Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng ASC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 142 - 187)

Chương 3 : TRIỂN VỌNG XÂY DỰNG ASC

3.2.2 Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng ASC

Tiến trình xây dựng ASC cho tới thời điểm hiện tại vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Tháo gỡ những khó khăn, thách thức này từng bước một sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa sự ra đời của cộng đồng này.

Sau khi xem xét rất nhiều vấn đề ASEAN đang gặp phải, các học giả đã đưa ra một số khuyến nghị cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng ASC. Các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN; phối hợp chặt chẽ cùng các nước thúc đẩy triển khai có hiệu

quả các chương trình, kế hoạch hợp tác với những hành động cụ thể và nguồn lực thích đáng; hoàn tất việc đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên đối tác, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN.

ASEAN cần ưu tiên tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn

đề thuộc quan tâm chung, nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia; đẩy mạnh hợp tác với các bên Đối thoại, nâng cao hiệu quả hoạt

động hợp tác của ASEAN và các diễn đàn liên quan (ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF…) vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, đồng thời đối phó hiệu quả với những thách thức đang đặt ra như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển…

ASEAN cần đẩy mạnh việc xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử chung trong quan hệ giữa các nước; tiếp tục phát huy tác dụng, thúc

đẩy thực thi có hiệu quả các công cụ cùng những cơ chế hiện có để đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực như: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)… Đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi tuyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh và an toàn trên biển… Đây là những công cụ mà ASEAN dày công tạo ra nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Cho tới nay, những công cụ đó vẫn cho thấy tính hiệu quả trong việc duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam - Á với nhau và tránh cho các nước đó không bị lôi cuốn vào cuộc tìm

kiếm, sở hữu vũ khí giết người hàng loạt như đang diễn ra ở bán đảo Triều Tiên và Trung Đông. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ASC, những cơ chế và thể chế hiện có vẫn là kim chỉ nam cho các hoạt động duy trì và ổn định an ninh, hoà bình trong khu vực.

Trong số các cơ chế, các thể chế hợp tác an ninh hiện có, ASEAN đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của Hội đồng tối cao. Hội đồng tối cao là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước Đông Nam-Á được đề ra trong Hiệp ước Ba-li từ năm 1976. Do vậy, trong DAC II, ASEAN nhấn mạnh Hội đồng tối cao là một thành tố quan trọng của Cộng đồng an ninh ASEAN, bởi nó phản ánh cam kết của ASEAN giải quyết hòa bình xung đột tranh chấp và khác biệt.

Ngoài ra, trong việc xây dựng ASC, vai trò của ARF vẫn được coi trọng vì ARF chính là công cụ để thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam - Á. Hoạt động của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cần được đẩy mạnh để tiếp tục phát huy vai trò là diễn đàn đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh hàng đầu ở khu vực châu Á - TBD, nhất là chuyển từ giai đoạn xây dựng lòng tin sang ngoại giao phòng ngừa với những biện pháp cụ thể. Do vậy, ARF sẽ tiếp tục là diễn đàn chính cho đối thoại an ninh khu vực trong đó ASEAN đóng vai trò là động lực chính.

ASEAN cần tiếp tục tăng cường quan hệ đối ngoại, nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế. ASEAN cũng cần đẩy mạnh hợp tác với các bên đối ngoại thông qua các khuôn khổ ASEAN + 1 theo hướng thực chất và hiệu quả hơn, nhất là trong việc thực hiện các Chương trình hành động triển khai các Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện và lâu dài, đồng thời tăng cường đối thoại ở các cấp, nhất là ở Cấp cao và Cấp Bộ trưởng.

Chúng ta cũng cần tích cực thúc đẩy hợp tác khu vực ở phạm vi rộng lớn hơn thông qua các khuôn khổ do ASEAN giữ vai trò chủ đạo như ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); chủ động tiến hành các biện pháp bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang hình thành.

Khai thác và phát huy hơn nữa các quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc, với các tổ chức khu vực và quốc tế. Cho tới nay, ASEAN

đã xây dựng được một mạng lưới rộng rãi các quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc, các tổ chức của Liên hợp quốc cũng như với nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế khác, trong đó có EU, Tổ chức hợp tác Nam Á... Việc phát huy hơn nữa các mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp ASEAN có thêm sự ủng hộ quốc tế cho quá trình xây dựng ASC của mình.

Thúc đẩy hợp tác về biển giữa các nước thành viên ASEAN. Thực

tế cho thấy rằng, những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là khu vực trên biển Đông đang là vấn đề nan giải của các nước ASEAN trên con đường tiến tới một cộng đồng an ninh hòa bình, ổn định cho khu vực. Với phần lớn các quốc gia có sở hữu biển, vấn đề biển đối với các nước ASEAN luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Mối quan tâm về an ninh biển là một trong những mối quan tâm hàng đầu. “An ninh trên biển không thể tách rời và là điều kiện cơ bản đối với sự thịnh vượng và an ninh kinh tế của khu vực ARF. Đảm bảo an ninh trên biển cũng chính là đảm bảo lợi ích trực tiếp của tất cả các nước, đặc biệt là các nước trong ARF”. Hơn thế nữa, ASEAN có nhiều vùng biển giáp ranh và đang xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia. Những vấn đề về biển có thể sẽ trở thành nguyên nhân bùng nổ xung đột giữa các quốc gia ASEAN.

