Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm

1.1.6. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

Hiện nay, thuật ngữ “Truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình” và “truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình” chưa có khái niệm hoàn chỉnh. Tuy nhiên thuật ngữ truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình đang được đề cập và sử dụng trên rất nhiều diễn đàn, giấy báo, báo in, trang điện tử hơn là thuật ngữ “Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình”. Vì vậy trong nghiên cứu này tơi đưa ra cách tiếp cận và hiểu của bản thân về thuật ngữ “Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình”

Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình là q trình trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ các kỹ năng và kinh nghiệm giữa nguồn truyền với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thơng qua các kênh truyền thơng nhằm tăng cường sự hiểu biết, thay đổi nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, tiến tới điều chỉnh hành và tăng năng lực cũng như hoạt động tự bảo vệ cho đối tượng và cho cộng đồng.

Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ta ra sự khác biệt với truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ có rất

nhiều dạng khác nhau, việc truyền thơng nhóm tạo ra sự khác biệt rõ dệt đó là tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể hướng hoạt động trợ giúp không chỉ với cá nhân đối tượng mà cịn cả gia đình, người thân và người hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Nếu truyền thơng về nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thì sẽ đưa ra cách nhìn nhận và hướng truyền thơng mang tính chung, trừu tượng chưa tập trung đi sâu vào đối tượng/nhóm cụ thể cịn truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thì hướng đến nhóm có vấn đề cụ thể cần nhận được hoạt động trợ giúp, truyền thơng đặc thù, có những cách nhìn nhận và đánh giá bao quát và sâu xát hơn cả giúp cho nhóm phụ nữ nhận thức được giá trị của bản thân, kiến thức phù hợp cho cuộc sống hiện tại của đối tượng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng năng lực, giảm thiểu hay xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Thêm vào đó, truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình mang tới thơng tin một cách chính xác về nhóm đối tượng tiếp nhận thơng tin. Nếu chúng ta đưa truyền thông đến với phụ nữ bị bạo lực gia đình mà khơng nắm bắt được họ bị bạo lực bằng cách thức nào? Truyền thông như thế nào và những nội dung gì là phù hợp và hiệu quả thì coi như hoạt động truyền thơng đó thất bại với cá nhân tiếp nhận truyền thơng.

Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó nhấn mạnh tới cung cấp thơng tin, đáp ứng thơng tin theo nhu cầu của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình để từ đó hỗ trợ những mạng lưới uy tín, trang bị những kỹ năng cần thiết và nâng cao năng lực sống cho nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.

1.1.7. Cơng tác xã hội nhóm

Toseland và Rivas định nghĩa hoạt động nhóm như sau:

“Hoạt động định hướng mục tiêu với nhóm nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu về tình cảm xã hội và thực hiện nghĩa vụ xã hội. Hoạt động này hướng tới từng cá nhân của nhóm và cả nhóm nội dung trong một hệ thống trao đổi các dịch vụ”

Theo định nghĩa này, hoạt động nhóm là một hoạt động định hướng mục tiêu, gắn với hoạt động được tiến hành có thứ tự, có kế hoạch của nhân viên trong khi làm việc với những người khác. Ví dụ: thành viên trong nhóm có thể thu hút

những thành viên tiềm năng đào tạo họ, giúp đỡ họ giao tiếp và phát triển khả năng của mình, các thành viên đó cũng có thể giúp đỡ các thành viên khác của nhóm phát triển kỹ năng lãnh đạo để họ có thể đảm nhận những trọng trách lớn lao vì sự phát triển chung của nhóm. Đồng thời, các thành viên nên tạo điều kiện để nhóm của mình có thể hoạt động được ở những mơi trường xã hội khác. Nhằm mục đích giúp các thành viên có thể chủ động trong mọi hồn cảnh và thích nghi với các tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Áp dụng cơng tác xã hội nhóm vào tiến trình truyền thơng đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình là cách mà NVXH tác động trực tiếp với nhóm bằng những hình thức truyền thơng nhằm đem lại hiệu quả cũng như hoạt động cho nhóm, giúp cho nhóm định hướng được hoạt động và việc làm tiếp theo, hơn thế truyền thơng thơng qua nhóm giúp cho nhóm phụ nữ bị bạo lực tiếp cận được gần hơn với các phương tiện hỗ trợ, chính sách, chương trình và nâng cao năng lực cho nhóm đối tượng này.

NVXH sử dụng những kiến thức, hiểu biết về tổ chức và chức năng nhóm của mình nhằm tác động lên hoạt động và điều chỉnh các cá nhân. Mỗi thành viên duy trì tập trung mối quan tâm của cả nhóm như một phương tiện phát triển. Tăng cường chức năng xã hội bằng cách sử dụng hình thức nhóm cơng tác là mục tiêu cơ bản của làm việc nhóm.

Xu hướng hoạt động xoay quanh việc dùng các nhóm làm việc với mục đích điều trị sẽ cịn phát triển vì những tổn thất của mỗi cá nhân do sự thay đổi với tốc độ cao của xã hội sẽ còn gia tăng và liệu pháp điều trị theo nhóm này cịn có hiệu quả hơn nữa.

