Nguyễn nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 56 - 69)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Nguyễn nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Bạo lực gia đình khơng xảy ra một cách ngẫu nhiên nó xuất phát từ những mâu thuẫn, nhu cầu, mong muốn, tham vọng của cá nhân không đạt được hay sự mất cân bằng về mối quan hệ trong gia đình, gia đình khơng tìm thấy mục đích chung, quan điểm sống….dẫn đến mâu thuẫn, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau đó mà bạo lực sẽ xảy ra theo 1 tiến trình nhất định. Tùy vào mức độ mâu thuẫn mà nảy sinh những hành động hình thức bạo lực khác nhau. Khi bạo lực xảy ra người phụ nữ luôn bị ức chế, khủng hoảng đau đớn về thể chất, tổn thương tinh thần hay phỉ bám nhân cách, phẩm hạnh, trà đạp lên niềm tin, lạm dụng tình dục…Có nhiều cách tiếp cận ngun nhân khác nhau, tác giả Lê Thị Qúy (2011) cho rằng bạo lực gia đình xuất phát từ các nguyên nhân như: Nguyên nhân tâm lý,

cá tính, nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân sinh lý, ngun nhân văn hóa, phong tục tập qn, bình đẳng giới, quyền cha mẹ.

Dưới góc độ nghiên cứu của CTXH ta có thể tiếp cận BLGĐ dưới các dạng nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân về mặt kinh tế

Nhiều người cho rằng khó khăn về kinh tế là một yếu tố trực tiếp gây nên BLGĐ nhưng chưa hồn tồn chính xác bởi rất nhiều gia đình dù kinh tế khó khăn mà vợ chồng vẫn sống hồ thuận, u thương nhau. Có nhiều gia đình kinh tế khá giả nhưng giữa vợ chồng vẫn thường xảy ra bất hồ. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận mối quan hệ giữa khó khăn đó với BLGĐ bởi trong nhiều gia đình, khó khăn về kinh tế là mầm mống cho BLGĐ nảy sinh và BLGĐ cũng làm cho khó khăn tăng thêm. Tình trạng đó cũng đồng nghĩa với việc thiếu thốn về vật chất cần thiết để duy trì hạnh phúc gia đình và hạn chế về cơ hội nâng cao trình độ của cá nhân trong gia đình. Đi liền với nó là những vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập. Mặt trái của nền kinh tế thị trường với những đòi hỏi ngày càng cao của thị truờng lao động khiến khơng ít người rơi vào thất nghiệp, sự cạnh tranh khốc liệt đã đẩy nhiều người đến chỗ phá sản, nợ nần hoặc phải gồng mình lên để đối phó…Với gánh nặng cơm áo, với nhiều sức ép cuộc sống như vậy khiến họ dễ bực dọc, dễ xung đột để giải toả, thời gian chăm sóc gia đình cũng giảm đi, bầu khơng khí gia đình trở nên nặng nề hơn và BL dễ dàng xảy ra. Khi nền kinh tế đang trong xu thế tồn cầu hố như hiện nay, bên cạnh những cơ hội để phát triển ngày càng lớn hơn thì nó cũng làm tăng cách biệt giàu-nghèo vốn đã tồn tại. Sự chênh lệch đó khiến nhiều gia đình khó thốt khỏi cảnh nghèo và cái vịng luẩn quẩn đói nghèo-BLGĐ chưa thể dứt được. Khơng chỉ có những người gặp khó khăn về kinh tế mới vậy, với nhiều người dù kinh tế đã khá giả nhưng sự hấp dẫn của đồng tiền, lợi ích kinh tế đã lơi cuốn nhiều người say mê với nó mà bỏ qn cuộc sống gia đình, thiếu quan tâm đến gia đình.

Bên cạnh đó, trong nhiều gia đình, người phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực kinh tế như: đất, nhà ở, tài sản cá nhân, lương…thường đi kèm sự phụ thuộc kinh tế vào chồng hay gia đình nhà chồng thì ln có nguy cơ cao bị BLGĐ và nhiều người đã bị bạo hành trong hoàn cảnh như vậy. Song thực tế cũng cho thấy

có rất nhiều chị em là trụ cột kinh tế của gia đình mà vẫn bị chồng kiểm sốt về mặt tài chính và bạo hành. Lý giải cho điều này một số chuyên gia cho rằng vì người đàn ơng cảm thấy vị trí “chủ” gia đình của mình bị đe doạ. Hơn nữa, cũng chính vì cơ hội tiếp cận với các nguồn lực kinh tế ít hơn mà nhiều chị em khơng dám ly hơn để giải thốt khỏi ơng chồng thích BL vì sau ly hơn họ sợ phải đối diện với các vấn đề việc làm, nhà ở…bởi giải quyết những vấn đề này thường rất khó khăn với họ nên họ chấp nhận cam chịu sống cùng BLGĐ.

