Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vân Đình là một thị trấn, huyện lỵ của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên 560,31 ha và 15.000 nhân khẩu. Thị trấn hiện nay được xác lập năm 2003 trên cơ sở sáp nhập thị trấn Vân Đình (cũ), xã Tân Phương, các thơn Hồng Xá, Đình Tràng thuộc xã Liên Bạt và một phần thôn Hậu Xá thuộc xã Phương Tú...

Vân Đình có phía đơng giáp xã Phương Tú, phía Tây Nam cách con sông Đáy giáp xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, phía Bắc giáp xã Liên Bạt, huyện Ứng Hịa. Cả sơng Đáy và sơng Nhuệ đều chảy qua địa bàn của thị trấn như tạo thế "tàng long". Quốc lộ 21B, tỉnh lộ 75 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối Vân Đình với quốc lộ 1A.

Hiện nay Vân Đình khá phát triển nhà nằm trên trục đường 21B là nút giao thông quan trọng giữa nhiều tỉnh, như Hịa Bình, Hà Nội, Hà Nam. Thị trấn Vân Đình thuộc địa bàn huyện Ứng Hịa, nằm ở phía Tây Nam đơ thị trung tâm Thủ đơ Hà Nội. Diện tích quy hoạch gần 560 ha. Dự báo đến năm 2030, thị trấn sẽ có khoảng 17.500 người. Vân Đình sẽ được quy hoạch thành đơ thị loại V, trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa – xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, kinh tế, thương mại, dịch vụ của huyện Ứng Hịa, là một trong chuỗi đơ thị thị trấn của TP Hà Nội.

Thị trấn Vân Đình là trung tâm Kinh tế- Văn hóa- Chính trị của Huyện Ứng Hòa với tốc độ phát triển kinh tế nhanh- bền vững đi đầu trong tồn huyện. Đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân khơng ngừng được cải thiện.

Thị trấn đã và đang thực hiện đầu tư có quy mơ các cơng trình dân sinh, cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, 100% hộ dân sinh có các phương tiện, thiết bị thông tin đại chúng. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều cố gắng, các chương trình y tế quốc gia thực hiện đạt kết quả tốt. Mạng lưới y tế cơ sở được duy trì 9/9 thơn, phố có nhân viên y tế. Trạm được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, y cụ khám chữa bệnh, tiếp tục duy trì và phát huy các tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được quan tâm chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức cho 3.075/3.230 hộ đã đăng kí xây dựng gia đình văn hóa đạt 95,2% số hộ đăng kí. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 14,29% giảm 1,31% ,Tỷ lệ hộ nghèo 3,5% tổng số dân cư trên địa bàn giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2014. Các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh trong đó phụ nữ giữ vai trị “chính” là lực lượng lao động đơng đảo và chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. (Nguồn:Báo cáo

ước thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm. Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015)

Song song với sự phát triển về kinh tế và cơ sử hạ tầng thì an sinh xã hội tại nơi đây còn rất nhiều vấn đề bất cập và chưa đem lại tính ổn định đặc biệt tệ nạn xã hội ngày một gia tăng kéo theo hệ lụy nặng nề cho một bộ phận người trong xã hội không những thế bạo lực gia đình ngày càng gia tăng đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nó ẩn nấp và tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau mà phụ nữ là đối tượng chịu thiệt thòi và ảnh hưởng lớn nhất. Bạo lực gia đình xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân không được giải quyết dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề cả về thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ kéo theo đó là ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý, hành vi và sức khỏe của họ vì vậy lồng ghép và đưa truyền thơng đến gần hơn với các nhóm đối tượng bị bạo lực gia đình tại nơi đây là vơ cùng cần thiết, sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị, dân trí cũng là nhân tố giúp cho truyền thông trở thành một phần không thể thiếu đối với mỗi người và bàn đạp cho truyền thơng đến gần với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.

CHƢƠNG 2. TRUYỀN THƠNG VỚI NHĨM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA NHĨM VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG

Bạo lực gia đình khơng xảy ra một cách ngẫu nhiên nó xuất phát từ những mâu thuẫn, nhu cầu, mong muốn, tham vọng của cá nhân không đạt được hay sự mất cân bằng về mối quan hệ trong gia đình, gia đình khơng tìm thấy mục đích chung, quan điểm sống….dẫn đến mâu thuẫn, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau đó mà bạo lực sẽ xảy ra theo 1 tiến trình nhất định. Tùy vào mức độ mâu thuẫn mà nảy sinh những hành động hình thức bạo lực khác nhau. Khi bạo lực xảy ra người phụ nữ luôn bị ức chế, khủng hoảng đau đớn về thể chất, tổn thương tinh thần hay phỉ bám nhân cách, phẩm hạnh, trà đạp lên niềm tin, lạm dụng tình dục……Đặc biệt đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất nhu cầu được giải cứu, nhu cầu được thốt khỏi những đau đớn về địn roi và nhu cầu được chia sẻ, cảm thông, tiếp nhận những thông tin là vô cùng quan trọng.