Sử dụng định nghĩa cơng tác xã hội nhóm giúp cho tác giả có thể vận dụng vào trong q trình thành lập nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình và thành lập nhóm truyền thơng trợ giúp cho nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Định nghĩa này phục vụ cho hoạt động của nhân viên cơng tác xã hội trong q trình làm việc với nhóm và có những hướng tiếp cận tích cực nhằm duy trì và lãnh đạo nhóm.

1.2. Các lý thuyết.

1.2.1. Lý thuyết truyền thơng

Bản thân truyền thông đã là mơt q trình, diễn ra liên tục và trong một khoảng thời gian tương đối lớn. Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thơng điệp và có những hành động tương tự.

Roman Jakobson đã phác thảo mơ hình khép kín gồm 4 giai đoạn chính: Phát tin (emission), truyền tin (transmission), nhận tin (recception) và phản hồi (feedback)

Đặc điểm của mơ hình này là trình bày q trình truyền thơng như một chu kỳ vịng trịn, thay vì chu kỳ tuyến tình của Lasswell. Trong đó, các giai đoạn được cụ thể như sau:

Nguồn: Michel de coster, Introducation á la sociologie, Bruxelles Nxb Deboeck,1992,tr98. Phản hồi Người nhận tin Người phát tin Người nhận tin Phác thảo thông điệp

trong đầu Phát tin Nhận tin

Truyền tin Giải thích thơng điệp Bộ lọc Bộ lọc Tiếng động Giải mã Bộ lọc Mã hoá

Kênh truyền tin

Thu nhận tin

- Giai đoạn phát tin: Truyền thông là diễn tả một ý tưởng bằng một hệ thống

tín hiệu (Signs) dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã hóa (Coding). Trong giai đoạn phát tín, có xảy ra hiện tượng nhiễu bởi đơi khi nội dung thông điệp sau khi được mã hóa khơng phản ánh hồn tồn chính xác nội dung thơng điệp vốn được hình dung trong đầu. Hiện tượng này được gọi là “filtering” tạm dịch là hiện tượng “bị lọc”. Sở dĩ có hiện tượng này là do người phát tin có thể chưa hồn tồn làm chủ được ngơn ngữ mà mình sử dụng, hoặc có thể do chính bản thân ngơn ngữ thường khơng cho phép diễn đạt được hết tư tưởng, ý đồ mà người phát tin muốn trình bày.

- Giai đoạn truyền tin: Giai đoạn này có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp nhưng cũng có thể thơng qua một phương tiện kỹ thuật trung gian nào đó thì có nhiều khả năng sẽ bị nhiễu bởi những loại tiếng động hay tiếng ồn (noise) khác nhau và do đó, nội dung thông điệp bị sai lạc hay bị mất đi một phần nào đó.

- Giai đoạn nhận tin: Ở giai đoạn nhận tin, sẽ diễn ra quá trình giải mã (decoding). Sau khi giải mã thông điệp người nhận tin sẽ tiến hành giải thích nội dung thơng điệp để hiểu được ý nghĩa của nó. Việc giải thích được tiến hành dựa trên các khung quy chiếu về văn hóa của người nhận tin. Khung văn hóa được quy định bởi nhiều yếu tố như :Nguồn gốc xã hội, tuổi tác, giới tính…Abraham Moles đã liệt kê một số trường hợp mô tả mức độ tiếp nhận thông điệp, hiểu gần như trọn vẹn thơng điệp, hồn tồn khơng hiểu thơng điêp.

- Giai đoạn phản hồi: Cuối cùng thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một hệ quả là làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại cho người phát tin. Như vậy, lúc này người nhận tin cũng trở thành một người phát tin, tức là một nguồn thơng tin mới. Một cách trừu tượng, có thể định nghĩa sự phản hồi là sự trả về một phần của xuất lượng của một hệ thống nhằm làm thay đổi nhập lượng của hệ thống này. Giai đoạn phản hồi đóng vai trị quan trọng trong q trình truyền thơng bởi có phản hồi, sự chia sẻ, trao đổi thông tin diễn ra tốt hơn, khiến cho q trình truyền thơng diễn ra hiệu quả hơn.

1.2.2. Lý thuyết giới

Giới tính là thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự

khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thơng và khơng thể thay đổi được (Mọi người đàn ơng đều có đặc điểm chung về giới tính). Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tại trong suốt cuộc đời (Tính bất biến) (Nguồn: Lê Thị Qúy, giáo trình xã hội học giới)

Giới là một thuật ngữ XHH bắt nguồn từ môn nhân loại học nghiên cứu về vai

trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ khơng theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hóa khơng theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi mới sinh ra, chúng ta khơng có sẵn đặc tính giới. Những đặc tính giới mà chúng ta có được là do chúng ta học từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta (Tính thay đổi).{2,tr34}

Vai trị giới được hệ thống qua những vai trò sau:

- Vai trị sản xuất: Bao gồm các cơng việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền và hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi.

