Nguồn truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 43)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Các yếu tố trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

2.2.1. Nguồn truyền thông

Nguồn truyền trong truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình theo phỏng vấn nhóm phụ nữ bị bạo lực thể chất rất phong phú đó là: từ người thân, hàng xóm và cán bộ khu phố.

Thị trấn Vân Đình xưa kia vốn nổi tiếng với sự đa dạng của nhiều ngành nghề khác nhau cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường thị trấn Vân Đình dần trở thành trung tâm kinh tế của Huyện, đi đầu trong các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội và đưa mức sống của người dân nơi trở lên đầy đủ và no ấm hơn. Các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người dân dần trở lên gần gũi và nhanh chóng hơn, các kênh thơng tin và truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú hơn đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của đông đảo người dân và từ đó tuyền thơng khơng cịn trở lên quá xa lạ với người dân nơi đây, họ có thể nghe được các kênh thông tin khác nhau thông qua truyền thông tại khu phố, đài phát thanh huyện hay từ người thân và bạn bè…tuy nhiên không phải 100% người dân sinh sống tại địa phương đều có thói quen nghe và tiếp nhận truyền thơng qua các phương truyền thơng đại chúng, họ có thể đưa ra rất nhiều lý do cho việc mình khơng thể làm điều đó mỗi ngày hay hứng thú nghe vì vậy mặc dù truyền thơng khơng cịn q xa lạ với mỗi người nhưng làm thế nào truyền thông đến được với mỗi người và phổ biến rộng rãi trở thành bữa ăn tinh thần không thể thiếu lại là một câu hỏi đặt ra địi hỏi chính quyền địa phương có những phương án hoặc tương tác đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động truyền thông.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực thể chất thường rơi vào những gia đình sống ở nông thôn hoặc gia đình nghèo, dân trí thấp, gia đình làm nghề nơng, lao động chân tay hoặc số ít là trí thức, mặc dù phụ nữ bị bạo lực gia đình vẫn là lao động kiếm thu nhập hoặc lao động chính nhưng vẫn bị chồng ngược đãi bởi rất nhiều lý do: do nhận thức kém, do ghen tuông, do bất đồng quan điểm, do các yếu tố bên ngoài tác động, yếu tố xã hội…..qua khảo sát cho thấy nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình có ít cơ hội được tiếp cận với truyền thông, những kênh thông tin và truyền thông đại chúng, họ cho rằng việc mình đi làm kiếm tiền hay lao động

mệt mỏi và áp lực gia đình là lý do họ khơng có thời gian tiếp cận với các nguồn truyền mà chỉ đơn thuần là từ người thân hay số ít là thỉnh thoảng nghe được 1 vài câu ở đài phát thanh khu phố. Thơng tin đến với họ có khi là thiếu chính xác hay chưa hiểu được hết nội dung mà chỉ đại khái, qua loa.

“Mình ít khi nghe đài phát thanh, xem tivi vì làm gì có thời gian” –TLN 1,

Nữ số 9, bị bạo lực thể chất phố Lê Lợi

“Trên ủy ban thỉnh thoảng người ta mời đi tập huấn tun truyền phịng chống

bạo lực gia đình, chồng mình lại đánh chửi vì nghĩ mình bêu xấu làm mọi người biết và cấm tham gia” – TLN 1,Nữ số 3, bị bạo lực thể chất phố Hoàng Văn Thụ

“Đang bán hàng mấy bà cùng chợ nghe đài nhắc đến luật phịng chống bạo

lực gia đình và có tun truyền gì đó là xúm lại xem nhưng được 1,2 câu bận hàng có khách nên giải tán chẳng hiểu được nhiều, nghe câu được câu chăng”-TLN

1,Nữ số 5, bị bạo lực thể chất phố Quang Trung

“Nhà đông con ngày nào chúng nó cùng nghịch ngợm la hét ầm ĩ, hơm nào

rảnh muốn nghe đài phát thanh cũng khơng nghe được vì ồn ào, nhà có 1 cái tivi mình muốn xem gì cũng khó và chẳng cịn thời gian đâu mà xem hết cả chương trình”- TLN 2, Nữ số 11, bị bạo lực thể chất phố Nguyễn Thượng Hiền

Phụ nữ bị bạo lực gia đình có ít cơ hội được tiếp xúc với truyền thơng và các kênh thông tin, họ ngồi những khó khăn về thời gian, bận dộn với con cái, điều kiện gia đình khơng cho phép hay chồng ngăn cản thì cịn 1 bộ phận do nhận thức chưa được cao nên việc tiếp cận với thông tin trở nên khó khăn, họ chưa nhận thức được truyền thơng đem lại lợi ích gì cho bản thân và mình cần những nội dung nào từ truyền thông.

