Thành lập ASC, sáng kiến hợp tác an ninh khu vực mới của In-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 64 - 73)

6. Cấu trúc luận văn

1.3 Thành lập ASC, sáng kiến hợp tác an ninh khu vực mới của In-

In-đô-nê-xi-a

Bên cạnh những nhân tố mang tính lịch sử cũng như thực tiễn an ninh của khu vực, một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định, thúc đẩy đối với sự ra đời của cộng đồng an ninh ASC là nỗ lực của In-đô-nê-xi-a trong quá trình hình thành ASC. Vai trò khởi xướng và quyết tâm chính trị của nước này đối với tiến trình hình thành ASC được các nước trong khu vực đánh giá rất cao.

Từ ngày thành lập ASEAN, In-đô-nê-xi-a được coi là một trong những quốc gia tich cực đóng góp ý kiến cũng như các sáng kiến trong sự hình thành các nguyên tắc và phương thức hoạt động của ASEAN. Những quy tắc ứng xử của nội bộ ASEAN như nguyên tắc đồng thuận,

không can thiệp được gọi tên là “Học thuyết Xu hác tô”, cựu tổng thống của In-đô-nê-xi-a. Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN đã thông qua và đang đi vào cuộc sống đều được In- đô-nê-xi-a khởi xướng hay soạn thảo như ZOPFAN (1967), TAC (1976), SEANWFZ (1995)…

Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ làm chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN khóa 37 từ tháng 7/2003 - 7/2004, In-Đô-Nê-Xia đã đề xuất ý tưởng về xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN.Vậy thì nguyên nhân do đâu mà In-đô-nê-xi-a lại đưa ra sáng kiến thành lập ASC?

Trước hết, sáng kiến này xuất hiện là nhằm đáp ứng nhu cầu nội tại của nước này. Bản thân nội bộ In-đô-nê-xi-a cũng tồn tại nhiều vấn đề về an ninh, ảnh hưởng tới cả an ninh khu vực và vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc tăng cường hợp tác an ninh đa phương với các nước thành viên ASEAN.

Hoạt động khủng bố li khai tại đất nước được coi là điểm nóng về khủng bố này ngày càng gia tăng trầm trọng sau sự kiện 11/9 chấn động địa cầu. Như một lời cổ vũ đầy sức mạnh cho các tổ chức li khai khủng bố, sự kiện này đã làm cho tất cả các tổ chức li khai khủng bố tại In-đô- nê-xi-a trở nên sục sôi hơn bao giờ hết. Số lượng các cuộc khủng bố ngày càng tăng về cường độ cũng như mức độ nguy hiểm.

Sự xuất hiện của những trùm khủng bố cũng như sự hiện diện của phong trào khủng bố quốc tế tại nước này sau 11/9 đã luôn đặt tình trạng của In-đô-nê-xi-a cũng như cả khu vực Đông Nam Á trong tình trạng báo động đỏ. Chỉ một tên khủng bố Noordin Mohammed cũng đã tạo ra hàng chục vụ đánh bom khủng bố làm kinh hoàng cả khu vực, khiến cả thế giới phải rúng động. Ngày 12-10-2002, bọn khủng bố đã đánh bom vào khu nghỉ mát ở Kuta thuộc đảo Bali, “thiên đường” du lịch của In-Đô-

