Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 88 - 102)

6. Cấu trúc của luận văn

4.3 Không – thời gian nghệ thuật

4.3.2 Thời gian nghệ thuật

Văn học chủ yếu tái hiện đời sống diễn ra trong thời gian. Sự tái hiện thời gian trong văn học thực chất là miêu tả sự vận động của cuộc sống, là tái hiện quan niệm của con người về sự tồn tại, là sự biểu hiện tâm lý của con người trước các biến cố sự kiện.

Nhà văn có thể miêu tả thời gian thuận chiều, đồng dạng, đồng nhịp với thời gian tự nhiên nhưng nhiều khi nhà văn lại miêu tả thời gian ngược

chiều từ hiện tại trở về quá khứ và từ quá khứ đến tương lai. Và có lúc quá khứ, hiện tại, tương lai lại cùng đồng hiện trong một thời khắc của hiện tại.

Thời gian nghệ thuật ở đây không chỉ giới hạn ở thời mà còn được thể hiện qua những giây, những phút, những buổi trong một ngày: Bình minh, hoàng hôn, buổi tối và ban đêm. Tần suất xuất hiện của chúng nhiều hay ít thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều miêu tả thời gian không theo một trật tự tuyến tính nhất định mà luôn có sự đổi chiều từ hiện tại trở về quá khứ và quá khứ, hiện tại đan xen nhau.

Mở đầu của nhiều truyện ngắn của ông thường bắt đầu bằng thời điểm hiện tại. Đặc biệt thời điểm hiện tại thường là kết quả của sự việc, của câu chuyện. Sau đó, nhà văn quay trở về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa để truy nguyên lần ra nguyên nhân, cơ sở để lí giải cho kết quả kia. Hướng về quá khứ thường là sự tiếc nuối, xót xa hoặc nhận thức lại chính bản thân con người.

Nhưng điểm đặc biệt ấn tượng trong cách xây dựng thời gian nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều, bao trùm lên toàn bộ các câu chuyện lại là thời gian đêm tối.

Trong đêm tối, nhân vật của nhà văn sống thật với lòng mình nhất. Cũng vì thế mà tiếng nói bản năng được dịp lên tiếng: “Cứ đến đêm Hưng thường đến bên cửa sổ buồng chị, da diết gọi chị. Chị sợ hãi. Chị thổn thức. chị trôi nổi... “Rồi một đêm, vào mùa cá đẻ, Lựu ra bè vó. Hai người ở trong vòng tay nhau. Lựu vẫn sợ hãi. Lựu hỏi Hưng chuyện cá đẻ, nuôi con... Khi tiếng cá đẻ như đồng loạt rộ lên. Hai người cảm tưởng như cái vó lớn rách tan và chiếc lều sụp đổ” [82, tr. 222]. Trong đêm, dưới dòng sông dịu dàng chảy, Chinh và Thao đã quện vào nhau trong những giây

họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau. Một lần khi đang bơi bên anh. Chinh thấy chóng mặt cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt ngừng chảy, im phắc, lắng nghe cô rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng” [82, tr. 25].

Ban đêm là lúc con người với những lo lắng, thổn thức từ trong

chiều sâu tâm hồn bỗng trỗi dậy. Bà Thuấn trong Lạc loài thường nghĩ về

quá khứ, về người em trai của mình: “Đêm đêm bà thao thức không sao ngủ được. Nhiều đêm đang ngủ bà vùng dậy, hoảng hốt thầm gọi “Tèo ơi! Em ơi?” [82, tr. 300].

Đêm là thời điểm con người thường chìm trong những giấc mơ có thể chợt đến, chợt đi. Đêm với bao khát vọng tươi đẹp tràn về và cũng có thể là những điềm báo không may đối với mỗi con người: “Và những đêm của những ngày tháng ấy ông thường mơ. Ông mơ thấy ngày cưới của ông. Ông thấy ông trai trẻ đi cùng Thìn trên con đường qua cánh đồng nở đầy một thứ hoa cỏ trắng mà ông chưa gặp bao giờ” [82, tr. 287].

