Tăng cường hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 112 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

2.2 Tình hình thực hiện Kế hoạch xây dựng ASC

2.2.3 Tăng cường hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN

TS. Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp cho rằng: Trong phạm vị một số tổ chức quốc tế, hài hoà hoá pháp luật nhiều khi có nghĩa tương đồng với nhất thể hoá pháp luật. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã có một số điều ước quốc tế về hài hoà hoá pháp luật, tiêu biểu là Công ước về hệ thống hài hoà hoá mã số và mô tả hàng hoá, hoặc Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan. Theo nghiên cứu, trong khu vực ASEAN, vấn đề hài hoà hoá pháp luật đã được bàn đến khá nhiều, tập trung chủ yếu vào việc làm cho các khái niệm pháp luật của các nước ASEAN trong một số lĩnh vực cụ thể có thể xích lại gần nhau hơn.

Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho tiến trình hội nhập, thúc đẩy nhanh chóng quá trình hài hoà hoá pháp luật trong ASEAN, lãnh đạo các nước ASEAN đã đưa ra chương trình xây dựng Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN.

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN được các quốc gia ASEAN ký vào ngày 29/11/2004 tại Kuala Lumpur, Ma-Lai-Xia - là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự quyết tâm chung của các nước ASEAN trong hợp tác phòng, chống tội phạm trong khu vực, nhất là tội phạm mang tính chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia. Hiệp định này được xây dựng theo sáng kiến của Ma- Lai-Xia, gồm 32 điều quy định nhiều vấn đề có liên quan đến tương trợ

tư pháp về hình sự. Đến nay, Hiệp định đã được tất cả các quốc gia thành viên ASEAN ký kết và đã có 6 quốc gia phê chuẩn là Ma-Lai-Xia, Sing- Ga-Po, Việt Nam, Bru-Nây, Lào và In-Đô-Nê-Xia, 4 quốc gia còn lại (Campuchia, Thái Lan, Mi-An-Ma, Phi lip pin) đang nỗ lực hoàn thành các thủ tục phê chuẩn.

Để thực thi Hiệp định, các quốc gia cũng đã thỏa thuận thành lập Ban Thư ký Hiệp định, ngày 03/10/2005 Ban Thư ký đã thiết lập trang Web và đăng ký Hiệp định với Liên Hợp quốc. Nghiên cứu về nội dung của Hiệp định cho thấy, ngay những dòng đầu tiên các quốc gia thành viên đã thỏa thuận, ghi nhận về mục đích của Hiệp định là: “… Với lòng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia thành viên trong việc phòng ngừa, điều tra và truy tố tội phạm thông qua hợp tác và tương trợ tư pháp về hình sự…”. Đồng thời, trong khuôn khổ Hiệp định các quốc gia ASEAN đã thỏa thuận với nhau về các nội dung có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự giữa các nước Đông Nam Á. Hiệp định này thực sự đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các quốc gia trong khu vực. Hiệp định đã được 6 nước thành viên ASEAN phê chuẩn và đã chính thức có hiệu lực đối với các nước Ma-Lai-Xia, Sing-Ga-Po, Việt Nam, Bru-Nây, Lào và In-Đô-Nê-Xia.

Hướng tới một cộng đồng an ninh vào năm 2015, các nước ASEAN đã tiến hành đồng thời các hoạt động khác nhau nhằm tăng cường hài hoà hoá pháp luật trong Hiệp hội. Công ước ASEAN về chống khủng bố được coi là một trong những văn kiện quan trọng của ASEAN thể hiện rõ

nét nhất tiến độ triển khai kế hoạch hành động ASC và những kết quả bước đầu của nó. Ngày 13/1/2007, các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cube (Phi-líp-pin) cũng đã nhất trí thông qua Công ước ASEAN về chống khủng bố, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường hợp tác khu vực để đối phó, phòng ngừa và trấn áp chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

Công ước ASEAN về Chống khủng bố có tính ràng buộc về pháp lý này trở thành tuyên cáo chống khủng bố phạm vi khu vực đầu tiên của khối này. Hiệp định kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khu vực nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công đồng thời nhanh chóng chia sẻ thông tin tình báo và chuyển tiếp những cảnh báo khủng bố trong các nước thành viên.

Công ước tuyên bố các nước cần ngăn chặn hoạt động tài trợ cho khủng bố, tiến hành huấn luyện chống khủng bố, nâng cao khả năng ứng phó với các nguy cơ khủng bố bằng vũ khí sinh học, hóa học và hạt nhân. Hiệp ước cũng khẳng định không thể gắn chủ nghĩa khủng bố với bất kỳ tôn giáo, dân tộc, nền văn minh hay nhóm sắc tộc nào, đồng thời nêu rõ không một nước thành viên nào có thể tiến hành các hoạt động chống khủng bố trên lãnh thổ nước khác.

Ông Medardo Abad Junior thuộc Văn phòng Tổng thư ký ASEAN cho rằng Công ước chống khủng bố là một bước tiến quan trọng. Công ước này sẽ buộc các nước thành viên trợ giúp lẫn nhau về mặt pháp lý trong các vụ án hình sự, kể cả việc dẫn độ hay truy tố những kẻ có hành vi khủng bố, phù hợp với các công ước của Liên hợp quốc liên quan

Có thể thấy, tuy các quy định trong Nghị định thư trên chưa áp dụng được một cách triệt để trong ASEAN, nhưng đây là một trong những thành công ban đầu trong quá trình hài hoà hoá các qui định pháp

luật – một trong những nội dung, cách thức làm hiện thực hoá Cộng đồng ASEAN nói chung, Cộng đồng An ninh ASEAN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)