Sự phản hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Các yếu tố trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

2.2.6. Sự phản hồi

Truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình hướng tới đối tượng chính là phụ nữ bị bạo lực thông qua nguồn truyền phong phú: bạn bè, người thân, hàng xóm, cán bộ khu phố (đặc biệt là cán bộ Hội phụ nữ) bằng các kênh truyền thông giản đơn như: đài phát thanh khô phố, xem tivi, đọc báo, truyền thông 1-1. Tuy thơng điệp đưa tin cịn chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng, còn một số yếu tố làm cản trở q trình tiếp nhận thơng tin, phụ nữ bị bạo lực chưa thực sự nhớ được thông tin, thông tin đưa ra còn chưa làm thỏa mãn nhu cầu được biết thông tin của phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng đa số họ đều cho rằng họ cảm thấy vui và yên tâm hơn bởi sự quan tâm của chính quyền địa phương và của nhà nước, sự quan tâm của xã hội đến những người như họ và họ cảm thấy an tồn khi được tiếp cận với truyền thơng.

Cảm nhận của một số phụ nữ bị bạo lực gia đình tại buổi phỏng vấn:

“Chị em mình nếu muốn tiếp cận với truyền thơng nói thật là khơng q khó mặc dù đơi lúc cũng gặp một chút cản trở, lần đầu tiên mình được cán bộ đến nhà để trò chuyện, chia sẻ thấy hơi bỡ ngỡ và ngại nhưng quả thực mình thấy đối với mình đó là việc làm hết sức ý nghĩa và đem lại lợi ích lớn cho mình, mình được chia sẻ, chút bầu tâm sự, được cán bộ khuyên và định hướng mọi việc, được biết thêm những hồn cảnh giống mình để lỗ lực vươn lên”-TLN 2,Nữ -23 tuổi.

“Tham gia các hoạt động chung của khu phố và những hoạt động mà xã tuyên truyền cô phấn khởi lắm, cứ nghĩ những phụ nữ kém may mắn như cơ thì khơng cịn được ai quan tâm nữa. Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện, xã cũng có những hành động thiết thực cơ thấy vui vẻ và có niềm tin hơn vào cuộc sống, không những cô biết nhiều hơn về pháp luật, sự bảo vệ của pháp luật mà cịn giúp cơ thốt khỏi bế tắc trong mối quan hệ gia đình, cơ nghĩ đến con cái nhiều hơn và khơng cịn nghĩ đến những việc làm tiêu cực nữa”-TLN 1,Nữ, 32 tuổi.

“Bác già rồi, nhắc đến chuyện gia đình là không muốn chia sẻ với mọi người đâu, con cái nó cũng trưởng thành cả rồi phải nhịn đi cho con nó khơng thấy xấu hổ về bố mẹ nó, nhiều lúc thấy cơ đơn lắm nhưng mỗi khi có các chương trình truyền thông đơn giản ở khu phố cũng khiến mình vơi đi nỗi buồn nhiều, thỉnh thoảng nghe đài phát thanh, nghe tivi mình biết có rất nhiều người như mình mà họ vẫn cố gắng sống tốt mình cũng bớt tủi hơn, bớt than vãn và than trách số phận”-

TLN 2,Nữ số 12, 41 tuổi.

Thơng qua trình bày, phân tích các yếu tố trong truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, tơi nhận thấy phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương đã nhận được sự hỗ trợ về thơng tin liên quan đến chính bản thân mình và có những phản hồi tích cực về thơng tin mình nhận được tuy nhiên vẫn cịn một số phản hồi khơng rõ kết quả hoặc khơng phản hồi.

“Cán bộ nói với mình nhiều lắm, lúc đấy thì mình cứ nghe thơi chứ mình cũng khơng hiểu lắm đâu, cũng chẳng dám hỏi lại và chắc họ cũng khơng quan tâm mình hiểu đến mức nào đâu”-TLN 1, Nữ, 30 tuổi.

Chị H- cán bộ hội phụ nữ chia sẻ: “khi có chương trình liên quan đến phụ

nữ, cán bộ thôn đến trao đổi trực tiếp, thông báo thông tin, nhắc nhở phụ nữ và người thân của họ chú ý nghe đài truyền thanh ở khu phố mình sinh sống, nếu có thắc mắc gì thì có thể lên gặp trực tiếp hoặc gặp gỡ cán bộ tại nhà để nghe giải đáp nhưng cũng có ai hỏi gì đâu, họ vẫn rụt rè lắm, ngại tiếp xúc với mình. Mình nói họ cứ ừ ừ chứ có khi cịn khơng chú ý nghe mình truyền đạt”

Có thể nói, sự hài lịng của phụ nữ bị bạo lực gia đình trước những thơng tin mà họ có được khẳng định một điều: Phụ nữ có thơng tin là có được những kiến thức cơ bản và nâng cao được năng lực trợ giúp đắc lực cho chính cuộc sống của mình, họ sẽ tự tin hơn và tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, hòa nhập với mọi người và xây dựng cuộc sống hạnh phúc- an tồn.

PGS.TS Mai Quỳnh Nam nhấn mạnh “truyền thơng dẫn đến một dạng, tính nhân quả của thơng tin”. Người nhận và người truyền có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ đó thể hiện sự phản hồi thơng tin, làm thông tin rõ hơn. Trong truyền thông với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, sự phản hồi thơng tin từ người truyền và người nhận khơng rõ ràng. Người truyền thì chỉ biết thơng tin mình truyền đi là gì, khơng rõ thơng tin phản hồi lại từ người nhận ra sao cịn người nhận thì tự tiếp nhận thông tin, không phản hồi hoặc ngại hay không biết phải phản hồi lại thông tin như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)