Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 67 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

4.1 Ngôn ngữ

4.1.1 Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh

Bước vào thời kì đổi mới, trong thời đại bùng nổ thông tin và con người sống với một nhịp độ khẩn trương, gấp gáp yêu cầu mỗi người sáng tác phản ánh hiện thực bằng việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính thông tin, tốc độ trần thuật và dung lượng đặt ra một cách chính đáng. Nhiều nhà văn như Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng thành công ngôn ngữ hiện thực đời thường để phản ánh cuộc sống một cách chân thực. Nguyễn Quang Thiều không thể hiện cuộc sống bằng ngôn ngữ ấy mà bằng ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh. Điều này càng tạo nên tính phức tạp, đa chiều của cuộc sống vốn nhiều nghịch lý, đa đoan.

Khi nhà văn phản ánh hiện thực bằng một thế giới lung linh ảo thực khác hẳn với hiện thực vốn có của nó thì điều tất nhiên, nhà văn phải sử dụng một tầng ngôn ngữ giàu hình ảnh, ngôn ngữ đa nghĩa lung linh sắc màu để phát huy cao độ sức liên tưởng và kinh nghiệm cá nhân vào việc lĩnh hội nghệ thuật, nhờ thế gợi ra được vô số các ý tưởng, biểu

Chính vì thế, nó gia tăng khả năng đồng sáng tạo ở người đọc. Tính chất kì ảo của ngôn ngữ cũng đã góp phần tạo ra tính đa nghĩa, đa chủ đề, đề tài của văn xuôi hôm nay.

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ít nhiều mang yếu tố kì ảo, có thể coi một số truyện của ông là truyền kì hiện đại. Ở đó ngôn ngữ được sử dụng rất đa nghĩa, mơ hồ, hình tượng. Tính chất ngôn ngữ đó được thể hiện ở việc trùng điệp về cú pháp, sự chồng xếp của biểu tượng hình ảnh, những khoảng lặng ngôn từ, việc kiến tạo nên không gian nghệ thuật, việc sử dụng các mô típ thần thoại, các hình thức biến hóa hư ảo, việc xây dựng hình tượng nhân vật... Tất cả đã quyện hoà tạo thành một trường lực không ngừng hấp dẫn, ám ảnh người đọc, dắt dẫn họ tiềm nhập vào những vỉa hiện thực sâu thẳm để từ đó chiêm nghiệm về lẽ huyền vi, bí nhiệm của cuộc sống.

Trong từng truyện, người viết đã nhập đồng cái ngôn ngữ của cõi vô thức, của giấc mơ với sự tỉnh táo của hồi ức, của những bột phát không thể kìm nén, một thứ ngôn ngữ phi không gian, phi thời gian để cất lên tiếng nói hiện tại đầy biến hoá - một tiếng nói đa thanh, đa sắc của ngày hôm nay.

Cụ thể nó biểu hiện ở những lời đối thoại không có dấu hiệu nhận biết, nhiều chỗ không đánh dấu câu và nhất là sự phóng túng, đậm đặc

trong cách dùng dấu ba chấm. Đã bao lần Lợi trong Tiếng đập cánh của

chim thần cảm thấy mình sắp sửa bước qua thềm giếng và cái khoảng

lặng thăm thẳm, xa vời kia sẽ êm ái đón anh về. Nhưng khi chạm tay vào thành giếng mát lạnh thì anh dần dần hồi tỉnh. Nhưng cuối cùng cái thềm giếng đó cũng không ngăn cản được cảm xúc thật của lòng anh: “Anh …Anh…yêu em, mặt anh méo xệch đi. Những vết sẹo trên mặt anh như đang quằn quại” [82, 154]. Điều gì đã dẫn anh đến với Duyên?

Đó không phải là phút rung động của một tình yêu mới chớm nở mà đó là Dịu. Lúc nào anh cũng thấy rằng. Mọi điều Duyên dành cho anh là do Dịu mách bảo. Anh cần Dịu, một Dịu ở trong Duyên, ngoài ra không có gì giúp anh được nữa. Dịu không chết, mãi mãi không chết trong lòng Lợi.

Và đây giống như một thước phim quay chậm, là sự đi về của ký ức hòa quyện trong tiềm thức của Duyên: “Từ phía trước con đường một người con gái lướt nhẹ nhàng trên đường như một cảnh phim quay chậm và mái tóc như một dải mây dài bồng bềnh trôi theo. Đến trước Duyên, người con gái dừng lại. Mái tóc như một ngọn sóng đập vào bờ tung lên rồi đổ xuống phủ kín gương mặt chị. Chị khẽ khàng đưa tay lên gỡ mái tóc. Một khuôn mặt con gái như một mảnh trăng hiện ra. Duyên kinh hoàng kêu lên: “Chị Dịu”” [82, tr. 150].

Và khu vườn bỗng trở nên tươi đẹp khi Duyên đón nhận tình cảm của Lợi: “Nắng thu đang lấp lánh soi xuống khu vườn như những bông hoa giành giành. Cô nhận thấy cả khu vườn như đang dâng lên hương giành giành ngào ngạt. Và quanh cô, những tổ chim xác xơ, phập phồng thở” [82, tr. 152].

