Nhân vật với khát vọng kiếm tìm hạnh phúc đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 44 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1 Một số kiểu nhân vật

3.1.1 Nhân vật với khát vọng kiếm tìm hạnh phúc đời thường

Hạnh phúc - Khát vọng lớn nhất và cuối cùng của con người và tình

yêu, sự sống chính là đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh

phúc. Có nhiều điều làm cho mỗi con người chúng ta cảm thấy hạnh phúc

trên cõi đời này. Hạnh phúc, niềm vui có thể đến từ những phút giây mà con người phát hiện ra điều thú vị và ý nghĩa trong cuộc sống, một khoảnh khắc chợt đến rồi chợt đi... Và thường những điều bình dị, mộc mạc, giản đơn lại ám ảnh chúng ta còn những cái xa hoa, phú quý đôi khi đi qua cuộc đời mỗi con người như một cơn bóng mây, nhẹ nhàng, phù phiếm. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, người đọc cảm nhận được những điều bình dị, du dương, nhẹ nhàng nhưng lại làm ra run rẩy và xúc động nhất. Nguyễn Quang Thiều xây dựng nhân vật với tâm hồn luôn luôn hướng thiện, luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc đời thường.

Chinh trong Mùa hoa cải bên sông là cô gái được thừa hưởng sức

mạnh của người cha, sự dịu dàng của người mẹ và mang âm hưởng của dòng sông, cô luôn thèm khát đôi bờ. Đôi bờ là nơi gần gũi mà rất đỗi thiêng liêng khiến một tâm hồn thiếu nữ trinh trắng khao khát khám phá:

Cô thèm khát đôi bờ. Cô thèm khát được đặt chân lên dải đất mịn màng

phù sa. Cô muốn nằm trên thảm cỏ xanh ven đê làng. Có nhiều đêm cô bơi sát bờ và khi nghe thấy tiếng lá ngô xào xạc, khi ngửi thấy mùi râu ngô non dịu ngọt và cả mùi cỏ hăng hăng, người cô lại cảm thấy nôn nao, nhịp tim cô dồn dập” [82, tr. 24].

Không chỉ thế, cái thảm màu vàng của cánh đồng hoa cải kia đã níu lấy tâm hồn Chinh. Nó ấm áp, rạo rực trong lòng cô. Và “một buổi sáng cô

bỗng thấy trên bãi sông bến Chùa, một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấp áp ùa vào mắt cô. Hoa cải gặp gió ấm đêm qua đã bung nở. Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng” [82, tr. 26]. Tim cô đập nhanh, người cô run rẩy, cô thoáng nghẹt thở và thốt lên: “Đẹp quá!”. Màu sắc ấy là màu của yêu thương, màu của tình người mà bấy lâu nay cô đã bị mất đi kể từ khi mẹ cô qua đời. Màu sắc ấy cứ quấn quýt vẫy gọi người con gái bước sang tuổi dậy thì đầy mộng mơ và lãng mạn.

Người cha trong Bầu trời của người cha vốn là một phi công lái máy

bay quân sự trong chiến tranh. Sau giải phóng ông chuyển sang lái máy bay dân sự. Sau mỗi chuyến bay trở về ông say đắm kể cho mẹ con cô những vùng trời ông đã đi qua. Ông quen thuộc những vùng trời tưởng như vô định ấy như mảnh vườn nhỏ của gia đình ông hoặc như làng quê ông bên bờ sông Hàn. Và chính những câu chuyện của người cha đã đưa người con gái của ông đến những vùng trời trong những giấc mơ. Người cha đã đem về thế giới đẹp đẽ thần tiên nhất: mang hương hoa Anh My và tiếng hót chim Tao Linh về mặt đất. Một con người như vậy chỉ có thể là người rất yêu cái đẹp và khát khao kiếm tìm cái đẹp trong cuộc sống này. Ông đã từng ao ước mỗi lần bay qua những vùng trời vô tận được bước ra khỏi khoang lái. Tất cả những gì trong khoảng mênh mông của vũ trụ mà ông cảm nhận được lại làm cho ông yên tâm khi đi trên mặt đất…. Và hơn hết thảy, ông yêu vẻ đẹp của con người với những gì bình dị mà xúc cảm đến vô cùng: “Mình thèm khát được ngồi im lặng trong hoàng hôn và vùi bàn tay trong mái tóc đẹp lạ lùng của Lan” [82, tr. 99].