Truyền thông xuất phát bởi mong muốn tiếp nhận thông tin từ những đối tượng truyền thông và thông điệp truyền đến từng nhóm đối tượng trong xã hội. Truyền thông đem đến cho mọi đối tượng những kiến thức cơ bản, những kỹ năng đáp ứng nhu cầu cụ thể và hướng con người đến những hoạt động và mục đích sống tốt hơn.

Truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình khơng chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết về việc được tiếp nhận thơng tin mà cịn là hoạt động giúp phụ nữ được chia sẻ và là cầu nối hướng nhóm phụ nữ đến gần hơn với hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như những hoạt động trợ giúp vì cộng đồng của các tổ chức.

Đa phần phụ nữ bị bạo lực gia đình đều có mong muốn được chia sẻ và tiếp nhận những thông tin bổ ích từ cuộc sống hơn nhân, gia đình, cách phòng tránh những trận địn hay cách khiến cho họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn đó là yếu tố quan trọng giúp cho truyền thông trở thành hoạt động “giao tiếp” có ý nghĩa và quan trọng với phụ nữ bị bạo lực gia đình thơng qua “nguồn truyền và người nhận”. Truyền thông được đánh giá là hoạt động mang lại hiệu quả cao trong việc truyền

thông điệp hay cung cấp thơng tin, truyền thơng đáp ứng nhu cầu nghe-nhìn và kết nối đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội đều có cơ hội tiếp nhận như nhau đặc biệt quan trọng với phụ nữ và nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.

2.1. Nhu cầu truyền thơng của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình

2.1.1. Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình

Phụ nữ bị bạo lực gia đình cũng giống như những người phụ nữ bình thường họ ln có những nhu cầu riêng để thỏa mãn ước muốn của bản thân, ở mỗi giai đoạn cụ thể thường gắn với những nhu cầu nhất định nhằm đáp ứng đòi hỏi về sự tồn tại và ổn định trong cuộc sống. Căn cứ vào tháp nhu cầu của Maslow, phụ nữ cũng có đầy đủ những nhu cầu: sinh lý tự nhiên, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.

Những nhu cầu của phụ nữ nói chung và nhu cầu của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình nói riêng theo tháp nhu cầu của Maslow có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với nhân viên cơng tác xã hội, gia đình và người hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình bởi muốn hỗ trợ nhóm và hướng nhóm đến với một cuộc sống tốt đẹp hơn thì người trợ giúp nhóm phải hiểu nhóm đang gặp khó khăn ở bậc nhu cầu nào, từ sự nhận biết đó cho phép người hỗ trợ tháo gỡ và đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu cho nhóm đồng thời đảm bảo đạt đến mục tiêu an sinh xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Cụ thể, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình được khái quát như sau: Đối với nhu cầu sinh học hoặc “sinh tồn”: Ở giai đoạn này nhu cầu của con người được mô tả là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống đó là: cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, được sống trong môi trường lành mạnh và được chăm sóc sức khỏe, được trang bị kỹ năng, kiến thức cũng như cung cấp về chính sách, pháp luật và nguồn lực hỗ trợ.

Nhu cầu về an toàn hoặc “an ninh”. Theo Maslow, khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: Con người có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở thì sẽ hình thành các nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an tồn và an ninh cho bản thân. Khi đó con người muốn được an toàn, muốn ổn định để phát triển. Như vậy, phụ nữ cũng vậy muốn được

đảm bảo an tồn tính mạng khi tham gia tất cả các hoạt động như: tham gia giao thông, lao động, sản xuất..trong sinh hoạt tại gia đình và ngoài cộng đồng, được đảm bảo điều kiện được bảo vệ an tồn, được chăm sóc và u thương, được duy trì cuộc sống và chăm sóc sức khỏe thường xuyên.

Nhu cầu xã hội: Khi nhu cầu ở cấp độ 2 được đáp ứng, các mong muốn của con người sẽ tiếp tục phát triển tạo thành các nhu cầu ở cấp độ 3, đó là nhu cầu khẳng định cái tôi của cá nhân trong xã hội. Nhu cầu này được thể hiện trong mỗi cá nhân con người và phụ nữ là cá thể đặc biệt đó: họ muốn được yêu, muốn được nhận ra và tôn trọng bởi cộng đồng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn đóng góp bản thân cho cộng đồng. Muốn được giao lưu với bên ngoài và thể hiện khả năng của bản thân không bị ép buộc hay gị bó làm những việc mà họ không mong muốn hay cản trở gây tổn thương.

Nhu cầu tôn trọng: Nhu cầu này là mong muốn gần như cao nhất đối với phụ nữ, họ luôn mong muốn được người khác tôn trọng đặc biệt trong gia đình đó là người chồng của mình, nhu cầu được tơn trọng là việc họ không bị sỉ nhục, lăng mạ hay đánh đập tàn bạo, có điều kiện phát huy khả năng cũng như thực hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ của mình. Nhu cầu được tôn trọng là việc phụ nữ mong muốn được bình đẳng về mọi mặt đối với nam giới họ cũng có cơ hội tiếp cận với thơng tin và được trang bị, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc cũng như cung cấp thơng tin cần thiết, có những chính sách hỗ trợ hợp lý.

