Kết hợp truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết hợp truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông vớ

TẠI THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH - HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Kết hợp truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

Truyền thông - thông qua các phương tiện truyền thông truyền hình, đài phát thanh, giấy báo, tạp chí, mạng internet, các mạng truyền thông xã hội và các hình thức truyền thông khác có vai trò quan trọng trong việc tăng năng lực và kiến thức kỹ năng cho công chúng. Việc lực chọn ngôn từ, hình ảnh và thông điệp có thể giúp hình thành nhận thức, thái độ và hành vi. Việc lựa chọn này còn có thể khiến người ta xác định điều gì là quan trọng hoặc không mang ý nghĩa gì đối với cá nhân, nhóm hoặc thế giới xung quanh.

Chân dung nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình được đề cập như thế nào và mức độ thường xuyên, mật độ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông có tác động to lớn đối với việc được nhìn nhận như thế nào trong xã hội. Trong khi đó chỉ có một vài chương trình truyền thông dành riêng cho phụ nữ bị bạo lực gia đình như các chương trình, phóng sự trình chiếu trên truyền hình, phụ nữ bị bạo lực gia đình xuất hiện ít trên các chương trình chung trên các kênh mà được người xem biết đến. Khi được xuất hiện trên các chương trình đó chỉ mang tính đại diện và chung cho số nhiều bởi rất ít cá nhân phụ nữ tham gia cùng chương trình nói về cuộc sống của mình mà chỉ mang tính chất đề cập chung chung hoặc bị bó vào một hoàn cảnh cụ thể nào đó mang gắn với số phận đáng thương hoặc tô vẽ họ thành những phụ nữ dám đứng lên chống lại bạo lực gia đình. Đưa người phụ nữ (nhóm phụ nữ) bị bạo lực gia đình xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng truyền hình, đài phát thanh.. nhằm giúp cho xã hội có cái nhìn chung nhất về phụ nữ bị bạo lực gia đình và các dạng bạo lực trong cuộc sống giúp họ có cái nhìn chung và sâu sắc hơn cả không phải bó buộc hay dựa vào một hình ảnh dập khuôn nào, truyền thông giúp trang bị kỹ năng và được cung cấp đầy đủ kiến thức thực tế, nắm

được thông tin bổ ích về các chính sách pháp luật và mô hình trợ giúp đối với mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng.

Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình khắc phục được nhược điểm của truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình. Nếu truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình hình thành môi trường không phân biệt đối xử, đẩy lùi bất bình đẳng giới và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ bị bạo lực ở tất cả các cấp độ kinh tế- xã hội thì truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thúc đẩy sự tiếp cận của nhóm với thông tin về pháp luật, các chính sách, những mong muốn được tiếp nhận thông tin phù hợp với nhóm cụ thể và những phản hồi của nhóm về truyền thông liên quan đến lợi ích của nhóm. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình làm thay đổi cách tiếp cận của truyền thông phù hợp với nhóm, cách truyền thông tin đúng với yêu cầu và mục đích truyền mà đối tượng mong muốn, nếu truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình mang tính chung chung với mọi đối tượng phụ nữ thì truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình gắn đến một nhóm bị bạo lực bằng một hình thức cụ thể đảm bảo thông tin được đưa đến một cách phù hợp chính xác và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)