Người truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 73 - 77)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với nhóm phụ nữ

2.5.2. Người truyền thông

Nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng khi truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình phải chú ý tới lời nói, ngôn ngữ, tôn trọng văn hóa nơi phụ nữ bị bạo lực gia đình sinh sống. Nói cách khác thông tin, thông điệp mà nhân viên xã hội tại cộng đồng truyền thông với phụ nữ bị bạo lực gia đình đưa ra phải rõ ràng, dễ

hiểu, dễ nhớ, tế nhị. Là người hiểu về trợ giúp hòa nhập cộng đồng đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình, biết về cách sử dụng từ ngữ khi giao tiếp với phụ nữ bị bạo lực gia đình, ngôn từ được “gọt rũa” và biết nói giảm nói tránh trong các trường hợp đặc biệt tế nhị trong quá trình truyền thông trực tiếp 1-1 hay các hoạt động trao đổi tránh gây hiểu lầm và tổn thương cho người nhận.

Bảng 2.1. Một số từ nên tránh khi giao tiếp với phụ nữ bị bạo lực gia đình

(Thu thập ý kiến thông qua thảo luận nhóm phụ nữ bị BLGĐ, buổi 1,2)

Theo quan điểm lý thuyết sinh thái học, cá nhân tồn tại trong gia đình, gia đình tồn tại trong cộng đồng. Cá nhân, gia đình và cộng đồng tồn tại trong môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế. Môi trường có tác động đến hành động, niềm tin và những lựa chọn cá nhân. Sự phân biệt phụ nữ bị bạo hành gia đình và phụ nữ không bị bạo hành gia đình chỉ mang tính chất tương đối. Dù là phụ nữ bị bạo hành gia đình hay không thì cũng đều chịu ảnh hưởng của môi trường, niềm tin và những sự lựa chọn của cá nhân. Môi trường có tác động đến gia đình, cá nhân nhưng môi trường trong gia đình mới tác động đến phụ nữ bị bạo hành gia đình nhiều nhất. Truyền thông với phụ nữ bị bạo lực gia đình không thể thiếu yếu tố tham gia của gia đình.

Gia đình luôn phải được xem xét dưới góc độ một hệ thống xã hội năng động. Hê thống được hiểu là “một tập hợp các nhân tố có quan hệ nội tại với nhau và với môi trường”. Một gia đình không phải là một thực thể tĩnh, nó thay đổi liên

Cần tránh Nên dùng

Tẩn, đập Bạo hành, bạo lực, đánh đập

Đần độn, ngu dốt, dại dột Nhận thức chưa đầy đủ

Thằng, lão Chồng, người gây ra bạo lực

Chửi, rủa Lăng mạ, sỉ nhục

tục và chống lại sự thay đổi. Mỗi gia đình là một hệ thống phức tạp và độc đáo nhưng lại có sự tương tác lẫn nhau. Mỗi thành viên đều bị ảnh hưởng bởi mỗi thành viên gia đình. Hơn thế nữa, bất cứ tương tác nào của phụ nữ bị bạo lực gia đình hoặc những thành viên khác đều tác động tới cả gia đình.

Nhìn từ góc độ tương tác gia đình, cần hiểu 2 khái niệm cơ bản: các tiểu hệ thống trong gia đình và cách thức gia đình thiết lập sự cân bằng thông qua gắn kết và điều chỉnh.

Trong mạng lưới các tiểu hệ thống gia đình có 4 tiểu hệ thống nổi lên trong gia đình hạt nhân: 1-các tiểu hệ thống hôn nhân (các tương tác do hôn nhân), 2-các tiểu hệ thống cha mẹ-con cái (tương tác giữa cha mẹ và con cái), 3-các tiểu hệ thống anh chị em (các tương tác anh chị em), 4-tiểu hệ thống gia đình mở rộng (các tương tác của cả gia đình hoặc mỗi thành viên của gia đình với họ hàng, bạn bè, hàng xóm, …). Các gia đình khác nhau có các tiểu hệ thống rất khác nhau.

