Nâng cao năng lực và nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 72 - 73)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với nhóm phụ nữ

2.5.1. Nâng cao năng lực và nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

Như chúng ta đã biết, mỗi người đánh giá sự vật, sự việc theo quan điểm riêng của chính mình. Quan điểm cá nhân được quy định bởi thang giá trị riêng dưới ảnh hưởng văn hóa, giáo dục gia đình , tự giáo dục của bản thân. Chính vì vậy quan điểm về bạo lực gia đình của mỗi người là khác nhau dẫn đến có nhiều hành vi, thái độ xã hội khác nhau. Thái độ cá nhân phản ánh thang giá trị của cá nhân hoặc giá trị văn hóa của cộng đồng. Việc thay đổi các thang giá trị vốn đã tồn tại trước đó là rất khó. Thang giá trị cá nhân đôi lúc khác với thang giá trị của nhóm/cộng đồng. Vì vậy trong nội dung nâng cao năng lực và nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình những người làm công tác xã hội cần chú ý đến đặc điểm văn hóa địa phương cũng như kiên nhẫn và dân chủ truyền bá những giá trị mới. Những hoạt động mới cũng như cung cấp thông tin nhằm hướng nhóm phụ nữ tới cuộc sống tốt đẹp hơn và được nâng cao về nhận thức, năng lực, hành vi.

Những thông tin về Bình đẳng giới, thông tin về bạo lực gia đình, các văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình là nội dung chủ yếu của hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nhóm. Các nội dung này cần được truyền tải tới nhóm theo cách vừa cô động, xúc tích vừa có hình ảnh minh họa gây ấn tượng cho nhóm hiểu, dễ tiếp nhận.

Theo điều 10 luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình gồm có: Chính sách, pháp luật về

phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam, tác hại của bạo lực gia đình, Biện pháp, quy mô, kinh nghiệm trong phòng chống bạo lực gia đình, Kiến thức về hôn nhân và gia đình, kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa.

Các nội dung khác có liên quan đến có liên quan đến nội dung phòng chống bạo lực gia đình như: Kỹ nằng tự kiểm soát, kỹ nẳng kiềm chế và tự bảo vệ đối với phụ nữ và nam giới nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình hay kiến thức bình đẳng giới, bất bình đẳng giới…..

Nhân viên CTXH trong quá trình truyền thông nhóm, tuyên truyền giáo dục nhận thức cần phát huy tối đa sức mạnh nhóm và thu hút nhóm đó là sự gắn kết nhóm lại với nhau cùng bàn bạc làm việc và chia sẻ đưa ra những lý tưởng chung nhất cho nhóm. Việc tuyên truyền giáo dục gắn liền với hoạt động nâng cao nhận thức cho nhóm, NVCTXH đóng vai trò là cầu nối gắn kết đưa những thông tin cần thiết đến với nhóm giúp nhóm nhìn nhận vấn đề mình gặp phải theo hướng tích cực hơn, có kiến thức giải quyết tình huống và vấn đề hiệu quả.

Tâm lý buông xuôi hay không phản kháng là việc làm tích cực của đa số thành viên trong nhóm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe cho cá nhân trong nhóm, NVCTXH giúp nhóm nhận thức được vấn đề và luôn đề cao sức khỏe, tính mạng lên trên hướng dẫn họ cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.

Ứng xử khéo léo trong giao tiếp cũng là hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho nhóm. Việc tôn trọng đối phương đặc biệt là bạn đời của mình là hành động sáng suốt cho việc giảm quá trình bạo lực, ngôn ngữ giao tiếp trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày là điều mà nhóm cần quan tâm việc hài hòa cuộc sống gia đình đem lại hiệu ứng tích cực cho nhóm trong việc hướng đến một cuộc sống văn minh- lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)