Những thách thức ở cấp độ khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 46 - 64)

6. Cấu trúc luận văn

1.2 Những thách thức an ninh mới đối với ASEAN đầu thế kỷ XXI

1.2.2 Những thách thức ở cấp độ khu vực

Bản thân khu vực Đông Nam Á cũng tiềm tàng rất nhiều những nguy cơ gây xung đột, ảnh hưởng tới an ninh, hòa bình khu vực và thậm chí đe dọa an ninh thế giới. Do đặc điểm phát triển lịch sử của các nước Đông Nam Á và do di sản của chế độ thuộc địa, giữa các nước Đông Nam Á đều tồn tại tình trạng biên giới không xác định rõ ràng. Thực tế này chính là nguyên nhân sâu sa dẫn tới các vụ tranh chấp lãnh thổ diễn ra phổ biến giữa các nước trong vùng.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là một trong những mối quan ngại lớn nhất trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á.

Với vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng và những lợi ích cơ bản mà vùng biển này mang lại cho các quốc gia có tranh chấp tại đây, không một quốc gia nào có ý định nhượng bộ trong tranh chấp phức tạp này. Không chỉ liên quan tới các nước trong ASEAN, tranh chấp này phức tạp còn bởi có nước liên quan ngoài khu vực là nhân tố Trung Quốc và Đài Loan.

Chỉ từ thập niên cuối của thập kỷ XX cho tới những năm đầu của thế kỷ XXI, biến động trên Biển Đông thực sự tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu và đến những năm gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông ngày một gia tăng mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp tới ổn định khu vực và an ninh thế giới.

Năm 2002, Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC) được ký kết đã giảm bớt sự lo ngại của khu vực đối với sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Mặc dù các bên yêu sách tiếp tục phản đối các động thái của nhau ở Biển Đông, nhìn chung tình hình căng thẳng trong những vùng biển tranh chấp đã giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, kể từ năm 2007, tình hình căng thẳng trở lại, đặc biệt giữa Trung Quốc với Việt Nam, cũng như giữa Trung Quốc và Phi lip pin. Với vai trò là quốc gia mạnh nhất trong số các bên tranh chấp, hành vi của Trung Quốc là yếu tố quyết định cho tranh chấp này, và từ 2007- 2008, các động thái của Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn.

Những nỗ lực của ASEAN nhằm xử lý tranh chấp Biển Đông cho tới nay có tác dụng khá hạn chế, bên cạnh đó, phản ứng của ASEAN đối với căng thẳng đang gia tăng cũng đáng thất vọng.

DoC, thỏa thuận duy nhất hiện còn hiệu lực giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xử lý trực tiếp tranh chấp đã ngăn các bên yêu sách không được chiếm đóng các bãi đá không người ở Biển Đông nhưng lại không thể ngăn cản các quốc gia này củng cố cơ sở hạ tầng trên các đảo đang tranh chấp. Kết quả là, từ năm 2002, tất cả các bên tranh chấp đang chiếm giữ các đảo san hô vẫn tiếp tục, và trong hầu hết các trường hợp là thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng các công trình cả dân sự và quân sự ở Trường Sa, một động thái đã gần như không bị các phương tiện truyền thông phát hiện do khu vực này ở quá xa. Việc gia cố các công trình hạ tầng này bao gồm cả những dự án khai khẩn, cải tạo nhằm mở rộng diện tích xung quanh các đảo san hô, xây dựng các đập chắn biển, ngăn bão, các cầu cảng, vũng đậu tàu, hải đăng, các cơ sở tiện nghi dân sự và

doanh trại, đường băng cho máy bay trực thăng hạ cánh, và việc cung cấp nước sạch và mạng viễn thông.