Giấc mơ thể hiện mong ước, khát khao về một ngày tươi đẹp: “Đêm ấy anh mơ thấy cây mận góc vườn nhà anh nở trắng muốt, anh mơ về quê ăn tết với mẹ anh. Và lạ kỳ, Ba Thúy cũng về... Sau đêm ấy anh hay để ý và nhìn Ba Thúy không chớp mắt” [82, tr. 284].

Giấc mơ trong đêm thể hiện niềm khát khao được làm mẹ của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến mãi không trở về: “Chị nhớ đến cơn mơ thường gặp và chị muốn khóc... Đêm trước em cũng mơ. Em thấy anh ấy về và ngay đêm đó… Ngay đêm đó em mơ có mang. Lúc tỉnh dạy sờ

Những đêm trăng huyền ảo, đẹp đến kỳ lạ khiến con người miên man trong một thế giới huyền ảo, lãng mạn và nên thơ: “Và cứ thế, lại đến đêm hôm sau, Sơn theo lời kể của cô, Sơn lại trôi miên man vào thế giới của ánh sáng. Và anh lại giật mình thoát ra khỏi cơn mê khi nghe tiếng cô giục anh về... Và cứ thế, đêm đêm, Sơn lại xuống sông và bơi về phía xóm bên cô gái. Họ lại ngồi bên nhau” [82, tr. 264].

Đêm tối cũng là mốc thời gian để con người ta thức tỉnh, ý thức về lẽ sống của mình và đồng loại: “Trong suốt đêm đầu của tuần trăng mật anh sợ hãi đến ngớ ngẩn. Mỗi khi bước vào phòng của vợ chồng anh, thần kinh anh lại căng lên và khuôn mặt thứ ba lại càng hiện rõ...Vào đêm thứ năm của đời sống vợ chồng thì anh nhận ra khả năng “quan hệ” với vợ của mình hoàn toàn bất lực. Anh hoảng loạn và ngồi dậy. Đau đớn và sợ hãi làm thần kinh của anh tê liệt… Một sự nhục nhã đè nặng anh. Với anh sự nhục nhã này cũng giống như sự nhục nhã về nhân cách” [82, tr. 215].

Đêm còn là tiếng nói của nội tâm cá thể hoàn toàn cô đơn: “Có phải

đêm nay thần kinh đột nhiên suy biến? Hay bởi chính vầng trăng? Đêm ấy trăng sáng quá. Ánh trăng rời rợi soi rõ từng chiếc gân lá xanh mỡ màng. Trên cành liễu nhỏ một con thằn lằn nằm thiêm thiếp dưới trăng. Lớp vảy trên lưng nó lóng lánh như một dòng thủy ngân. Thỉnh thoảng nó lại vươn

cái cổ mềm mại lên đớp một quả duối nhỏ ở gần đó”. Trong đêm chị

thường quờ tay qua đứa con để chạm vào bàn tay chồng nhưng chị lại vội vàng rụt tay khi bắt gặp một sự xa lạ đến xấu hổ nơi da thịt chồng và chị tự dằn vặt “Có phải ta đã gặp một tình yêu đích thực với người đàn ông không phải chồng ta hay ta đang lao vào một ảo ảnh của hạnh phúc, hay là ta đang tội lỗi” [82, tr. 79].

4.4 Tiểu kết

Nghệ thuật trần thuật là một khía cạnh nghiên cứu đã và đang được chú ý gần đây ở Việt Nam. Tìm hiểu, khám phá và phát hiện các phương diện trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều trên các lĩnh vực: Ngôn ngữ, Giọng điệu, Không gian nghệ thuật, Thời gian nghệ thuật giúp cho người tiếp nhận khai thác sâu hơn những đặc trưng thẩm mỹ của văn bản văn học trong con đường sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh và đặc biệt ngôn ngữ giàu chất thơ đã tạo cho các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều có chiều sâu suy tưởng và đem lại sự bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn bạn đọc. Giọng tâm tình, sẻ chia cùng với sự cảm thương trước số phận của con người đã biểu lộ quan niệm nhân sinh sâu sắc. Đó là lòng yêu thương và sự đồng cảm với những niềm vui, nỗi đau, sự mất mát của con người. Đặc biệt, Nguyễn Quang Thiều đã xây dựng nên những không gian như hình tượng mẫu gốc ám gợi nhất, như một lớp trầm tích làm thành văn hóa, phong tục: Ánh trăng, dòng sông và cỏ. Và cùng với những không gian đó là thời gian luôn bị đảo lộn giữa hiện tại, quá khứ, tương lai, thời gian ám ảnh: đêm tối đã tạo nên hiện thực của tâm trạng, hiện thực số phận, hiện thực cuộc sống của con người.