- Vai trị tái sản xuất (Sinh sản, ni dưỡng): Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và những cơng việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động (Không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học mà cịn có cả chăm lo, duy trì lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai).

- Vai trò cộng đồng: Bao gồm các cơng việc thực hiện ở ngồi cộng đồng, nhằm phục vụ chung cho cuộc sống của con người. Ví dụ: tham gia Hội đồng nhân dân, tham gia các cuộc họp xóm, bầu cử, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm…..

Vậy, vai trị giới là các cơng việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là nam hay nữ. Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trị trên. Tuy nhiên có sự khác biệt:

- Tính chất và mức độ tham gia của nam và nữ không như nhau trong mọi công việc. Nếu như phụ nữ làm hầu hết các công việc sinh đẻ, chăm sóc, ni dưỡng, nội trợ, tiếp phẩm (nhiều người coi là thiên chức của phụ nữ) thì nam giới không được trơng đợi làm việc đó, họ cho rằng mình trợ giúp phụ nữ mà thôi.

- Công việc của nam giới thường được xem trọng hơn công việc của nữ giới. Thật không công bằng nếu như cho rằng, việc sinh đẻ của phụ nữ tạo ra một sản phẩm cao q, đó là con người là việc khơng quan trọng, nó là cơng việc mang tính bản năng bấy lâu của động vật.

- Cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giờ cũng tốt hơn phụ nữ. Vai trò giới hiện nay khơng bình đẳng do q trình dạy và học trong xã hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, thể chế chính trị. Vai trị giới đã và đang có nhiều thay đổi, nhưng khi thay đổi người ta còn chịu ảnh hưởng các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều người khơng dám cơng khai thực hiện thay đổi vai trị giới mặc dù đây là những việc đáng khích lệ.

Định kiến giới: Là nhận định của mọi người trong xã hội về những gì mà phụ nữ

và nam giới có khả năng và các loại hoạt động mà họ có thể làm với tư cách họ là nam hay nữ. Có nhiều biểu hiện khác nhau của định kiến giới song phổ biến hơn cả là những quan niệm về đặc điểm, tính cách và khả năng của phụ nữ và nam giới.{2,tr44}

Định kiến giới có tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân và quan niệm của những người xung quanh. Những đặc điểm liên quan đến nam giới và phụ nữ thường được dập khn và mang tính cố định lặp đi lặp lại qua các thế hệ, do đó nam giới và phụ nữ khơng có sự lựa chọn nào khác. Định kiến giới làm cho nam giới luôn phải cương lên trong vị trí lãnh đạo của họ và làm cho phụ nữ thiếu tự tin và hạn chế sự lựa chọn vì vị trí thấp kém của họ. Những định kiến có thể dẫn đến nhận thức thiên lệch, đánh giá và nhận xét thiếu khách quan đối với phụ nữ từ đó hạn chế cơ hội phát triển của phụ nữ.

Định kiến giới còn rất phổ biến trong xã hội của chúng ta vì chúng đã ăn sâu, bắt rễ trong nhận thức của nhiều người trong xã hội và trở thành lực cản trong q trình thực hiện các chế độ, chính sách, chương trình, kế hoạch trên mọi lĩnh vực. Định kiến giới có tác động xấu về vị trí, thái độ và những hoạt động của nam và nữ, đặc biệt là hạn chế những mong muốn, dự định phát triển cá nhân và cả việc đón nhận những cơ hội và điều kiện phát triển đặc biệt là đối với phụ nữ.

 Sự bất bình đẳng về giới trong lịch sử và phát triển nhân loại đã đòi hỏi

nhân loại tiến bộ phải thay đổi nhận thức và hành vi về giới. Vai trò giới đòi hỏi cả nam và nữ phải thực hiện trên hoạt động bình đẳng, tơn trọng nhưng khơng phải gị bó, ấn định và bắt buộc tuân thủ một cách cứng nhắc. Vai trò giới cần vận dụng linh hoạt

trong đời sống gia đình nhằm hướng tới xã hội tiến bộ, cơng bằng và văn minh giữa nam và nữ đều có quyền lao động, hưởng thụ và tham gia các hoạt động xã hội khác. Xóa bỏ định kiến giới cần có sự tham gia của tồn xã hội hướng vào việc tạo cơ hội, điều kiện phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ. Trong chính sách và kế hoạch phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực cần phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ, xóa bỏ tác động của định kiến giới hướng phụ nữ nhận thức được vai trò của bản thân trong xã hội hiện đại. Cam chịu và bạo lực gia đình là hành vi cần được thay đổi mạnh mẽ trong nếp sống, suy nghĩ, nhận thức của mỗi người.

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vân Đình là một thị trấn, huyện lỵ của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên 560,31 ha và 15.000 nhân khẩu. Thị trấn hiện nay được xác lập năm 2003 trên cơ sở sáp nhập thị trấn Vân Đình (cũ), xã Tân Phương, các thơn Hồng Xá, Đình Tràng thuộc xã Liên Bạt và một phần thôn Hậu Xá thuộc xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)