Thúc đẩy hợp tác giữa các nước sẽ làm giảm nguy cơ về xung đột và giảm nghi ngại lẫn nhau giữa các bên. Mặc dù, cho tới hiện nay, vấn

đề về tranh chấp lãnh thổ trên biển vẫn chưa có gì tiến triển nhưng theo quan điểm của ASEAN, các vấn đề về biển, về bản chất, là các vấn đề xuyên quốc gia nên phải được giải quyết một cách nhất quán và toàn diện như các vấn đề khu vực khác. Do vậy, hợp tác về biển sẽ đóng góp vào tiến trình hình thành ASC.

Tìm kiếm các phương cách mới tăng cường an ninh và lập ra các thể thức cho ASC. Mặc dù các công cụ, thể chế, các mối quan hệ sẵn có

của ASEAN đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh khu vực, song các công cụ và thể chế đó mới chỉ giúp ASEAN quản lý xung đột mà chưa có khả năng giải quyết tranh chấp và xung đột giữa họ. Do vậy, để xây dựng thành công ASC, cần tìm kiếm thêm các phương cách mới để giải quyết xung đột giữa các nước thành viên và lập ra các thể thức mới cho ASC bao gồm các yếu tố như xây dựng các quy tắc ứng xử, ngăn ngừa xung đột, cách tiếp cận giải quyết xung đột thông qua đàm phán và kiến tạo hoà bình sau xung đột. [31, tr. 12]

Tiến trình xây dựng ASC nhận được những thuận lợi cả trong và ngoài khu vực. Nhìn nhận một cách khách quan toàn bộ những nhân tố tác động tới tiến trình xây dựng ASC có thể thấy những vấn đề nổi cộm hiện nay đòi hỏi ASEAN phải giải quyết nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình xây dựng ASC chính là vấn đề về thể chế, vấn đề về nguyên tắc hoạt động cũng như những vấn để khác biệt trong quan điểm của các nước thành viên. Những nhân tố này là cản trở chính, làm chậm quá trình hình thành ASC với những mục tiêu cơ bản của nó.

Tuy nhiên, để giải quyết những vấn đề này lại là một bài toán chưa có lời giải đáp. Có chăng, người ta chỉ có thể đưa ra những biện pháp làm cải thiện hoặc lắng dịu một cách tạm thời những vấn đề này. Chính vì tác động của những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng ASC

nên triển vọng xây dựng cộng đồng này trong tương lai cũng là một dự báo hết sức yếu ớt. Người ta chỉ có thể kỳ vọng rằng, ASEAN sẽ có một ASC nhưng không phải là một ASC hoàn thiện như trong kế hoạch. ASC của năm 2015 sẽ mới chỉ là một hình khối ASC thô sơ và tạm thời, chưa thể đầy đủ các thành tố như trong kế hoạch đã đưa ra.

Các học giả cũng như các nhà lãnh đạo ASEAN cũng tích cực nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng này. Tuy nhiên, những khuyến nghị này có triển khai một cách hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực cũng như chính sách của bản thân các nước ASEAN.

KẾT LUẬN

Tiến trình xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của không chỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn là mối quan tâm của các cường quốc lớn trên thế giới bởi tính ảnh hưởng sâu rộng và tầm quan trọng của nó đối với an ninh toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu xây dựng ASC vào năm 2015, những chính trị gia, các nhà lãnh đạo của ASEAN đang nỗ lực hết sức mình nhằm chèo lái con thuyền ASC tới đích đúng thời hạn. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều theo đuổi những lợi ích riêng. Chính vì vậy, hoạt động thúc đẩy tiến trình ASC của mỗi nước thành viên ASEAN cũng sẽ theo những cách khác nhau nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho quốc gia mình.

Xây dựng Cộng đồng an ninh ASC là một bước tiến mang tính nhảy vọt trong việc đảm bảo an ninh, chính trị khu vực – một trong những mục tiêu hàng đầu của ASEAN ngay từ khi thành lập cho đến nay. Mặc dù có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng một cộng đồng an ninh, mà đặc biệt là truyền thống giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình, không hề xảy ra một cuộc chiến tranh nào trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển; Nhưng cũng không ít thách thức cản trở quá trình xây dựng cộng đồng này.