Nhu cầu tự khẳng định: Nhà hoạch định chính sách, người hỗ trợ cần cung cấp những thông tin đáng tin cậy và nguồn lực, hỗ trợ cung cấp các cơ hội phát triển thế mạnh cá nhân, phụ nữ cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động chung tại cộng đồng tạo cơ hội giao lưu và hiểu biết, thu lại được những kinh nghiệm và phát huy hết khả năng của bản thân tại cộng đồng.

Như vậy, căn cứ vào nhu cầu của phụ nữ nói chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình nói riêng thì người hỗ trợ hoặc nhân viên cơng tác xã hội cần có những hoạt động thiết thực nhằm tìm hiểu cụ nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình có thể nâng cao năng lực và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.1.2. Nhu cầu của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình về thể chất qua hiệu ứng truyền thơng nhóm ứng truyền thơng nhóm

Phụ nữ bị bạo lực gia đình nói chung và nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất nói riêng có nhiều nhu cầu khác nhau. Nhưng truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất nhằm cung cấp thông tin, nâng cao năng lực và hướng phụ nữ đến cuộc sống tốt đẹp hơn là một phần không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu được cung cấp và tiếp cận những chính sách và nguồn lực hỗ trợ liên quan đến nhóm.

Thơng qua phỏng vấn nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, nghiên cứu chỉ ra nhu cầu về truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực có những điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, phụ nữ bị bạo lực gia đình mong muốn được cung cấp nhiều thông tin hơn về những văn bản pháp luật cũng như những nguồn lực hỗ trợ hoặc địa chỉ tin cậy thông qua: loa đài, truyền thanh hoặc giao tiếp, trao đổi với bạn bè, người thân.

Thứ hai, phụ nữ bị bạo lực gia đình mong muốn được sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ của mọi người xung quanh đặc biệt là những người thân trong gia đình. Họ mong muốn được giải tỏa hay được cho lời khuyên về những điều họ chia sẻ.

Thứ ba, phụ nữ bị bạo lực gia đình ln muốn có những địa chỉ tin cậy giúp họ có thể tránh khỏi những trận đòn của người chồng mà không bị mọi người dị nghị hay bàn tán, họ muốn được chăm sóc hay khám sức khỏe cũng như có những nhà tham vấn, tư vấn giúp họ tháo gỡ những khó khăn và hồn cảnh trước mắt.

Thứ tư, phụ nữ bị bạo lực gia đình mong muốn có thể thành lập hội hoặc nhóm riêng có trưởng nhóm, hội. Đây là mong muốn rất chính đáng bởi lẽ tại thị trấn Vân Đình mặc dù nạn bạo hành gia đình vẫn diễn ra thường xuyên nhưng rất ít chị em phụ nữ được họp lại cùng nhau và cùng nhau chia sẻ hay được bảo vệ bởi một hội, nhóm nào vì vậy họ muốn được tập hợp nhau lại và có tiếng nói chung, được đưa ra những ý kiến và được tổ chức ghi nhận cũng như đáp ứng những mong muốn về truyền thơng, chăm sóc, bảo vệ và trao đổi thông tin.

Thứ năm, phụ nữ bị bạo lực gia đình mong muốn được tiếp cận với tạp chí, internet hay những thơng tin truyền thơng công cộng, việc tiếp cận với những dịch vụ trên giúp cho phụ nữ được trang bị thêm kiến thức, nâng cao năng lực cũng như

có thể biết được nhiều hơn những người cùng cảnh ngộ với mình và có những chia sẻ hoặc tìm kiếm thơng tin chia sẻ trên các kênh truyền thơng như các chương trình trực tuyến: trao đổi với chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đồn, chương trình bạn nghe đài…để được chia sẻ, tư vấn hay đưa ra lời khuyên hữu ích.

Cuối cùng, phụ nữ bị bạo lực gia đình mong muốn có chương trình riêng dành cho họ đó chính là hoạt động truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Họ mong muốn vấn đề của mình được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả mọi người, mọi gia đình, muốn được đưa những trường hợp cùng cảnh và lồng ghép các văn bản pháp lý bảo vệ quyền phụ nữ, tuyên truyền giáo dục sâu rộng luật phòng chống bạo lực gia đình và cung cấp thơng tin cần thiết giúp thức tỉnh một bộ phận những người gây bạo lực phần vì thiếu am hiểu pháp luật, phần vì khơng biết hành động của mình là trái pháp luật và gây tổn thương đến thân thể và nhân phẩm của chính những người thân u của mình.

Ngồi ra, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực thể chất nói riêng thơng qua hiệu ứng truyền thơng nhóm là rất lớn, truyền thơng nhóm làm tăng khả năng chia sẻ, hiểu biết, chắt lọc thông tin phù hợp với từng đối tượng. Hiệu ứng truyền thơng nhóm mang lại kết quả cao hơn, chính xác và phù hợp hơn với nhóm đối tượng và từng hình thức bạo lực cụ thể, ở hình thức khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)