Cán bộ hội phụ nữ đóng vai trị nịng cốt trong việc gặp gỡ và tiếp xúc, trao đổi thông tin với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Do xã khơng có cán bộ công tác xã hội chuyên trách nên cán bộ hội phụ nữ là người làm việc với đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình, vừa đóng vai trị là người tư vấn, tham vấn, vừa đóng vai trị là cán bộ cơng tác xã hội vận động và xin sự giúp đỡ cho đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ơng H- phó chủ tịch UBND Thị trấn Vân Đình khẳng định: “Truyền thơng

với phụ nữ bị bạo lực gia đình cũng giống như các công việc liên quan tới phụ nữ bị bạo lực gia đình, UBND Thị trấn giao hội phụ nữ thường xuyên thực hiện các hoạt động chăm lo đến đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình, phối kết hợp Đoàn thanh niên xây dựng các chương trình hành động hưởng ứng phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các mơ hình trợ giúp, đội thanh tra, kiểm tra và trợ giúp kịp thời nếu các đối tượng gặp khó khăn, nguy hiểm, viết tin, bài liên quan đến bạo lực gia đình và phịng chống bạo lực gia đình trên loa phát thanh các khu phố, ủy ban, lồng ghép vấn đề bạo lực gia đình và bạo lực gia đình với phụ nữ…”

Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng chỉ ra rằng con người có 2 giai đoạn nhận thức là nhận thức tình cảm và nhận thức lý trí. Muốn người nhận nhớ đươc thông tin Nguồn phát hướng dẫn, cung cấp thơng tin kèm lời giải thích để làm rõ thông tin, làm thông tin trở lên dễ nhớ hơn theo từng giai đoạn khác nhau. Nhưng trên thực tế Người truyền thơng và người bị bạo hành gia đình ở đây là người thân, hàng xóm, cán bộ phụ nữ truyền thơng mang tính chất “rót” thơng tin

2.2.2. Thơng điệp

Thông tin mà phụ nữ bị bạo hành gia đình nhớ được sau quá trình truyền thơng thể hiện thơng điệp mà nguồn truyền gửi tới người nhận. Những thông tin mà phụ nữ bị bạo lực ghi nhớ được: Luật phịng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, cách phịng tránh bạo lực gia đình, các mơ hình phịng chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy khi bạo lực gia đình xảy ra, số điện thoại, đường dây nóng của những cán bộ phụ trách, chính sách hỗ trợ cho phụ nữ, các hoạt động kêu gọi sự tham gia phòng chống bạo lực gia đình giữa cả nam giới và nữ giới….

“Việc cung cấp cho chị em mình kiến thức là quan trọng lắm, các ơng ở nhà

đánh vợ nhưng không biết là vi phạm pháp luật bây giờ được tun truyền rồi, mình biết rồi, có cơ hội mình sẽ nói lại cho các ơng biết, các ơng khơng sợ mình thì cũng sợ pháp luật mà bớt đánh đập vợ con, mình thấy mình hiểu được nhiều về luật pháp, sự quan tâm của nhà nước dành cho chị em mình khi được cán bộ tuyên truyền”-TLN 2,Nữ số 15, bị bạo lực thể chất chia sẻ khi được phỏng vấn.

Độc lập về kinh tế là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến sử dụng bình đẳng các cơ hội và sự tồn tại có ý nghĩa với lịng tự trọng và phẩm giá. Tại các nước phát triển, giàu có hơn, độc lập kinh tế cũng có thể được đảm bảo bởi các biện pháp an sinh xã hội. Trong các nước đang phát triển, kém phát triển an sinh xã hội gần như khơng tồn tại hoặc có nhưng khơng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người hưởng lợi và do đó và do đó có một việc làm ổn định và có thu nhập, có tiếng nói là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với phụ nữ, được trang bị đầy đủ kiến thức về luật pháp, được đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thông tin là yếu tố khơng thể thiếu.