PHẦN KẾT LUẬN

Nguyễn Quang Thiều khởi nguồn sáng tạo văn chương từ năm 1983. Vị trí của ông không chỉ được khẳng định trên phương diện thơ mà còn được khẳng định trên lĩnh vực văn xuôi. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm Á Đông, một lối tư duy sắc sảo, sự trải nghiệm, vốn sống phong phú, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những truyện ngắn có phong vị riêng, mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo.

Nguyễn Quang Thiều là một người nghệ sĩ luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo bắt đầu bằng cái tôi đầy khát vọng kiếm tìm những điều mới mẻ trên những điều đã cũ, những điều phi thường trong những cái bình thường, những điều vô cùng ý nghĩa trong những gì bình dị. Ông đã làm sống lại những gì tưởng như đã kết thúc. Nếu như thơ Nguyễn Quang Thiều có nhiều dấu ấn sáng tạo về hình thức thì văn xuôi Nguyễn Quang Thiều lại rất giản dị. Giản dị nhưng không hề giản đơn, thô sơ. Giản dị là việc đạt được hiệu quả thẩm mỹ một cách tự nhiên mà không cần đến những xảo thuật, làm dáng.

Là một nhà văn của thời kì đổi mới một mặt Nguyễn Quang Thiều đã biết kế thừa, tiếp thu truyền thống văn học dân tộc, mặt khác lại có sự tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện nên truyện ngắn của ông có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc. Điều này đã chi phối mạnh mẽ đến cách xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu và không - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông.

Nguyễn Quang Thiều không thiên về xây dựng cốt truyện với nhiều kịch tính, lắt léo ôm chứa nhiều sự kiện, cũng không có những lời rao, lời bạt hay những đoạn trữ tình ngoại đề. Truyện ngắn của ông lại thành công

mở ra nhiều chiều suy ngẫm cho bạn đọc, đưa người đọc đồng sáng tạo cùng nhà văn.

Truyện ngắn của ông tiêu biểu với hai lối kết cấu: Kết cấu theo lối dán ghép điện ảnh và kết cấu theo mạch phát triển tâm lý. Với kết cấu theo lối dán ghép điện ảnh, nhà văn xáo trộn các biến cố và lắp ghép chúng không theo trình tự thời gian, các biến cố xa được đặt cạnh các biến cố gần, câu chuyện của những nhân vật khác nhau lại được đặt cạnh nhau và đồng thời với nó là sự di chuyển các điểm nhìn. Trong những truyện có kết cấu theo mạch phát triển tâm lý, chỉ có một vài sự việc, còn lại là cảm giác, suy nghĩ của nhân vật với những hồi ức, liên tưởng và độc thoại nội tâm. Kết cấu như vậy làm cho truyện thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình.

Đặc biệt, Nguyễn Quang Thiều đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông phong phú, đa dạng. Với việc quan tâm khám phá đời sống tinh thần phức tạp và những ẩn ức trong con người, Nguyễn Quang Thiều đã xây dựng nên những nhân vật với khát vọng kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc; nhân vật cô đơn, bất hạnh trong cuộc sống hiện đại; nhân vật với chiều sâu tâm linh; nhân vật lầm lỗi, lạc hậu.

Để cất lên tiếng nói đầy biến hóa, đa thanh, đa sắc của cuộc sống hiện đại, Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh. Trong nhiều truyện ngắn tâm tình của Nguyễn Quang Thiều, ngôn ngữ thẫm đẫm chất thơ, có sự đan xen giữa hư và thực. Sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự và chất thơ như một cứu cánh, làm giàu thêm xúc cảm thẩm mĩ của người đọc, giúp người đọc cảm nhận và chiêm nghiệm đời sống muôn màu, muôn vẻ.