Ngoài ra, các biện pháp xây dựng lòng tin (CBMs) đề ra trong DOC đã không thể thúc đẩy các hoạt động hợp tác thực sự. Trong khi khái niệm mà JMSU đề ra rất thuyết phục, hiệp định này lại cho thấy mặt hạn chế quá lớn trong quá trình thực hiện. Nội dung của hiệp định này không bao giờ được công bố công khai để tránh sự chỉ trích, và phải mãi đến năm 2008 công luận mới biết rằng 1/6 khu vực khảo sát nằm trong lãnh hải của Philippin và đều không nằm trong khu vực mà Trung Quốc và Việt Nam yêu sách. JMSU bị cuốn vào cuộc tranh cãi năm 2008 và kết quả là chính quyền của Tổng thống Arroyo đã phải rút ra khỏi hiệp định này. JMSU đã bị “khai tử” tháng 6/2008, đẩy tranh chấp ở Biển Đông vào thế bế tắc “không lại hoàn không”.

Kể từ khi JMSU mất hiệu lực, không có bất kỳ một dự án hợp tác nào giữa các bên tranh chấp nữa. Tuy nhiên, tất cả các bên cam kết sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với DoC và ASEAN đã nhiều lần cam kết sẽ triển khai và giám sát đầy đủ cam kết này. [65] Mặc dù vậy, đã bảy năm trôi qua kể từ khi Tuyên bố này được đưa ra, cả ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được nguyên tắc chỉ đạo nào về cách thức triển khai DOC ra sao.

DOC chính là một biện pháp tạm thời trong khi ASEAN và Trung Quốc phối hợp để xây dựng nên một bộ Quy tắc ứng xử hoàn chỉnh và có tính ràng buộc pháp lý ở Biển Đông (COC). Trong khi cả ASEAN và Trung Quốc đều hùng hồn cam kết sẽ tiến tới việc ký kết CoC, nhưng hiện tại chưa có bất kỳ cuộc thảo luận thực chất nào để đạt tới một hiệp định như vậy. Một điều trớ trêu là, nhiều khả năng DoC sẽ là thỏa thuận

tốt nhất mà ASEAN và Trung Quốc hy vọng có thể đạt được với nhau, ít nhất là trong tương lai gần.

Khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, ASEAN rõ ràng đã không thể làm nổi bật vấn đề “ rất nóng” này lên trong chương trình nghị sự của vô số các cuộc họp mà Hiệp hội này tổ chức. Tháng 7/2009, các Ngoại trưởng ASEAN, các Bộ trưởng ASEAN cộng 6 và ARF đã bàn thảo một loạt các vấn đề cấp bách từ sự đi xuống của tài chính toàn cầu tới tình hình chính trị ở Myanma. [65] Tuy nhiên, về vấn đề Biển Đông, ASEAN chỉ nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với DoC, khuyến nghị “các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thúc đẩy xây dựng lòng tin” và hướng tới việc ký kết COC. [67] Tranh chấp chủ quyền không được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 12 tại Cha-am, Thái Lan tháng 10/2009. [53, pg. 7]

Nếu cứ để tình hình căng thẳng tiếp diễn dai dẳng, những hệ lụy đối với an ninh khu vực là rất nghiêm trọng. Sự mất cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và các bên ASEAN có yêu sách sẽ ngày càng doãng rộng ra khi quân đội Trung Quốc tăng cường khả năng tác chiến của họ, bao gồm khả năng ngày càng hiện thực đó là việc quân đội Trung Quốc sẽ có một hoặc nhiều hàng không mẫu hạm vào năm 2020. Trong ngắn hạn và trung hạn, những mâu thuẫn về năng lượng và nguồn cá sẽ gia tăng, đẩy khả năng sẽ có đụng độ hải quân trong khu vực này lên cao hơn. Đáng ngại hơn là khi tự do hàng hải trong khu vực bị xâm hại và nước Mỹ sẽ buộc phải can thiệp, các ASEAN sẽ bị rơi vào một tình thế rất khó khăn.

Quan hệ giữa các nước lớn ngày càng phức tạp. Bàn cờ chính trị

thế giới với những pha “tranh chấp lấn thành”, những trận chiến tấn công thầm lặng hay những đòn ngoại giao bất ngờ của các siêu cường là

những nhân tố tác động tới cục diện chính trị quốc tế và tác động tới con đường xây dựng của cộng đồng an ninh ASEAN.