Ta có thể thấy, nội dung thơng tin mà phụ nữ bị bạo lực gia đình nhớ được thể hiện thơng tin được truyền đi trong q trình truyền thơng tại thị trấn Vân Đình tập trung vào: 1.Thơng tin liên quan tới luật phịng chống bạo lực gia đình. 2.Luật bình đẳng giới, 3.Cách thoát khỏi những trường hợp nguy hiểm khi bạo lực xảy ra, 4. Đường dây nóng, số điện thoại cán bộ phụ trách, 5.Địa chỉ tin cậy nơi tạm lánh khi gặp nguy hiểm, 6.Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ. Qúa trình phỏng vấn phụ nữ bị bạo lực gia đình chỉ ra rằng, có 5/19 phụ nữ bị bạo lực gia đình nhớ được nội dung thông tin cụ thể mà họ biết được là gì sau khi nghe đài phát thanh và trao đổi trò chuyện với cán bộ khu phố, có sự phân tích kèm theo nội dung thơng tin bản thân ghi nhớ được. 9/19 phụ nữ bị bạo lực gia đình tham gia phỏng vấn không nhớ rõ nội dung thông tin cụ thể liên quan đến họ, họ chỉ nhớ mang máng những lần nghe được trên đài phát thanh và qua trao đổi với cán bộ khu phố. 5/19 phụ nữ bị bạo lực gia đình khi được hỏi và trả lời khơng nhớ những thông tin liên quan đến bạo lực gia đình đã đọc trên loa phát thanh cũng như cán bộ khu phố đến trao đổi, trị chuyện trực tiếp.

Thơng điệp và thơng tin bao hàm lẫn nhau. Thơng điệp có ngắn gọn, rõ ràng thì thơng tin trong đó mới được ghi nhớ. Thơng điệp khơng rõ ràng thì thơng tin khó được ghi nhớ. Chính quyền địa phương mặc dù có quan tâm đến truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng lại chưa xây dựng thông điệp để chuyển đi cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chỉ khi có chương trình, hoạt động của Hội phụ nữ hoặc phịng lao động thương bình-xã hội huyện thì cán bộ phụ trách mới xây dựng thơng điệp và cung cấp thông tin. Điều này làm giảm đi hiệu quả của q trình cung cấp

thơng tin cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Điều nay cũng chứng tỏ rằng, phụ nữ bị bạo lực gia đình ln thụ động về thông tin, họ không nắm được những thông tin liên quan đến mình một cách liên tục và cũng khơng thể nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết và năng lực cho họ.

Chị T- Chủ tịch hội phụ nữ UBND Thị trấn Vân Đình chia sẻ: “Nội dung

thơng tin được cung cấp đa dạng hóa, tùy theo đợt, chương trình, nói một chun đề riêng về phụ nữ thì khó vì cịn phải phụ thuộc vào kinh phí hoạt động và nội dung chương trình. Theo chương trình cụ thể mới có nội dung phù hợp với phụ nữ đặc biệt là phụ nữ bị bạo lực gia đình, rất nhạy cảm và khó. Nếu có xây dựng chương trình cho họ thì cũng chỉ tập trung vào tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu được những văn bản luật hiện hành bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi”.

Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng nhấn mạnh vào cách thức chuyển tải thông tin đến phụ nữ bị bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Thơng tin phụ nữ bị bạo lực trong nghiên cứu nhận được không rõ ràng. Người nhận không phải lúc nào cũng được trực tiếp nhận thơng tin liên quan đến chính họ mà thường thơng qua trung gian hoặc trực tiếp nhưng không hiểu hết được thông điệp truyền. Việc thông tin trung gian như vậy làm cho thông tin không giữ được nguyên bản.