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều nổi bật với hai giọng điệu: Giọng tâm tình, sẻ chia khi nhà văn thâm nhập vào thế giới của những

tâm hồn vô tư, hồn nhiên, trong sáng đan xen, hoà quyện với giọng cảm thương trước nỗi đau, nỗi mất mát của con người sau chiến tranh, sự cô đơn, lạc lõng của con người trong cuộc sống hiện đại và hơn cả là sự xót xa về sự mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của đời sống từ trong sâu thẳm cội nguồn dân tộc.

Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật có giá trị sâu sắc đóng vai trò quan trọng trong các bút pháp sáng tạo của nhà văn như không gian thấm đẫm ánh trăng, dòng sông và cỏ luôn hoà hợp, đồng cảm với các trạng thái tình cảm của con người.

Việc đảo lộn trật tự thời gian: hiện tại - quá khứ - tương lai đã tạo nên tính nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng của nhà văn. Đặc biệt Nguyễn Quang Thiều đã chủ ý khắc họa thời gian đêm tối đậm nét trong nhiều tác phẩm. Đêm tối cũng là mốc thời gian để con người thức tỉnh, ý thức về lẽ sống của mình và đồng loại.

Bên cạnh những thành tựu, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều cũng không tránh khỏi hạn chế như quá hướng nội, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, mang đậm chất trữ tình nên thiếu đi cái phần sống động, chất văn xuôi vốn có của đời sống và con người.

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ có nhiều cách tân đổi mới đã làm cho bao người say ngủ một thời nhưng cũng là một nhà văn có phong cách nghệ thuật đã được định hình - một cây bút vừa có nghề, có tầm và có tâm. Tên tuổi, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Quang Thiều đã được khẳng định trong đời sống văn học Việt Nam. Qua đề tài này, thêm một lần nữa, chúng tôi muốn khẳng định những giá trị nghệ thuật đặc sắc làm nên sự độc đáo, hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đồng thời ghi nhận đóng góp của ông với đời sống văn học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1995), Văn học đổi mới và phát triển, Tạp chí văn

học, (5).

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại,

Tạp chí văn học, (9).

4. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn

văn nghệ minh họa, Văn nghệ, (49 - 50).

5. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, phê bình và tiểu

luận, Nxb Khoa học Xã hội.

6. Diễm Chi (2008), Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Chỉ có con người

làm khổ con người, Báo phụ nữ.

7. Trần Cương (2001), Sự vận động của thể loại văn xuôi trong văn học

thời kì đổi mới, Tạp chí văn học nghệ thuật, (2).

8. Nguyễn Văn Dân (1989), Những vấn đề lý luận văn học so sánh, Nxb

Văn học Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

Nxb Khoa học Xã hội.

10.Trần Thanh Đạm (1989), Bàn thêm về con người trong văn học, Văn

nghệ, (35).

11.Phan Cự Đệ (2000), Lịch sử, thi pháp, chân dung, Nxb Đại học Quốc

Gia Hà Nội.

12.Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb

13.Phan Cự Đệ (chủ biên, 2007), Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử, thi

pháp, chân dung, Nxb Giáo dục Hà Nội.

14.Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, Nxb

Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

15.Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.

16.Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu trong văn học Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn học, (7).

17.Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

18.Fraydenberg (biên soạn, 1963), Những lý thuyết cổ đại về ngôn ngữ và

phong cách.

19.Võ Thị Xuân Hà (2006), Chuyện của người con gái hát rong, Nxb Hội

nhà văn.

20.Lưu Thị Thu Hà (2008), Sự vận động của truyện ngắn từ 1986 đến

nay nhìn từ góc độ hình thức thể loại, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

21.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, đồng chủ biên (2009),

Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

22.Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1973), Cơ sở lý luận văn học, tập 2, Nxb

Giáo dục.

23.Nguyễn Văn Hạnh (1987), Đổi mới tư duy khẳng định sự thật trong văn

học nghệ thuật, Tạp chí Văn học, (1).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 88 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)