Có hai hướng tạo lập cân bằng gia đình là sự gắn kết và điều chỉnh. Gắn kết là cái cầu giữa các quan hệ tình cảm thân mật với sự độc lập cá nhân. Vấn đề là làm thế nào để duy trì được sự thân mật mà vẫn độc lập, có tương tác mà không phụ thuộc. Các gia đình có trách nhiệm đáp ứng mọi nhu cầu của mọi thành viên chứ không chỉ riêng phụ nữ bị bạo lực gia đình. Điều chỉnh là khả năng các gia đình có thể thay đổi và tạo lập những phản ứng mới khi cần nhằm đối phó với các tình huống nảy sinh. Các tình huống nảy sinh trong “vòng đời” của mỗi gia đình khác nhau là khác nhau. Cách vượt qua các tình huống trong mỗi gia đình lại càng khác nhau. Đôi khi người ta không thể vượt qua được.

Vòng đời của gia đình được miêu tả là một loạt các giai đoạn phát triển theo thời gian mà mỗi giai đoạn đó các chức năng của gia đình là tương đối ổn định. Những gia đình có người thân bị bạo lực gia đình thường có những phản ứng hết sức khác nhau. Những phản ứng của họ có thể được so sánh với những giai đoạn đau khổ liên quan tới việc chết và hấp hối mà Elizabeth Kubler-Ross đã mô tả. Mặc dù phản ứng này có thể khác nhau ở mỗi cha mẹ hoặc chính bản thân đối tượng nhưng thông thường chúng gồm các giai đoạn: Sốc, không tin, phủ nhận sự thật; tức

giận, tự trách mình; thương lượng với bản thân và tự lý giải; suy sụp và buồn chán; chấp nhận.

Mặc dù không thể khẳng định rằng tất cả hoặc hầu hết cha mẹ, người thân, người bị bạo lực hay chính người gây bạo lực đều trải qua những giai đoạn này, nhưng nói chung nhiều người khi vấp phải đã và đang trải qua những cảm xúc rất phức tạp, thường là “một cơn bão cảm xúc” kéo dài hay lặp đi lặp lại. Cha mẹ, người thân nhận ra rằng việc con cái mình bị bạo lực, đánh đập thậm chí là ly hôn là việc làm khiến họ phải đau lòng mà rất khó có thể chấm dứt mọi việc. Đây cũng được coi là một cú sốc tinh thần lớn nếu có hậu quả xảy ra với chính người thân yêu của họ bởi ai sinh con ra cũng mong muốn con cái mình có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn và họ buộc phải chấp nhận rằng sự lựa chọn hay gia đình mà người thân họ đang có là sai lầm và gây đau đớn cho không chỉ mình họ mà còn chính là con cái họ.

Đối với chính người bị bạo lực bao giờ cũng có những cung bậc cảm xúc khác nhau có lúc thấy tuyệt vọng đến tận cùng, lúc lại tự an ủi hay trách móc bản thân và dần hướng tới sự chấp nhận hay kháng cự. Họ nhận ra sự lựa chọn của mình là sai hay cách mình giải quyết vấn đề chưa mang lại cho họ một cuộc sống như họ mong muốn. Từ đây họ sẽ có những suy nghĩ và hướng giải quyết khách nhau, tích cực hoặc tiêu cực, giải quyết được mọi vấn đề hay trì trệ thậm chí là gia đình tan vỡ. Gia đình đặc biệt là người chồng chính là môi trường có tương tác nhiều nhất đối với phụ nữ. Nếu như người chồng không tạo được một môi trường sống an toàn thì người phụ nữ của gia đình đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều những loại bạo lực khác nhau. Như vậy để truyền thông tới phụ nữ bị bạo lực gia đình được hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình về các dạng bạo lực cụ thể thì nhân viên công tác xã hội cần nghiên cứu và đưa ra hướng truyền thông cụ thể, hướng dẫn kỹ năng truyền thông cho gia đình và cho phụ nữ bị bạo lực sau đó hướng dẫn kỹ năng này cho chính cán bộ phụ trách làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình , biên tập thông điệp cho những buổi truyền thông để thông tin đến với họ dễ hiểu và gần gũi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)