Môi trường chính trị quốc tế đang diễn ra những cuộc đua nảy lửa giữa các siêu cường nhằm giành được ưu thế địa chiến lược trên bản đồ chính trị thế giới. Đông Nam Á vốn được đánh giá là một khu vực nhạy cảm với vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng: đường biển nổi liền Thái Bình Dương với Ấn độ Dương, lại chứa đựng nhiều tiềm năng dầu lửa và khí đốt nên đã và sẽ là nơi đụng độ lợi ích giữa các quốc gia trong khu vực với các nước láng giềng và các cường quốc khác. Ảnh hưởng lớn tới khu vực Đông Nam Á phải nhắc tới mối quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung và quan hệ tay ba Nga - Trung - Ấn.

Sự hiện diện trở lại của Mỹ bắt đầu từ thế kỷ XXI đã gây ra rất

nhiều quan ngại cho các nước ASEAN cũng như các siêu cường khác. Tuy nhiên, cùng với sự trở lại của Mỹ thì Trung Quốc cũng vươn vai đứng dậy rất nhanh chóng với tầm vóc của một người khổng lồ có thể ôm trọn Đông Nam Á và che chở cho cả châu Á rộng lớn.

Mỹ chủ trương hợp tác với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế mà một mình Mỹ không kham nổi và qua đó để can thiệp vào nội bộ các nước này, gắn với chiêu bài dân chủ, nhân quyền nhằm đưa các nước này hội nhập vào nền "dân chủ" phương Tây dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng bộc lộ khi Mỹ đã không ngừng tiến hành các hoạt động nhằm kìm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là các cường quốc trên thế giới.

Để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ âm mưu thiết lập một NATO phương Đông gồm Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ và lôi kéo các nước này tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) xung quanh Trung Quốc. Về chính trị, Mỹ ra

sức tranh thủ các nước phương Tây nêu vấn đề dân chủ, nhân quyền và can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan rất không nhất quán. Một mặt, Mỹ vẫn công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc nhưng mặt khác, Mỹ để ngỏ khả năng sẽ can thiệp bảo vệ Đài Loan bằng quân sự nếu Trung Quốc giải phóng lãnh thổ này bằng vũ lực. Về kinh tế, Mỹ luôn gây sức ép đối với hàng hóa của Trung Quốc thâm nhập vào Mỹ và công khai đòi Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ.

Về quan hệ giữa các nước lớn ảnh hưởng tới an ninh chính trị ASEAN, không thể không đề cập đến quan hệ giữa ba nước Nga - Trung Quốc - Ấn Độ, ba nước lớn có những thế mạnh khác nhau trên đại lục địa châu Á. Ý tưởng thành lập mối quan hệ tay ba Nga - Trung Quốc - Ấn Độ lần đầu tiên được Thủ tướng Nga lúc đó là E. Pri-ma-cốp đề xướng nhân chuyến thăm của ông tới Ấn Độ (tháng 12-1998) nhằm chống lại chính sách đối ngoại cường quyền và ý đồ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ.

Do đều bị chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan quá khích đe dọa an ninh, với mức độ khác nhau, nên ba nước có những quan điểm khá tương đồng trong vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, và điều rất đáng chú ý là quan hệ giữa họ không còn bị nhân tố Pa-ki-xtan và xung đột giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan gây xung khắc, chia rẽ ở mức độ lớn như thời kỳ "chiến tranh lạnh". Hơn nữa, cũng như Trung Quốc, Ấn Độ là nước chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, còn Nga rất quan tâm đến Ấn Độ với tư cách là một cường quốc đang nổi lên về phần mềm máy tính toàn cầu. Cả ba nước đều chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ và ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nhưng đồng thời, họ cũng cảnh giác với ý đồ chiến lược của Mỹ là xác lập chỗ đứng lâu dài ở vành đai địa -

chiến lược quan trọng với cả Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vành đai kéo dài từ Trung Đông qua Trung Á tới Đông Bắc Á. [40, tr. 14-15]

Đối với Mỹ, lợi ích địa - chính trị, địa - kinh tế ở khu vực này không kém phần quan trọng so với lợi ích an ninh, nếu không nói là còn quan trọng hơn. Vì vậy, cả ba nước đều có nhu cầu hợp tác với nhau để hạn chế chính sách cường quyền, bành trướng của Mỹ. Quan hệ Nga - Ấn Độ, nhất là quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ còn cần nhiều thời gian mới tiến tới mức độ hợp tác, hiểu biết và tin cậy như quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.