Ở thành thị, trong cuộc sống nhiều gia đình đặt các giá trị vật chất lên trên hết thì các cuộc hơn nhân mang màu sắc kinh tế cũng “vơ tình” đẩy nhiều phụ nữ lại gần với BLGĐ. Hôn nhân khơng xuất phát từ tình u, hơn nhân nhằm mang lại một nguồn lợi vật chất nào đó thường khó duy trì được lâu dài chứ chưa nói đến hạnh phúc. Nhiều gia đình gả con gái đã thách cưới nhà trai rất cao và cái giá sau những đám cưới như vậy hoặc đem lại gánh nặng cho đôi vợ chồng trẻ vì phải trả nợ, hoặc người chồng/gia đình nhà chồng ra sức hành hạ, bóc lột sức lao động hay tỏ ra khinh miệt người vợ…cho bõ công đã “mua” về bằng giá một đám cưới như thế.

“Mình lấy chồng sớm hiện tại đã có 3 cháu. 3 đứa đến tuổi đi học rồi, con lớn

thì học cấp 1 cịn 2 đứa nhỏ đi mẫu giáo, mình chẳng có cơng việc gì cứ ở nhà lo đồng ruộng thôi, 2 vợ chồng chạy vạy từng bữa cho con, mọi chi tiêu điều do chồng cung cấp, vợ chồng trẻ vẫn cịn u nhau nhiều nhưng những lúc bí bách khơng có tiền là chồng mình lại chửi vợ con làm gánh nặng cho anh ấy. Nhiều lúc bị chồng đánh mà mình cũng thương chồng lắm nếu cuộc sống gia đình khá hơn 1 chút, mình có cơng ăn việc làm thì chồng con mình đỡ khổ”-PVS đại diện,Nữ số 2, 25 tuổi.

- Nguyên nhân về mặt nhận thức, văn hoá, xã hội

Từ trước tới nay rất nhiều người quan niệm chỉ những hành vi sử dụng vũ lực như đánh, đấm, chém giết… mới gọi là BLGĐ bởi họ chưa biết hay chưa hiểu hết về khái niệm này cũng như các dạng thức của nó. Chính vì vậy, nhiều người chồng khơng nghĩ rằng mình đang bạo hành vợ và cũng nhiều phụ nữ không hề hay biết mình đang là nạn nhân của một dạng tội phạm. BLGĐ chính là sự vi phạm quyền con người, vi phạm những quyền chính đáng mà người phụ nữ phải được hưởng. Bởi không hiểu bản chất của vấn đề, các ông chồng đang vi phạm pháp luật mà khơng biết và người phụ nữ thì khơng dám đấu tranh để địi quyền cho mình. Và

cũng vì sự thiếu hiểu biết nên người phụ nữ khơng có kĩ năng để tự bảo vệ mình. Hơn nữa, khi BLGĐ xảy ra nhiều cứ nghĩ đó chỉ là những xích mích bình thường trong cuộc sống.

Người Việt Nam rất coi trọng và đề cao các giá trị gia đình. Hồ thuận, êm ấm vừa cơ sở để đánh giá là một gia đình hạnh phúc vừa là giá trị mà các gia đình cố gắng tạo dựng và gìn giữ. Bởi vậy, khi có xung đột hay BL xảy ra, người phụ nữ với vai trò như người giữ “hồ khí” trong nhà thường nín nhịn để cho êm ấm và họ cũng cho rằng đó là bổn phận của mình. Bổn phận này cịn bao gồm cả việc phục vụ, chăm sóc chồng con hết mực. Nếu ly hơn thì dẫn đến nhiều hệ luỵ. Và nếu những chuyện “khơng hay” trong gia đình mà người khác biết được thì họ phải chịu nhiều điều tiếng từ dư luận xã hội. Nhận thức như vậy nên khi xảy ra BLGĐ thì người ta thường giữ kín hoặc giải quyết theo xu hướng hồ giải nhằm duy trì gia đình như một thể thống nhất, thiếu nghiêm khắc nên BLGĐ vẫn còn “đất dung thân”. Đặc biệt, người dân sống tại Thị trấn Vân Đình có mặt bằng chung về trình độ khá cao so với các vùng khác, điều này khiến họ càng giữ kín chuyện gia đình hơn vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, cơng việc và kiểu BLGĐ của họ cũng “tinh vi” hơn, không dùng bạo lực để hành hạ thân xác mà dùng BL tinh thần, tình dục…nhiều hơn.

