Nhân vật với chiều sâu tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 52 - 54)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1 Một số kiểu nhân vật

3.1.3 Nhân vật với chiều sâu tâm linh

Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả ấy

đọng lại ở những hình ảnh, biểu tượng, ý niệm. Nó bao gồm: Cái phi lí tính,

cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú, phần trực cảm, linh giác, những khái niệm bí ẩn.

Trong văn chương, thiếu cái tâm linh thì dường như nó không còn có chiều sâu nữa. Các tác phẩm của nhà thơ, nhà văn nổi tiếng thế giới hầu hết đều khai thác chiều sâu tâm linh của con người.

Tâm linh trong văn Nguyễn Quang Thiều gắn liền với cảm hứng về nguồn, về với tự nhiên, về với ký ức tuổi thơ, có khi hóa thân trong hành trình đi tìm cái đẹp và đi tìm một đức tin đối lập với thế giới trần tục đầy dục vọng mưu mô và tội lỗi.

Theo nhà văn, nghi lễ được sinh ra từ đức tin, từ cái đẹp. Chúng ta đi tìm điều thiêng liêng, hướng tới điều thiêng liêng thì xung quanh chúng ta ngập tràn điều thiêng. Và sự linh thiêng nằm trong đời sống bình dị nhất. Đó là vẻ đẹp của đời sống muôn màu: Một áng mây, một mùa lúa, một khúc nhạc... Đời sống được tráng một lớp men linh thiêng bằng cái nhìn chủ quan của tác giả.

Chiều sâu tâm linh trong văn Nguyễn Quang Thiều được thể hiện qua những giấc mơ đầy nhân bản luôn khao khát kiếm tìm một thế giới thanh khiết và bình an.

Cân trong Đi chợ vừng và trong cơn mộng mị (…) “cuối cơn mơ Cân thấy mẹ. Bà đi về phía con trai mình lặng lẽ và run rẩy như từ khi bà được làm mẹ” [82, tr. 245]. Một nỗi niềm dâng lên giống như nỗi chờ đợi mẹ đi chợ về như thuở còn ấu thơ ở trong Cân.

Và thật tội nghiệp, sự chờ đợi triền miên của “hai người đàn bà xóm Trại” đã thành hoang tưởng, khi một người đã phải hiện thực hóa việc ái ân với chồng trong giấc mơ, và rồi vẫn còn mơ tiếp sau khi tỉnh dậy: “Chị Ân ơi” - Mật chợt kêu và ôm lấy Ân - “Mấy đêm trước em cũng mơ. Em mơ thấy anh ấy về và... ngay đêm đó... rồi ... em mơ em có mang. Lúc tỉnh dậy sờ bụng cứ thấy khang khác. Em sợ lắm “Đêm qua tao mơ thấy con gà trống mổ vào ngón tay út. Giá có đứa con thì họ đi bao giờ cũng được” [82, tr. 107]. Họ nhớ đến cơn mơ thường gặp và họ đã khóc cho những khoảnh khắc trớ trêu của tình huống và thân phận.

Giấc mơ trở đi trở lại trong nhiều nhân vật. Trong Bày mòng két trở

về, giấc mơ phản ánh niềm tin của con người về cuộc sống tốt đẹp bị sụp

đổ: “Gió tháng Giêng lùa ấm cả vùng đồi. Trong cơn mơ của Lân, tiếng súng vang lên như tiếng cốc thủy tinh vỡ khi bị đập xuống sàn đá. Và những con mòng két đang bay bỗng giật tung lên và rụng xuống. Những con mòng két còn nóng hổi, bết máu” [82, tr. 267].

Giấc mơ thể hiện niềm khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Trong

Mai vàng nở sớm, người lính có một giấc mơ đẹp: “Đêm ấy anh mơ thấy

cây mận góc vườn nhà anh nở trắng muốt, anh mơ về quê ăn tết với mẹ anh. Và lạ kỳ, Ba Thúy cũng về ... Sau đêm ấy anh hay để ý và nhìn Ba Thúy không chớp mắt” [82, tr. 279].

Giấc mơ thể hiện khát vọng kiếm tìm hạnh phúc mà trong cuộc sống

Ông mơ thấy ngày cưới của ông. Ông thấy ông trai trẻ đi cùng Thìn trên con đường qua cánh đồng nở đầy một thứ hoa cỏ trắng mà ông chưa gặp bao giờ” [82, tr. 287].

Giấc mơ như hối thúc con người cần phải làm gì đó để bù đắp sự mất mát: “Có đêm chị mơ thấy năm mươi đứa con của chị đến bến quỳ sụp trước chị. Chúng cầu xin cho chúng về bến bờ bên kia” [82, tr. 306].

Giấc mơ làm con người thức tỉnh, nhìn nhận lại mình: “Ba Thuận tỉnh giấc vì cơn mơ quen thuộc vẫn thường đến từ hơn hai mươi năm trước đây. Giấc mơ hiện lên đầy đủ kỷ niệm về má hắn… Ngoài ra hắn không có một giấc mơ nào khác” [82, tr. 331].

Nhìn chung, việc phản ánh những khát vọng tình yêu, hạnh phúc, khám phá sâu vào lĩnh vực tâm linh, những bí ẩn không cùng của con người, chính là xuất phát từ một quan niệm về đời sống, từ cách nhìn đa dạng nhiều chiều về con người, từ ý muốn khám phá con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những mối quan hệ phong phú, qua đó đề xuất những chuẩn mực đánh giá con người hợp tự nhiên và nhân bản hơn nhằm đem lại cho văn học khả năng chiếm lĩnh đời sống phong phú .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)