mác, đối với các nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân, nếu không có được “bài đồng ca” giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân thì “bài

Vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác vận động quần chúng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận nói chúng và vận động nông dân nói riêng.

Trong điều kiện một nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân như ở nước ta, Đảng ta khẳng định: Ở nước ta, giai cấp nào nắm được nông dân, lôi kéo được nông dân ủng hộ thì sẽ nắm được quyền lãnh đạo xã hội. Giai cấp công nhân Việt Nam muốn giành được chính quyền lãnh đạo xã hội, muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giải cấp và xây dựng thành công CNXH, nhất thiết phải đoàn kết, liên minh với giai cấp nông dân. Phải thu phục, thu hút, lôi kéo nông dân vào con đường đấu tranh cách mạng. Khi phân tích vị trí, vai trò quan trọng của giai cấp nông dân và công tác vận động nông dân trong cách mạng vô sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc cách mạng vô sản không thể giành thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc các mạng – các mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản”[20, tr.413].

Ngay từ những năm 1930, Đảng đã xác định: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo. Phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”[21, tr.3]. Đảng ta đã tập trung giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, gắn cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân, với việc giải phóng nông dân. Đây là quan điểm hết sức đúng đắn, là mấu chốt để giải quyết vấn đề lực lượng cách mạng ở nước ta. Điều đó thể hiện sự sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nông dân.

Cùng với những quan điểm, chủ trương đúng đắn về vấn đề nông dân, Đảng ta thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân. Trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, Đảng vẫn quan tâm vận động, tuyên

truyền, nâng cao giác ngộ cách mạng cho nông dân, dựa vào lực lương nông dân. Nhiều cán bộ, đảng viên tận tụy, gắn bó với phong trào. Khi đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, của cách mạng thay đổi, các cấp ủy đảng, chính quyền đã chủ động, kịp thời chấn chỉnh lại tổ chức bộ máy và bố trí lại đội ngũ cán bộ làm công tác nông vận.

Nhờ bám sát nhiệm vụ của Đảng, của cách mạng, có phương pháp linh hoạt, cụ thể và thiết thực mà phong trào nông dân không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng, góp phần thúc đẩy cách mạng không ngừng tiến lên.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng thường xuyên chăm lo lợi ích, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Đảng đã tập trung giải quyết vấn đề ruộng đất, coi đó là động lực quan trọng để thu hút, tập hợp nông dân. Khẩu hiệu của Đảng là: “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng”. Khẩu hiệu đó là ngọn cờ hiệu triệu đông đảo nông dân nước ta tham gia cách mạng.

Khi chưa giành được chính quyền, Đảng đã đặt vấn đề “Cách mạng thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. Vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà đấu tranh để bênh vực quyền lợi cho dân cày và để thực hiện thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới có thể giành quyền lãnh đạo dân cày được”[9, tr.72].

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong xây dựng hòa bình, xây dựng đất nước, Đảng vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu đó. Mỗi bước đi, mỗi thắng lợi của cách mạng, nông dân luôn luôn cảm nhận được lợi ích của mình. Nhờ đó mà nông dân thực sự tin yêu, gắn bó với Đảng và chế độ xã hội. Thông qua việc chăm lo lợi ích mà Đảng đã tạo dựng phong trào, thu hút, tập hợp nông dân vào tổ chức cách mạng. Đó không chỉ là động lực tạo nên phong trào nông dân rộng lớn mà còn là động lực mạnh mẽ đưa cách mạng nước ta không ngừng tiến lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)