Trong đó phải kể đến cục diện an ninh trên thế giới và những thách thức an ninh khu vực không dễ dàng giải quyết. Bối cảnh thế giới với chủ nghĩa khủng bố đe dọa an ninh toàn cầu đã làm thay đổi một cách căn bản mối quan hệ cũng như chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế giới. Thay đổi về quan hệ chiến lược giữa các nước lớn và sự vươn lên mạnh mẽ của một số cường quốc có ảnh hưởng lớn tại Đông Nam Á đã làm cho bối cảnh an ninh Đông nam Á thực sự phức tạp. Các nhà lãnh đạo ASEAN buộc phải cố kết nhau lại và có những hoạt động

tập thể nhằm hạn chế những mưu đồ bá quyền của các nước lớn cũng như tạo nên một thế cân bằng chiến lược về ảnh hưởng quyền lực của các siêu cường tại đây.

Không chỉ đối phó với những thách thức an ninh thế giới mà ngay trong nội tại ASEAN cũng tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Tranh chấp về chủ quyền tồn tại rất nhiều năm chưa tìm được lối thoát hợp lý, gây nên những căng thẳng song phương trong nội bộ các nước, làm mất đoàn kết cũng như tạo nên các nguy cơ xung đột tiềm tàng trong lòng ASEAN, đặc biệt là tình trạng chạy đua vũ trăng trong khu vực và nguy cơ dẫn tới “sự nan giải về an ninh”. Cùng với xu hướng gia tăng của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, các hoạt động li khai, khủng bố tại Đông Nam Á cũng gia tăng không ngừng. Tất cả những thách thức trên đòi hỏi ASEAN phải có một cơ chế hợp tác an ninh kiểu mới nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực. Vì thế, ASC ra đời.

Nhận được sự ủng hộ của các nước lớn cũng như có được quyết tâm lớn lao của các nhà lãnh đạo ASEAN, ASC đã đi được những bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng của mình. Tuy xác định rõ ràng mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASC phù hợp và không đi trái với qui định của ASEAN nhưng các nhà lãnh đạo ASEAN cũng không dám đặt tham vọng quá cao vào một mô hình an ninh mà thực sự chưa có sự trải nghiệm cụ thể. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng cho ASC cũng vẫn là an ninh, hòa bình khu vực. Nỗ lực của các nước là làm sao để ASC sẽ hình thành đúng thời hạn với những thành tựu cụ thể. Cho tới thời điểm hiện nay, khi đã đi qua hơn nửa chặng đường trong lộ trình xây dựng ASC những quả thực ASEAN vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Hai thành tố quan trọng nhất của ASC là giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình sau xung đột, vẫn chưa có tiến triển nào cụ thể.

Với nguyên tắc “đồng thuận và không can thiệp”, bản chất liên kết vẫn còn khá lỏng lẻo, không có sự ràng buộc về mặt pháp lý, thực sự ASEAN đang đi trên một con đường không mấy dễ dàng để tiến tới một cộng đồng an ninh thực thụ. Hơn thế nữa, mô hình cộng đồng an ninh ASC hầu như chưa được trải nghiệm trong lịch sử và còn chưa rõ ràng về mặt lý thuyết. [23, tr. 7] Các nhà lãnh đạo ASEAN thực sự đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng thành công ASC.

Hiện nay việc xây dựng ASC đang đứng trước 3 khả năng. Mỗi khả năng đều có những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với hòa bình, ổn định về an ninh, chính trị và môi trường phát triển ở các nước ASEAN. Trong 3 khả năng đó, khả năng thứ 2 có lẽ khả thi nhất .

Tuy nhiên, tương lai của ASC cũng như sự thành công của nó cần một thời gian dài mới có lời giải đáp chính xác. Nhưng có thể khẳng định rằng, ASC đang và sẽ là nỗ lực rất đáng ghi nhận của ASEAN trong thời điểm hiện nay nhằm duy trì hòa bình, ổn định cho khu vực, giúp các nước ASEAN có một môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.

Từ việc tổng kết những hoạt động cơ bản của ASEAN từ khi ASC POA và VAP được thông qua, ta có thể thấy Hiến chương ASEAN là một dấu mốc quan trọng nhất trong những nỗ lực của Hiệp hội này nhằm xây dựng thành công ASC vào năm 2015. Ý nghĩa quan trọng của Hiến chương ASEAN chính là việc đánh dấu bước phát triển mới của ASEAN từ một Hiệp hội chưa có tư cách pháp nhân đã trở thành một Tổ chức Liên chính phủ có tư cách pháp nhân với những qui định cụ thể về tổ chức bộ máy và các điều khoản pháp luật chung theo thông lệ luật pháp quốc tế. Điều này cũng có nghĩa rằng, khi các nước cùng phê chuẩn Hiến chương này thì mọi quyết định của ASEAN đều bị ràng buộc về mặt pháp lý thay cho cơ chế tự nguyện trước đây.

Tuy nhiên, mặc dù đã đưa ra rất nhiều những qui định cụ thể nhưng Hiến chương vẫn đề cao nguyên tắc được của ASEAN đề ra và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 142 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)