Thông thường, nội dung thơng tin thay đổi dưới 3 hình thức. Hình thức thứ nhất, quá trình cắt xén làm thơng tin trở lên ngắn gọn, xúc tích, dễ nắm bắt, dễ chuyển tải. Hình thức thứ hai, q trình lựa chọn, chỉ giữ lại thơng tin chắc chắn và biến nó thành chủ đề chính của thông tin truyền đạt, những chi tiết không quan trọng bị bỏ đi. Hình thức thứ ba, q trình tiêu hóa thơng tin bao gồm chuyển tải thơng điệp theo hướng hình thành chuẩn mực, truyền thống và việc cắt xén, chọn lọc làm cho thơng tin tập trung hơn, có xu hướng thống nhất với nhu cầu giá trị và những mối quan tâm chung của nhóm. Qua q trình đó, khi thơng tin được truyền đến người nhận nó vừa bị hao hụt, vừa bị biến dạng. Đó là q trình tái tọa thơng tin. Trong q trình thơng tin được truyền đi liên tục, thông tin bị cắt xén chưa kịp tái tạo một cách hồn hảo đã được chuyển hóa xong. Nó dẫn đến hậu quả là bất cứ thơng tin nào được giữ lại cũng bị thay đổi rất nhiều về mặt ý nghĩa.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình ít nhận thơng tin trực tiếp mà thường nhận thơng tin qua lăng kính của một kênh trung gian. Do đó, thơng tin mà họ có khơng đầy đủ, khơng thực sự có ích cho việc nâng cao hiểu biết và năng lực cho phụ nữ. Mặt khác việc cung cấp thông tin khơng đầy đủ và có tính thực tế sẽ khiến cho người nhận cảm thấy nhàm chán và không mang lại hiệu quả, kênh thông tin và nguồn truyền không được quan tâm nếu không gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người nhận.

2.2.3. Kênh truyền thông

Với phụ nữ bị bạo hành gia đình, do nhiều rào cản khác nhau thì truyền thông đại chúng là cách thức truyền thông với họ đạt hiệu quả nhất. Những kênh thông tin truyền thông của truyền thông đại chúng như: sách, báo in, phát thanh, truyền hình, phóng sự, điện ảnh, internet….Nếu so sánh các kênh các kênh truyền thông mà người khuyết tật trong cuộc khảo sát đưa ra thì kênh truyền thơng mà họ dùng để tiếp cận các thông tin liên quan đến người khuyết tật rất ít, đó là: kênh truyền thông đại chúng (qua các phương tiện loa truyền thanh, truyền hình…) và qua truyền thơng trực tiếp 1-1.

Cũng giống như các địa phương khác, hệ thống truyền thanh của UBND thị trấn Vân Đình được trang bị đầy đủ từ UBND đến các khu phố. Mọi thơng tin liên quan đến bạo lực gia đình đều được hội phụ nữ kết hợp với ban văn hóa và truyền thanh viết bài để đăng tin đọc trên loa phát thanh. Điều này đảm bảo cho loa phát thanh ở các phố có thơng tin truyền tới mọi người ở các khu phố đặc biệt là những gia đình có dấu hiệu bạo lực. Tuy nhiên khơng phải lúc nào chất lượng phát thanh cũng tốt và người bị bạo hành gia đình lúc nào cũng để ý được khi nào thì loa phát thanh cung cấp thơng tin. Điều này khiến q trình truyền thơng qua hệ thống loa phát thanh chỉ mang tính một chiều, khơng thu nhận được sự phản hồi từ phía người nghe.

Truyền thơng qua phát thanh của khu phố kém hiệu quả và không mang hiệu ứng cao nên khi có thời gian hoặc điều kiện phụ nữ bị bạo hành gia đình thường có xu hướng tự tìm kiếm thơng tin và trao đổi thơng tin với bạn bè hoặc những người đáng tin cậy, những sách báo hay tạp chí như: tạp chí phụ nữ, tạp chí gia đình, báo cơng an…thường là những kênh truyền thơng giúp họ học hỏi và có nhiều kiến thức bổ ích có thể truyền tay nhau đọc.

“Tạp chí gia đình và phụ nữ có những bài viết rất hay và thật về những hoàn

cảnh giống chị em mình, họ cũng bị đánh đập, ngược đãi cịn lên cả báo đấy, mình đọc được mình cũng phần nào an ủi và thấu hiểu hơn, người ta còn tư vấn cho mình hướng giải quyết và cung cấp mọi thơng tin mình cần chia sẻ, mình học được nhiều thứ lắm”-TLN 1, Nữ số 4 (39 tuổi) bán tạp hóa nhận xét.

Một kênh truyền thơng khác nữa mà phụ nữ bị bạo lực gia đình sử dụng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)