Song, vì những lý do trên, quan hệ Nga - Ấn Độ, Trung Quốc - Ấn Độ đã được cải thiện khá rõ. Biểu hiện mới đây của sự xích lại gần nhau giữa ba nước là việc Ấn Độ tỏ ý muốn gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ra đời năm 2000, vốn do Nga và Trung Quốc là sáng lập viên. Tuy nhiên, quan hệ liên kết giữa Nga - Trung Quốc - Ấn Độ chỉ mới bắt đầu, chưa có dấu hiệu chứng tỏ một tam giác chiến lược giữa ba nước đã hình thành. Và dù có hình thành thì tam giác đó cũng không phải là một khối liên minh quân sự - chính trị, mà sẽ là một trục các quan hệ đối tác mềm dẻo để đối phó hiệu quả hơn với các vấn đề toàn cầu, từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế cực đoan đến xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Như vậy, có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng xét một cách sâu xa, cục diện quan hệ giữa những nước này vẫn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột và còn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong cái dẻo đất Đông Nam Á nhỏ bé nhưng lại có địa thế chính trị đầy nhạy cảm này, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và nóng bỏng. Nhân tố này đã tạo ra những cú hích mới

thúc đẩy hợp tác khu vực, bổ sung “phương tiện mặc cả” cho việc theo đuổi chính sách “cân bằng nước lớn” của ASEAN Tuy nhiên, quá trình trên cũng làm khó dễ trong việc lựa chọn và ưu tiến đối tác, quan hệ bạn hàng với từng nước lớn; có thể gây tổn thương đến tình đoàn kết và thống nhất lập trường chung của ASEAN, làm tăng xu hướng “ly tâm”, “đi riêng lẻ” trên một số vấn đề, kể cả chính trị và an ninh. [24, tr. 12]

Sau mốc thời gian 11/9, nạn khủng bố trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn khu vực hơn bao giờ hết. Đông Nam Á tưởng chừng là vùng

đất hoà bình, ổn định nhưng các hoạt động li khai, khủng bố cũng gia tăng mạnh mẽ: lực lượng Abu Sayyaf ở miền Nam Phi-Líp-Pin tăng cường cuộc chiến chống quân chính phủ, các vụ nổ bom liều chết của lực lượng JI ở In đô nê xi a, những cuộc nổi loạn đẫm máu ở miền Nam Thái Lan. Trước nguy cơ đó, Đông Nam Á đã trở thành "mặt trận thứ hai" trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Chính quyền Bush II đặt mục tiêu chống khủng bố vào trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia. Ở phương diện tuyên truyền, chính quyền Bush II đã không ít lần đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với Hồi giáo. Song cho đến nay, mặc dù đã bắt được vài kẻ chủ mưu, phá được vài hang ổ nhưng nhiều quốc gia vẫn nằm trong vòng đe dọa của nguy cơ khủng bố.

Đông Nam Á – nơi chiếm 1/5 tín đồ Hồi giáo trên thế giới – luôn nằm trong sự cảnh báo “sau Trung Đông, Đông Nam Á trở thành sàn diễn thứ hai của các hoạt động do Bin Laden chỉ đạo, tài trợ hoặc gợi ý” (Báo Nước Bỉ tự do 14/10/2002).[37, tr. 8]

Trên thực tế, Đông Nam Á là quê hương của hơn 250 triệu người Hồi giáo và tại đây người ta đã phát hiện ra những mối liên hệ giữa khủng bố bản địa với khủng bố quốc tế. Tháng 10/2002 cũng xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng ở Bali (In-Đô-Nê-Xia), tiếp đến là vụ khủng bố ở

khách sạn Mariốt ở Jakátta tháng 9/2003. Ngày 11/1/2002, Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)