Nê-Xia khiến hơn 200 người chết và 209 người bị thương. Có nhiều bằng chứng để cáo buộc Noordin Mohammed Top có tham gia vào vụ đánh bom ngày 5-8-2003 tại khách sạn JW Marriott. Một chiếc xe bom đã phát nổ làm 12 người thiệt mạng và 150 người bị thương. Ngày 9-9- 2004, bên ngoài đại sứ quán Anh ở trung tâm Jakarta, một chiếc xe cài bom (một thủ đoạn quen thuộc của Top) nổ tung làm 10 người chết, 140 người bị thương. Ngày 2-10-2005, 20 người chết, 100 người bị thương trong vụ đánh bom tại 2 địa điểm khu nghỉ mát Bali. Thông tin cảnh sát cho biết, năm 2006 y đã chuyển sang cầm đầu một nhóm khủng bố khác có tên gọi là Tanzim Qaedat al-Jihad. Cho đến nay mặc dù bị truy bắt gắt gao nhưng y vẫn may mắn thoát khỏi trong mọi cuộc bố ráp của lực lượng an ninh In-Đô-Nê-Xia. Điều này cũng là một minh chứng cho thấy công cuộc chống khủng bố của nước này vẫn còn là một chặng đường rất dài và đòi hỏi sự hợp tác nhiều hơn nữa để đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực.In-đô-nê-xi-a cần sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, trước hết là ASEAN để chống khủng bố hiệu quả hơn.

Bên cạnh những nguyên nhân bên trong, những yếu tố đối ngoại của In-Đô-Nê-Xia cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sáng kiến này.

Trước đó, cuối năm 2001, Sing-Ga-Po đưa ra ý tưởng xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN làm nền tảng vật chất để ASEAN tiến tới cộng đồng vào năm 2020. Sáng kiến của In-đô-nê-xi-a một phần cũng để làm đối trọng cho sáng kiến của Sing-Ga-Po về kinh tế, nhưng quan trọng hơn là để tăng cường đoàn kết nhằm đối phó với xu hướng đơn phương của Mỹ sau cuộc chiến I rắc và Áp-ga-nit-sờ-tăng, những rạn nứt và bất hòa trong quan hệ giữa một số nước như Thái và Campuchia, hạn chế xu hướng “phá rào” của một số nước ký thỏa thuận kinh tế và an ninh song phương với các nước lớn, đồng thời tạo thế để ASEAN tham

gia hiệu quả vào những khuôn khổ rộng lớn hơn như EAS, APEC, ASEM...

Lập cộng đồng an ninh ASEAN cũng là nhằm củng cố nội bộ đối phó với những mặt trái của toàn cầu hóa và hậu quả kinh tế của nó, chống khủng bố và các vấn đề an ninh phi truyền thống đang có xu hướng gia tăng trong khu vực. Ngoài ra, đưa ra sáng kiến xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN, In-Đô-Nê-Xia cũng muốn khôi phục lại vị thế “anh cả” của ASEAN đã bị “mai một” nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 97-98. Theo thông lệ của ASEAN, nước đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN ít nhiều phải đưa ra được sáng kiến mới trong nhiệm kỳ của mình. Vì vậy, việc đưa ra ý tưởng ASC chính là nhằm đáp ứng được yêu cầu của hiệp hội và thực hiện trách nhiệm của nước Chủ tịch cũng như vươn lên khôi phục và nắm giữ vai trò lãnh đạo trong khu vực vốn đã bị lu mờ trong những năm qua.

Ý tưởng của In đô nê sia về xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (thể hiện trong dự thảo đầu tiên) là muốn biến ASEAN từ cơ chế “quản lý xung đột” sang “giải quyết xung đột” và ASEAN sẽ ký văn kiện riêng rẽ về cộng đồng an ninh ASEAN tại Cấp cao 9 cuối năm 2003. Mặc dù, sau gần bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu về hợp tác chính trị-an ninh, giữ cho ASEAN hòa bình, ổn định và thực tế giữa các nước ASEAN chưa từng xảy ra một cuộc xung đột nào song bản thân ASEAN chưa có quan niệm an ninh chung của khu vực, cũng chưa từng triển khai hoạt động “an ninh tập thể” nào và chính vì thế một số nước, nhất là các nước thành viên mới, vẫn chưa sẵn sàng biến ASEAN thành “cơ chế giải quyết xung đột”. ASEAN nhìn nhận ý tưởng của In-Đô-Nê-Xia là quá táo bạo và cuối cùng nhất trí không ký văn kiện riêng về cộng đồng an ninh ASEAN mà ra Tuyên bố

Bali II trong đó nêu cân bằng cả ba nội dung là chính trị an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.