“Chuyện nhà nào nhà ấy lo, họ đánh cãi nhau cứ đóng cửa kín như bưng có muốn can thiệp cũng khó, hàng xóm láng giềng cũng chạy ra ngó nghiêng thơi chứ có hiểu chuyện gì đâu”-TLN 1-Nữ số 3, 42 tuổi, bán hàng rong.

“Bạo lực gia đình tại địa phương diễn ra phổ biến tuy nhiên lại khó nắm bắt

tính chất và số vụ, có những gia đình dù đánh nhau gây thương tích nặng nhưng nhất quyết khơng báo chính quyền và khơng hợp tác khi được hỏi tới nhưng cũng có gia đình cãi nhau cũng báo với cơng an xuống giải quyết” Anh L, 27 tuổi, cán bộ

công an phụ trách an ninh- trật tự .

Bên cạnh đó, những tư tưởng văn hố có tính chất tín ngưỡng, tơn giáo cũng tạo cơ hội cho BLGĐ xuất hiện và tồn tại. Đó là tư tưởng Nho giáo với quan niệm “xuất giá tòng phu” đi liền với chế độ gia trưởng tồn tại từ bao đời nay đã bó buộc người phụ nữ trong khn khổ gia đình, trong những nghĩa vụ và người đàn ơng thì mặc nhiên có cái quyền sai khiến, chỉ bảo hay “dạy vợ” “dạy con từ thuở còn thơ,

dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Đó cịn là tư tưởng Phật giáo dạy con người ta phải biết nhẫn nhịn, chịu đựng…

Liên quan tới sự nhận thức là thái độ của cộng đồng trước BLGĐ. Phần lớn là nhà nào biết nhà ấy, sự “tôn trọng cuộc sống riêng tư của người khác” một cách quá mức như vậy khiến họ tự nhủ “không nên can thiệp vào chuyện nhà khác”. Quan niệm như vậy dẫn đến thái độ thờ ơ trước BLGĐ, trước nỗi đau của người khác. Người trong gia đình thì giấu kín, hàng xóm thì thiếu quan tâm nên các vụ BLGĐ hầu hết không được phát hiện kịp thời, khi sự việc đã ở mức độ nghiêm trọng, nạn nhân đã “tơi tả” cả về thể chất và tinh thần mới được phát hiện, gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả.

Trong xu thế tồn cầu hố, nền kinh tế đang mở cửa đã tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển chung của đất nước nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng mang đến nguy cơ bạo hành cho phụ nữ. Đó là sự du nhập, lan tràn của loại văn hoá đồi truỵ, phim ảnh khiêu dâm, bạo lực; lối sống hưởng thụ; quan niệm tình dục sai lệch ảnh hưởng từ phương Tây; không coi trọng các giá trị gia đình; các giá trị vật chất lấn át các giá trị tinh thần……. Bên cạnh đó cịn là sự gia tăng ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, lô đề, nghiện rượu, ma tuý, mại dâm…Đây vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của BLGĐ. Đặc biệt, rượu được coi là một cái cớ để các ông chồng hành hạ vợ (một thống kê gần đây cho thấy khoảng 60% các vụ BLGĐ có liên quan đến rượu), nhiều ơng chồng mượn rượu, uống rượu rồi hành hạ vợ và sau đó lại đổ lỗi cho rượu…

Những kẽ hở trong quy định pháp luật, việc phổ biến chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, thực thi chưa hiệu quả, thiếu giám sát…là những nhân tố trước tiên về khía cạnh luật pháp làm cho tình hình BLGĐ hiện nay chưa thực sự thuyên giảm là bao. Đồng thời, khi những vụ BLGĐ xảy ra thì sự can thiệp của chính quyền, các cơ quan chức năng còn chậm, xử lý chưa triệt để; ở nhiều nơi, chính quyền cịn bao che, vì thành tích mà nhiều vụ BLGĐ đó khơng được phát hiện và can thiệp kịp thời. Một lý do nữa là các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho phụ nữ bị BLGĐ, sau ly hơn và con cái họ cịn thiếu. Họ ít được hỗ trợ học nghề, việc làm, nhà ở, nuôi con nên nhiều chị em khơng dám ly hơn vì sợ mất các nguồn hỗ trợ…Các yếu tố này vừa là nguy cơ làm tăng BLGĐ vừa thể hiện mặt hạn chế của cơng tác phịng ngừa, giải quyết vấn nạn BLGĐ hiện nay.