Kết thúc của truyện Mùa hoa cải bên sông, nhà văn đã sử dụng

mô típ lời đồn như trong truyện cổ. Khi Thao trở về tìm Chinh có người nói họ nhìn thấy chiếc thuyền đó qua nơi họ đã ở mấy hôm trước. Ở trên mui thuyền có một cô gái hai tay bị trói vào cọc. Có người lại kể rằng họ thấy một chiếc thuyền câu nhỏ cứ qua tròn trôi theo dòng nước, trong thuyền có một đứa bé mới đẻ. Một đôi vợ chồng già không có con đã đón đứa bé ấy về nuôi. Rồi có người lại nói rằng họ nghe đồn có một người đàn bà chết trôi, trên bụng có một đứa bé mắt tròn như mắt cá.

kết thúc như vậy, nhà văn đã tạo ra tính mơ hồ, đa nghĩa của tác phẩm, khiến người đọc tự liên tưởng và đưa ra cách lí giải cho riêng mình. Điều này làm tăng khả năng sáng tạo của chính người đọc.

Chúng ta còn bắt gặp một cánh đồng tháng mười yên ả và chứa

một thứ gì đó bí ẩn trong truyện Đứa con của hai dòng họ. Cánh đồng

của một làng quê chất chứa sự thù hận. Sự hận thù khiến hai người con của hai dòng họ phải rời cánh đồng ấy đi tìm hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, đứa con của họ sinh ra cũng không thể nói được bình thường: “Biển triệu năm vẫn mang tiếng biển, hải âu triệu năm vẫn nói tiếng hải âu, cớ sao có những con người như con ta lại không được nói đúng tiếng người?” (...) “Sóng mang về một mảnh thuyền vỡ. Mảnh thuyền bị nước mặn ăn mòn rỗ. Mảnh thuyền đã trôi dạt bao nhiêu năm rồi trên biển để nay về lại với bờ bến. Nó nằm lại trên cát ướt và ấm trầm giọng gỗ kể

lại cuộc đời thuyền” [82, tr. 208]. Sóng, biển. thuyền luôn là những biểu

tượng đa nghĩa, trừu tượng và đòi hỏi người đọc phát huy khả năng liên tưởng của mình.

Không gian nghệ thuật cũng được kiến tạo từ hệ thống ngôn ngữ mang tính đa nghĩa ấy là những bến sông xa mờ kỉ niệm, bồng lan kí ức gợi cho con người bao hoài niệm, tiếc nuối, xót xa trong cuộc lữ hành

tìm lại “bản lai diện mục” của chính mình đó là dòng sông trong Mùa

hoa cải bên sông. Là những bản làng chìm trong “thứ không khí huyền

thoại”, là những hang tối lạnh lẽo, cô đơn với bao số phận, cảnh đời của thế giới bên kia: “Khi tôi nhoài được người ra phía ngoài cửa hang thì tôi gặp trăng. Tôi run lên sung sướng. Trăng thật gần gũi mà xa vời. Giản dị mà bí hiểm. Và với hành động bản năng, trong thế bò, tôi ngửa mặt lên nhìn trăng. Tôi khóc. Tôi như con thú bị thương ngửa mặt lên trời rống thảm thiết. Ánh trăng len lỏi vào từng chân tóc hôi hám của

tôi. Lặng lẽ ngấm vào da thịt tôi như nước thấm vào chân cỏ” [82, tr. 388].

Tên gọi, tâm lý, tính cách nhân vật cũng được kiến tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ đa nghĩa. Được nhào nặn từ chất liệu ngôn từ đặc biệt, nhân vật như mờ hoá sau lớp voan huyền ảo của thời gian, hoặc lung linh hào quang truyền thuyết, huyền thoại khiến việc cảm nhận chúng không chỉ bằng lí trí tỉnh táo, mà phải - như cách nói của nhà văn

Nguyễn Tuân, “bằng sự rung động phức hợp cả năm giác quan”. Bà

Nhim - người đàn bà góa chồng từ năm mười bốn tuổi. Cái tên của bà gợi lên sự chìm nổi của số phận. Đồng thời gợi người đọc nhớ đên một mụ phù thủy trong truyện cổ. Hay nhân vật ông Hiền và đứa con trai

ông - thằng Nhức trong Tiếng gọi cuối hoàng hôn. Nhức - cái tên như

nói lên tính cách và mối quan hệ giữa hai cha con ông Hiền. Thằng Nhức có suy nghĩ và hành động riêng của nó. Nó muốn học thật nhiều và đi xa nhưng ông Hiền lại sợ mất nó. Ông không cho nó đi học. Thằng Nhức lớn lên và càng ngày càng làm đau đầu, nhức nhối tim ông Hiền, và dần dần giữa hai cha con ông có một khoảng cách lớn. Khoảng cách đó được tạo nên từ sự không hiểu nhau giữa hai con người yêu nhau. Tình yêu giữa họ không phải là tình yêu của sự chia sẻ, đồng cảm mà là sự chiếm hữu.

Ngay cả nhan đề của từng truyện ngắn của nhà văn cũng tạo nên

tính đa nghĩa, giàu hình ảnh tiêu biểu ở các truyện như: Lạc loài, Tiếng

gọi cuối hoàng hôn, Tiếng gọi cuối mùa đông, Cơn mơ hoa cỏ trắng, Mùa hoa cải bên sông. Tiếng đập cánh của chim thần, Đêm cá đẻ, Mưa ấm....

giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi đạt được. Phiêu diêu trong dòng chảy ngôn từ, người đọc như bắt gặp tầng ngầm văn hóa dân tộc khơi lên từ đáy sâu thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)