Về nguyên tắc hoạt động của ASC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 83 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Xây dựng kế hoạch hiện thực hóa ASC

2.1.2 Về nguyên tắc hoạt động của ASC

Nguyên tắc hoạt động của cộng đồng an ninh ASEAN được qui định rõ trong điều 3,4 phần A mục ASC của Hiệp ước Bali II năm 2003 như sau: “Cộng đồng an ninh ASEAN sẽ tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế cũng như duy trì các nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp, quyết định theo đồng thuận, tự cường quốc gia và khu vực, tôn trọng chủ quyền quốc gia, cam kết không đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết hoà bình các khác biệt và tranh chấp”.[68]

Tuyên bố Bali II năm 2003 đã khẳng định về việc: “Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) là bộ luật ứng xử quan hệ giữa các chính phủ và nhân dân các nước”.

Văn bản này đã chỉ rõ: “TAC là bộ quy tắc chủ đạo điều chính quan hệ giữa các quốc gia và là công cụ ngoại giao thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực”. Tại Điều 2 chương I của TAC đã nêu rõ 6 nguyên tắc cơ bản ứng xử giữa các thành viên và trong quan hệ quốc tế.[73] Đó là:

- Tôn trọng nền độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước.

- Quyền của mỗi quốc gia làm chủ vận mệnh của mình, không can thiệp, lật đổ hoặc gây sức ép từ bên ngoài.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng các giải pháp hoà bình.

- Khước từ đe doạ và sử dụng vũ lực.

- Hợp tác có hiệu quả giữa các nước với nhau.

- Tôn trọng chủ quyền quốc gia,

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, - Dân tộc tự quyết,

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ,

- Không sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực để tấn công quốc gia khác, - Không can thiệp vào công việc nội bộ,

- Hòa bình trong giải quyết tranh chấp.

Có thể nói về cơ bản, những nguyên tắc của luật quốc tế cũng nằm trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Nguyên tắc hoạt động của ASC là dựa theo những nguyên tắc cơ bản của ASEAN, trong đó tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, nguyên tắc đồng thuận và giải quyết xung đột bằng con đường hoà bình vẫn được coi là hòn đá tảng trong quan hệ giữa các nước thành viên.

Những nguyên tắc chung được đưa ra trong Tuyên bố Bali II cũng đã được cụ thể hoá trong Kế hoạch Hành động Cộng đồng an ninh ASEAN (ASEAN SECURITY COMMUNITY PLAN OF ACTION - ASC POA) do In-đô-nê-si-a làm dự thảo.

Trong văn bản này, các nước ASEAN đã khẳng định: “Cộng đồng an ninh thừa nhận nguyên tắc an ninh toàn diện và cam kết xử lý các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá trong tiến trình xây dựng một cộng đồng ASEAN. Tuân thủ nguyên tắc an ninh toàn diện, cộng đồng ASEAN cũng thừa nhận, ổn định chính trị và xã hội, thịnh vượng kinh tế, khoảng cách phát triển được thu hẹp, xáo đói, giảm nghèo, giảm bất công xã hội sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc cho một Cộng đồng An ninh ASEAN bền vững”.

ASC đã thừa nhận nguyên tắc an ninh toàn diện và cam kết xử lý các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá trong tiến trình thiết lập

Cộng đồng ASEAN một cách hoà bình và mang tính xây dựng. Dựa trên nguyên tắc và cách tiếp cận an ninh toàn diện, ASC cũng nhấn mạnh tới sự ổn định chính trị và xã hội, thịnh vượng về kinh tế, khoảng cách phát triển và bất công xã hội được thu hẹp sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của ASC và là mục tiêu phát triển hài hoà và bền vững trong ASEAN.

Tuy nhiên, bản Hiến chương ASEAN cho phép điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nguyên tắc hoạt động của hiệp hội, kể cả việc có thể đưa ra những biện pháp thích ứng đối với những nước thành viên vi phạm Hiến chương. [24, tr. 6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)