- Một số ngun nhân về phía gia đình

BLGĐ nảy sinh từ xung đột gia đình nhưng cũng vừa tồn tại song song với nó, những ngun nhân dẫn đến xung đột đơi khi cũng là nguyên nhân của BLGĐ, cụ thể là các yếu tố như: Không phù hợp về quan điểm, sở thích, chênh lệch về trình độ; mâu thuẫn trong cách chăm sóc, giáo dục con cái…Khơng phù hợp về tình dục cũng là một nguyên nhân quan trọng, khi không thoả mãn được nhu cầu thì vợ/chồng có thể dẫn đến ngoại tình hoặc cảm thấy bức bối, dễ xung đột. Mặt khác, sự phân công lao động không phù hợp giữa các thành viên trong gia đình sẽ tạo nên sức ép với người này và sự hưởng thụ quá mức ở người khác, chênh lệch này vừa là nguy cơ vừa là hình thức biểu hiện của BLGĐ. Vợ chồng thiếu hiểu biết về nhau, thiếu kĩ năng sống nên cũng dễ xảy ra xung đột.

Trong gia đình bao gồm nhiều mối quan hệ, duy trì tốt sợi dây liên kết thì cũng giúp làm giảm nguy cơ xảy ra BLGĐ nhưng khi các mối quan hệ này bị khủng hoảng thì BLGĐ có nguy cơ xuất hiện. Bên cạnh đó, gia đình khơng chỉ bao hàm hai người là người vợ và người chồng mà ở đây còn đề cập tới gia đình xuất thân hay gia đình mở rộng của họ, ít nhiều các thành viên này cũng có ảnh hưởng tới việc người vợ bị chồng bạo hành. Có thể nhận thấy nhiều trường hợp nạn nhân thiếu sự giúp đỡ của gia đình, một phần do họ giấu khơng cho gia đình biết, một phần do gia đình tỏ ra thờ ơ…Đặc biệt, có trường hợp người chồng bạo hành vợ xuất phát từ sự kích động của người thân (hầu hết là ở gia đình nhà chồng) hoặc được người thân bao che cho hành động của họ. Ngồi ra cịn phải kể đến sự giáo dục của cha mẹ với con cái, nhất là với người phụ nữ, các bà mẹ thường dạy con gái trước khi về nhà chồng phải biết hi sinh, nhường nhịn nhau…tạo cho người vợ sẵn có tâm lý chịu đựng..…

- Một số nguyên nhân về phía người gây ra bạo lực

Có nhiều quan điểm để lý giải nguyên cớ của BLGĐ xuất phát từ phía người chồng-người gây ra BL. Đứng trên phương diện sinh học thì nhiều người lý giải rằng bản thân người đàn ơng có sức mạnh thể chất hơn người phụ nữ, BL là một sự thể hiện sức mạnh của người đàn ông. Mặt khác, BLGĐ do người đàn ơng gây ra có tính di truyền (tức là người cha thích BL thì đứa con cũng vậy); hay người ta phân tích trên cơ sở cấu trúc, hoạt động của não bộ có phần kiểm sốt hành vi kém…Đó

cũng là một khía cạnh của vấn đề, tuy vậy cịn phải xem xét tới các yếu tố về mặt tâm lý-xã hội của họ.

Những người gây ra BL với vợ mình một phần do đã chứng kiến BLGĐ từ cha mẹ mình, từng trải qua môi trường sống BL nên họ dễ lặp lại các hành vi này với bạn đời của mình. Bên cạnh đó là cảm giác tự ái khi thấy vợ hơn mình về trình độ hay thu nhập, ghen tng thái q, ích kỉ, thích thể hiện nam tính, họ tự cho mình quyền được đối xử bất cơng với vợ con, ln cho mình là đẳng cấp hơn vợ, muốn tỏ ra uy quyền đối với vợ, bắt vợ phải phụ thuộc mình. Nếu người vợ tỏ ý khơng phục tùng, người chồng sẽ "dạy dỗ vợ" bằng các trận đòn hoặc thái độ sỉ nhục, mạt sát…Đây cũng chính là hậu quả của hệ tư tưởng gia trưởng đã ăn sâu vào tiềm thức họ. Ngồi ra, những sức ép về cơng việc, xã hội, những thất bại… cũng làm cho họ đẽ nổi nóng và chọn BL để giải toả...

- Nguyên nhân về phía người phụ nữ

Nhà giáo dục Trish Summerfield - giám đốc chương trình Giá trị sống (tại Thành phố Hồ Chí Minh) viết: “Một phút, trung bình con người có khoảng 500 suy

nghĩ. Nếu đến 80% suy nghĩ của các bà vợ là tiêu cực thì họ khơng thể thốt khỏi sự hành hạ của những ông chồng bởi khi một người chồng đánh vợ, người chồng thường nói những lời nhằm làm giảm giá trị bà vợ: "Cô ngu ngốc, vô dụng, cô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)