Văn kiện cuối cùng của Tuyên bố Bali II đã phản ánh đúng được ý thức của các quốc gia ASEAN về lợi ích cũng như nhu cầu của việc hội nhập về chính trị-an ninh. Tuyên bố Bali II đã khẳng định ASC không phải là một khối quân sự, không phải là liên minh quân sự và không có chính sách đối thoại chung. ASC là một cộng đồng an ninh tự nguyện có mức độ hội nhập cao hơn hiện trạng, khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhấn mạnh nguyên tắc bao trùm là không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Văn kiện cuối cùng cũng bỏ các nội dung về lập cơ chế mới như họp Bộ trưởng Quốc phòng/Công an ASEAN, trung tâm hợp tác chung ASEAN chống khủng bố, Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình.... Để giải quyết các tranh chấp nảy sinh, ASEAN sẽ tận dụng hiệu quả những cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có như Tuyên bố ZOPFAN, TAC, cơ chế Hội đồng tối cao TAC, Hiệp ước SEANWFZ, và DOC…

Để triển khai Tuyên bố Bali II, ASEAN giao In đô nê sia dự thảo chương trình hành động cộng đồng an ninh ASEAN. Trong quá trình thảo luận kế hoạch hành động, một số nước muốn nội dung cụ thể, một số nước chỉ muốn chung chung. Một số nước muốn có lộ trình thực hiện, một số khác không muốn đề ra lộ trình. Bản kế hoạch hành động cuối cùng được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua cuối năm 2004 được kèm theo một danh mục gồm 75 hoạt động để xây dựng ASC, được đề ra theo hướng mở để có thể bổ sung phù hợp với tiến triển của tình hình mới. Tài liệu không quy định lộ trình thực hiện cụ thể đối với các hoạt động này do một số nước ASEAN lo ngại việc đặt mốc thời gian thực hiện sẽ gây sức ép và tạo hình ảnh xấu đối với Hiệp hội nếu không đáp

ứng được lộ trình đề ra. Việc không đặt ra lộ trình thực hiện cũng tạo sự linh hoạt cần thiết, giảm nhẹ mức độ ràng buộc và cam kết ngay từ đầu đối với kế hoạch hành động.

Kế hoạch hành động ASC gồm 5 phần chính là (i) hợp tác chính trị, (ii) xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, (iii) ngăn ngừa xung đột, (iv) giải quyết xung đột, và (v) kiến tạo hòa bình sau xung đột. Mục tiêu của ASC được nêu rõ là để nâng hợp tác chính trị của ASEAN lên một tầm cao mới.

1.4. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 và Quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN

Tháng 12/ 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Cuala Lămpua, các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng “Tầm nhìn ASEAN năm 2020” xác định mục tiêu chiến lược cho ASEAN và kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ trong các thành viên hướng tới “một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.

Để đạt được các mục tiêu trên và thích ứng với môi trường an ninh đang thay đổi trong khu vực, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 đã thông qua Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (DAC II). Mục đích của DAC II là nhằm "tái khẳng định ASEAN với tư cách là một sự hoà hợp giữa các quốc gia Đông Nam Á, được bao bọc với nhau bằng quan hệ đối tác trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội chăm lo lẫn nhau." [68]

Trong DAC II, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thoả thuận thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN (ASSC) vào năm 2020. Ba cộng đồng này tạo thành 3 trụ cột,

trên đó Cộng đồng ASEAN được xây dựng, duy trì và phát triển. ASC, AEC và ASSC "sẽ được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong các nỗ lực nhằm đạt được hoà bình, ổn định và thịnh vượng."[68]

