Giọng tâm tình, sẻ chia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2 Giọng điệu

4.2.1 Giọng tâm tình, sẻ chia

Ở điểm nhìn từ bên trong, Nguyễn Quang Thiều kể chuyện như

giãi bày, tâm tình tâm trạng, cảm xúc của mình với người bên cạnh. Nhân vật chính trong câu chuyện vì vậy không còn là nhân vật tự sự mà là nhân vật trữ tình với đời sống nội tâm được trình bày một cách tự nhiên. Kết cấu của tác phẩm là kiểu kết cấu tâm lí theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình mà hầu như chính là người kể chuyện.

Nguyễn Quang Thiều là con người tình cảm. Qua truyện ngắn, nhà văn khẳng định sở trường bộc lộ cái tôi trữ tình nồng nàn trong những suy tưởng, chiêm nghiệm, hồi tưởng của một người từng trải. Từ nhan đề đến lời đề tặng hay những lời giới thiệu, đều mở rộng cảm xúc. Có thể nói, nhà

văn đã phát tín hiệu tình cảm ngay từ đầu tác phẩm, rồi từ đó, đưa dẫn

người đọc theo những cảm xúc của mình.

Thể hiện giọng tâm tình, người kể chuyện thường đứng ở vị trí ngôi

thứ nhất và thường là từ điểm nhìn nội tâm bộc lộ cảm giác, cảm xúc của

nhân vật. Sự lựa chọn giọng kể này đã phơi bày trọn vẹn con người đa cảm, ưu tư và ưa hoài niệm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Ông viết về thế giới tuổi thơ của chính ông hoặc viết cho thiếu nhi vừa dí dỏm, hồn nhiên vừa thủ thỉ, tâm tình. Mên và Mon là hai đứa trẻ mới lớn với tâm hồn trong sáng. Trong một đêm mưa to gió lớn, chúng sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối. Chúng lo lắng cho đàn chim con. Mon có những câu hỏi rất ngây thơ và đáng yêu: “Chúng nó có bơi được không? Bao giờ chúng nó bay được? Mẹ chúng đi kiếm ăn à? Chim chìa vôi có ăn được hến không? Anh có nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa? Tổ chim ngập mất, mình phải mang chúng vào bờ” [82, tr. 46].

Trước cảnh tượng bay lên của đàn chim con, những tâm hồn trẻ thơ cũng rung lên những nhịp đập của sự hân hoan, vui sướng. Một cảnh tượng mà chúng thấy như chỉ có trong huyền thoại, trong thế giới của truyện cổ tích. Tuổi thơ của chúng đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào với những điều bình bị và thân thương của những bờ đê, dòng sông, bầy chim chìa vôi. Những điều tưởng chừng như bé nhỏ ấy lại là hành trang để những đứa trẻ như Mên, Mon bước vào đời với tâm hồn luôn luôn biết hướng thiện.

Nhiều truyện của Nguyễn Quang Thiều giống như một lời tâm tình của một nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, vẻ đáng yêu của ánh trăng, con đò, khói lam chiều xa xa bên bờ sông hoàng hôn mờ tím. Bởi thế sắc điệu trở nên nhẹ nhàng, êm ái như lời thủ thỉ, tâm tình. Giọng điệu ấy như bàn bạc, như bộc bạch với độc giả về lẽ sống, về cuộc đời.

Người đọc không nhận ra đây là lời nhân vật hay chính lời sẻ chia, tâm sự của người kể chuyện hay chính của tác giả: “Bạn ơi! Bạn hãy thử một đêm nào đó khuya khoắt đứng dưới trăng mười sáu một mình. Bạn hãy ngửa mặt hứng lấy từng dòng trăng chảy xuống… chỉ một lát sau thôi bạn không thể bình tĩnh được. Bạn sẽ hoảng hốt, rồi lăn lộn, rồi như mê sảng. Và đâu đấy trong không gian mênh mang kỳ ảo ánh trăng có ai đó dịu dàng gọi bạn. Bạn sẽ thấy hai cánh tay mình biến thành hai vây cá mỏng. Bạn khẽ khàng khỏa đôi vây. Bạn sẽ bồng bềnh trôi đi, trôi mãi theo tiếng gọi dịu dàng như tiếng nước kia” [82, tr. 273]. Bằng cách dùng đại từ nhân xưng “bạn” giọng điệu như sôi nổi, hào hứng, cởi mở chia sẻ những suy nghĩ trong lòng mình về vẻ đẹp của thiên nhiên diễm lệ, huyền ảo, dịu dàng.

Nguyễn Quang Thiều đồng cảm và yêu mến người con gái sau khi tốt nghiệp ra trường đã quyết định làm việc ở một nơi xa gia đình. Đối với

luôn nghĩ: “Ở đâu có con người thì ở đó đều có niềm vui trong cuộc sống cả” [82, tr. 302]. Khi đến nhận công tác ở nhà máy tơ tằm chị vô cùng hạnh phúc. Chị ngỡ ngàng trước thiên nhiên đầy thơ mộng và yên tĩnh nơi đây. Những bãi dâu bát ngát. Một dãy núi tím xa xa. Một con sông đầy quyến rũ. Chiều chiều, sau một ngày làm việc mệt nhọc, chị thường ra bờ sông ngồi và nhìn sang bờ bên kia. Chị say sưa ngắm nhìn những sợi khói xanh bay lên từ những vòm cây um tùm xanh thẳm. Những đàn trâu tắm trên sông. Những con thuyền lững lờ trôi dọc dòng sông trong sắc tím như những quả dâu chín...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)