Cơ chế triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng ASC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 98 - 102)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Xây dựng kế hoạch hiện thực hóa ASC

2.1.4 Cơ chế triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng ASC

Kế hoạch hành động ASC đã nêu rõ: “ASEAN sẽ tăng cường những sáng kiến hiện có, đưa ra những sáng kiến mới, và thiết lập các khuôn khổ thực hiện phù hợp” và “ASEAN cần phải thăm dò những

phương thức sáng tạo để thực hiện chương trình hành động này ngoài 6 thành tố như đã thống nhất”.

Văn kiện cũng quy định: “Hướng tới xây dựng một Hiến chương ASEAN, bên cạnh các vấn đề khác, sẽ khẳng định lại các nguyên tắc và mục tiêu trong quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt là trách nhiệm của tất cả các nước thành viên ASEAN nhằm bảo đảm nguyên tắc không xâm lược và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên khác; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; duy trì ổn định chính trị, hoà bình và tiến bộ kinh tế khu vực; thiết lập khuôn khổ thể chế ASEAN có năng lực và hiệu quả”.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ASC cần tăng cường đối thoại, đưa ra những cam kết ràng buộc, xác định các lộ trình và cơ chế triển khai phù hợp, mở rộng năng lực và quyền hạn của mỗi quốc gia và khu vực, xây dựng và phát triển các thể chế, giải pháp thích ứng và nguồn nhân lực hợp lý vượt ra ngoài khuôn khổ hiện có của liên kết ASEAN.

Trong mục VI, Kế hoạch Hành động Cộng đồng an ninh ASEAN thì cơ chế chính để triển khai các hoạt động cụ thể là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM). Do các hoạt động liên quan đến nhiều ngành nên văn kiện này cũng nói rõ AMM trong quá trình thực hiện sẽ tham vấn và phối hợp với các cơ quan cấp Bộ liên quan khác và nếu cần có thể lập các nhóm lâm thời (Adhoc) để triển khai. AMM cũng có nghĩa vụ phải báo cáo tiến trình thực hiện lên Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Trên thực tế, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị Bộ Tổng Tham mưu quân đội các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Công an/ Cảnh sát các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN là những cơ quan quan trọng,

có ảnh hưởng lớn đến hoạch định chính sách, điều phối hoạt động của ASC.

Trong các Chương trình Nghị sự của Hội nghị thường niên AMM, AMM sẽ tiến hành tổng kết toàn diện sự tiến triển của ASC POA. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp, chính sách mới thúc đẩy ASC.

Ngoài ra, Tổng thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ chủ tịch ASEAN giám sát và kiểm điểm tiến triển việc thực hiên ASC POA. Ban Thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ quá trình tham vấn giữa các cơ quan của ASEAN và tìm kiếm các phương thức hợp lý đệ trình lên Tổng thư ký ASEAN và các Hội nghị AMM của ASEAN.

Tuy nhiên, để triển khai thành công ASC POA, các nước ASEAN gặp phải không ít khó khăn. Có 3 vấn đề lo ngại chính của ASEAN:

- Thứ nhất, làm cách nào huy động được ccác nguồn lực để hỗ trợ cho các chương trình, dự án khác nhau đã cam kết.

- Thứ hai, cần thiết tăng cường các thể chế hiện có và tìm tòi, đề xuất và thiết lập các cơ chế mới tốt hơn, phù hợp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phối hợp hành động giữa các cơ quan các nước trong khu vực.

- Thứ ba, là xây dựng một khuôn khổ giám sát và đánh giá để theo dõi tiến độ liên quan đến việc thực hiện những mục tiêu, chương trình hội nhập.

Để giải quyết 3 vấn đề lớn trên, trong mục 5, cơ chế triển khai ASC, Chương trình Hành động Viên chăn, ASEAN đã đề ra 5 cấp độ hợp tác giữa các nước thành viên để tiến tới Cộng đồng ASEAN, trong đó có ASC, bao gồm:

- Thứ nhất, xây dựng lòng tin. Đây là một bước đi ban đầu, nhưng hết sức quan trọng đối với nhận thức cũng như hành động chung. Những

khác biệt về quan điểm trong chính sách đối ngoại giữa các quốc gia thành viên và vấn đề nghi kỵ giữa các nước khác biệt nhau về chế độ chính trị từ trong lịch sử sẽ vẫn còn ảnh hưởng tới hiện tại. Vì vậy, việc làm này nhằm củng cố lòng tin, tìm kiếm những lợi ích chung, góp phần đánh giá, nhận diện đúng những thành quả, bước tiến của hội nhập. Lòng tin, tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh chính là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công của ASC.

- Thứ hai, vấn đề hài hoà hoá trong ASEAN. Hài hoà hoá ở đây tức là làm cho lợi ích quốc gia phù hợp, không đi ngược với lợi ích khu vực, lợi ích cộng đồng ASEAN. Với nguyên tắc luôn đặt chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu, nguyên tắc này đòi hỏi các nước phải cố gắng hài hoà hoá hệ thống chính sách và pháp luật, sao cho chính sách và pháp luật các nước tương đối gần nhau. Đây là hành động đòi hỏi cấp bách và có nỗ lực lớn, chia sẻ trách nhiệm chung.

- Thứ ba, với sự khác biệt cả về trình độ phát triển của các nước trong khu vực, cần có cơ chế hỗ trợ đặc biệt để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, nhất là đối với các nước kém phát triển.

- Thứ tư, cùng cố gắng tìm kiếm và phát triển thể chế khu vực hợp tác. Hiện tại ASEAN vẫn còn lúng túng trong việc xác định mô hình phát triển trong tương lai của ASEAN, ngay cả mô hình Cộng đồng ASEAN 2015.

- Thứ năm, tăng cường và mở rộng hội nhập khu vực cả chiều sâu và chiều rộng để thể chế khu vực được hoạt động hài hoà, thống nhất, vừa đảm bảo và nâng cao lợi ích các nước thành viên, lại củng cố được lợi ích chung của cộng đồng khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)