Xây dựng thành công AC dựa trên ba trụ cột: an ninh, kinh tế và văn hoá – xã hội chính là bước đi nhằm hiện thực hoá Tầm nhìn ASEAN 2020 về một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á gắn kết với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động, một khu vực kinh tế phát triển và một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

Như vậy, ASEAN sẽ phải có một sự điều chỉnh lớn từ “Hiệp hội” hướng tới một “Cộng đồng”. Đó là một sự điều chỉnh quan trọng “để ASEAN sẽ là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á hướng ngoại, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Đó là những ý tưởng tốt đẹp, có cân nhắc phù hợp với truyền thống lịch sử, những giá trị văn hoá và đặc điểm chính trị của các nước thành viên. [15, tr. 3]

Sau khi nêu rõ những nội dung cơ bản của AC và những cấu thành của nó, trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN, các nhà lãnh đạo đã nêu rõ mục đích, bản chất và các biện pháp cơ bản để xây dựng AC và các trụ cột. Mục đích của việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN là đưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên một bình diện cao hơn và đảm bảo rằng các thành viên ASEAN được sống trong hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hoà. ASC không phải là một khối phòng thủ, một liên minh quân sự hoặc một chính sách đối ngoại chung. Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng ASC là nguyên tắc an ninh toàn diện.

Về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), mục đích thành lập được xác định là: i)Tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN, cải thiện môi trường đầu tư ở ASEAN. ii) Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN và đạt được sự hội nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực. Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được đặc trưng bằng một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất chung với sự tự do di chuyển của hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn đầu tư, cũng như sự di chuyển tự do của các doanh nhân và lực lượng lao động, nhất là lao động có kỹ năng.

Đối với Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC), mục tiêu của là xây dựng ASEAN thành "Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"như đã được đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng đẩy nhanh sự hợp tác của khu vực về các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm phụ nữ, thanh niên và các nhóm cộng đồng. Ngoài ra, ASCC còn được hy vọng sẽ góp phần tăng cường khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới mức tăng trưởng dân số, phát triển giáo dục, giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDs và SARS, tình trạng suy thoái môi trường và ô nhiễm xuyên biên giới...

Để xây dựng AC, các nhà lãnh đạo cấp cao đã quyết định xây dựng Kế hoạch hành động vì Cộng đồng an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN. Các kế hoạch trên được giao cho Inđônêxia, Sing-Ga-Po, Phi-Líp-Pin soạn thảo và đã được thông qua Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tổ chức ở Viên Chăn năm 2004.

Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) là một trong ba trụ cột chính nhằm tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Về an ninh

chính trị, DAC II nêu rõ: “phải đưa hợp tác an ninh chính trị lên tầm cao mới”, phải khẳng định vị thế mới của ASEAN đối với an ninh khu vực bằng việc xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC). ASC đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi ASEAN đang đứng trước nhiều vận hội đồng thời cũng phải đối phó với nhiều thách thức mới (chủ nghĩa khủng bố quốc tế, các vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh bùng phát…) trong quá trình phát triển và hợp tác vì hòa bình, ổn định, phồn vinh và thịnh vượng của cả khu vực.

Nhìn lại thành tựu của quá trình hợp tác an ninh đa phương còn nhiều hạn chế của ASEAN từ sau chiến tranh lạnh cho đến nay mới thấy hết được sự cấp bách của việc thiết lập một cơ chế an ninh đa phương mới trong thời điểm hiện nay. Tình hình thế giới với những biến động liên tục và khó lường khiến cho các quốc gia nhỏ bé ở một vùng đất đầy nhạy cảm như Đông Nam Á không thể không cảm thấy e ngại. Cục diện an ninh chính trị thế giới thay đổi, cán cân quyền lực tại khu vực Đông Nam Á cũng không ngừng chuyển động cùng những thách thức an ninh cấp bách tại khu vực này chính là nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời ý tưởng ASC. Phân tích một cách sâu sắc những thách thức an ninh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)