Khám phá những điều kỳ diệu trong cuộc sống là một niềm hạnh

sức bình dị. “...và trong ánh mắt của hai đứa trẻ, một cảnh tượng huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ và bay lên. Hai đứa trẻ như không kêu lên được một tiếng nào. Người chúng như đang ngùn ngụt tỏa hơi nóng”

[82, tr. 53]. Cảnh tượng bay lên của bầy chim là phút thăng hoa của đời

sống. Đó cũng chính là sự bay lên của tâm hồn con người, của những đứa trẻ có trái tim nhân ái và tâm hồn thánh thiện.

Có thể nói rằng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thể hiện con người cá nhân với khát vọng tình yêu, hạnh phúc đời thường nhất. Vì tình yêu họ có thể đến với nhau và chịu mọi trách nhiệm về mình. Vì tình yêu họ có thể bất chấp tất cả khoảng cách tuổi tác, dư luận cộng đồng và cả những lời nguyền truyền kiếp và cũng vì tình yêu họ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm. Vươn tới tình yêu là vươn tới hạnh phúc của chính cuộc đời mình. Đó cũng là quyền chính đáng của con người mà nhà văn đã đề cập.

Chinh và Thao đến với nhau trong một đêm trăng đẹp lạ lùng. Và họ yêu nhau như chính thiên nhiên cây cỏ cần có nhau. Chinh - một người con gái sinh ra và lớn lên trên dòng sông, cô không có một khái niệm nào về tình yêu và cũng không thể biết tình yêu của cô sẽ gắn liền với khổ đau, bất hạnh nhưng cô biết được điều thiêng liêng, hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương: “Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau. Một lần khi đang bơi bên anh. Chinh thấy chóng mặt cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt ngừng chảy, im phắc, lắng nghe cô rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng” [82, tr. 33]. Tình yêu, hạnh phúc của con người chính là sự hài hòa

của thiên nhiên, tạo vật. Tất cả đã tạo nên bản tình ca êm ái và du dương thấm đẫm tình đời, tình người.

Huy trong truyện ngắn Chạy trốn khỏi vầng trăng là một người giáo

viên công tác tại một vùng núi xa xôi. Anh có quyền yêu thương một người vợ liệt sỹ đã chịu nhiều mất mát. Trong những đêm trăng đẹp cùng với âm thanh mang mang đầy thổn thức, họ tìm đến nhau trong sự hoảng sợ và mặc cảm. Tình yêu cứ lớn dần và đến một ngày họ định tháo bỏ cái vòng nguyệt quế đầy nghiệt ngã: “Người ta đã quàng lên cuộc đời em “vòng nguyệt quế”. Bằng những lời lẽ sáo mòn cho sự thủ tiết của những người vợ góa như em. Cả tôi và em hoảng sợ với ý định thảo bỏ cái “vòng nguyệt quế””. [82, tr. 379].

Cũng như Huy và Duyên, Hưng và Lựu trong Đêm cá đẻ yêu nhau

như gặp nhau là yêu, không rành mạch một lí do nào. Lựu hơn Hưng tám tuổi. Năm nay chị vào ba mươi. Chị có một đứa con chín tuổi và cũng là chín năm chị góa chồng. Mỗi khi Lựu và Hưng gặp nhau, họ nhìn nhau tưởng làm tan nát mọi vật xung quanh. Họ tưởng lao vào nhau là chết cũng được. Nhưng Hưng càng cuồng nhiệt bao nhiêu thì Lựu càng sợ hãi và đau khổ bấy nhiêu. Ở cái làng bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu dọa dẫm, ràng buộc mơ hồ bủa kín chị. Lựu càng trốn chạy thì Hưng càng u mê và da thịt anh đôi lúc tưởng chừng như bùng cháy...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)