Nhân viên công tác xã hội thực hiện truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Xây dựng và truyền thơng nhóm nâng cao hiệu quả truyền thông

3.2.2. Nhân viên công tác xã hội thực hiện truyền thơng với nhóm phụ nữ bị bạo lực

bị bạo lực gia đình

Trước khi làm rõ về tầm quan trọng của nhân viên xã hội làm việc với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình thì cần có chính sách phù hợp nhằm xây dựng, bổ sung NVCTXH chuyên nghiệp làm việc tại địa bàn (bởi hiện tại UBND Thị trấn Vân Đình chưa có NVCTXH chun nghiệp mà chỉ có cán bộ phụ trách, kiêm nhiệm, bán chuyên trách) và hiểu rõ nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội.

Nhân viên cơng tác xã hội có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, ở cộng đồng và trong các cơ sở cung cấp dịch vụ, trong các trung tâm như cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, mái ấm, nhà mở hay các tổ chức phi chính phủ. Khi nhân viên cơng tác xã hội ở những vị trí khác nhau thì vai trị và các hoạt động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm thân chủ mà họ làm việc. Theo quan điểm của Feyerico (1973) người nhân viên công tác xã hội có những vai trị: Vai trị là người vận động nguồn lực; Vai trò là người kết nối-còn gọi là trung gian; Vai trò là người biện hộ; Vai trò là người vận động/hoạt động xã hội; Vai trò là người giáo dục; Vai trò người tạo sự thay đổi; Vai trò là người tư vấn; Vai trò là người tham vấn; Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng; Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp; Vai trò là người xử lý dữ liệu; Vai trị là người quản lý hành chính; Người tìm hiểu, khám phá cộng đồng.

Dựa trên quan điểm về sức mạnh, phụ nữ bị bạo lực gia đình có những sức mạnh nội lực riêng của họ nhưng họ cần có sự hỗ trợ để phát huy sức mạnh ấy. Trong cộng đồng, phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn hịa nhập tốt cần có thơng tin và kiến thức. Gia đình khơng phải là đối tượng có thể cung cấp cho họ mọi thông tin liên quan đến vấn đề của họ mà người hỗ trợ thông tin và kiến thức cho họ và gia đình một cách hiệu quả nhất chính là nhân viên xã hội.

Hiện tại, thị trấn Vân Đình cũng như huyện Ứng Hịa chưa có nhân viên xã hội, tồn thị trấn chỉ có 1 cán bộ làm việc tại ban Lao động thương binh xã hội phụ trách về chính sách trợ cấp cho các đối tượng đặc biệt của xã , phụ trách về tất cả những vấn đề liên quan đến phụ nữ được giao cho hội phụ nữ và 1 cán bộ hội trong hội phụ nữ được giao phụ trách về phụ nữ bị bạo lực gia đình như vậy vì chỉ có 1 cán bộ phụ trách nên việc truyền và trao đổi hỗ trợ về thông tin cũng như nâng cao năng lực và đời sống cho đối tượng không được đầy đủ và đôi khi bị hạn chế. Theo điều 3 thông tư số 07 ngày 24/05/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn quy định thì cán bộ làm việc tại Ban Lao động thương binh xã hội xã làm việc của một cộng tác viên cơng tác xã hội.

Nói về sự cần thiết phải có nhân viên xã hội làm việc tại xã. Ơng Đàm Duy H phó chủ tịch UBND Thị trấn Vân Đình và bà Vương Thị T chủ tịch hội phụ nữ trong bài phỏng vấn sâu vào tháng 6 cho biết:

“Để cán bộ kiêm nhiệm làm công tác truyền thông với phụ nữ bị bạo lực gia

đình là kém hiệu quả, nhưng chỉ tiêu cán bộ của xã chưa có nhân viên cơng tác xã hội, nếu có thì chi phí cho truyền thơng với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình lại hạn hẹp và khó làm, chỉ nhờ các cuộc tuyên truyền của các ban ngành hoặc lồng ghép các chương trình truyền thơng liên quan đến phổ biến giới, luật bình đẳng giới hay luật phòng chống bạo lực gia đình chứ khơng thể xây dựng một chương trình riêng dành cho họ” (PVS ơng H- phó chủ tịch UBND Thị trấn Vân Đình)

“Cán bộ hội phụ nữ phụ trách truyền thông với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn tiếp xúc để làm việc hay truyền thơng thường đến tận nhà nhưng có những lúc bận hay khơng có kinh phí chương trình họ cũng khơng nhiệt tình hoặc khơng làm công tác truyền thông mỗi khi đối tượng cần mà chỉ xây dựng số liệu hay thu thập thơng tin cho có”-(PVS Bà T- chủ tịch hội phụ nữ Thị trấn Vân Đình )

Tuy khơng đề cập nhiều đến vai trị của nhân viên xã hội trong truyền thơng với phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng các cán bộ xã ở đây đã nhắc đến tầm quan trọng của hoạt động truyền thông trực tiếp 1-1, giữa cán bộ hội phụ nữ với đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình và gia đình của đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình. Điều

này càng khẳng định rằng yêu cầu phải có nhân viên cơng tác xã hội chun trách hỗ trợ cho đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình.

Nhân viên xã hội làm việc tại phịng tham vấn cơng tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình khơng hề bị nhầm lẫn với nhân viên xã hội làm việc tại Ban văn hóa thơng tin truyền thông hay Ban lao động thương binh xã hội của UBND xã, lại càng không thể nhầm lẫn với nhân viên của Hội phụ nữ. Ban văn hóa xã hội là một nguồn lực về chia sẻ, cung cấp thông tin. Ban lao động thương binh xã hội là một nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội. Hội phụ nữ là nguồn lực về những cứu trợ đột xuất, vay vốn, chương trình liên quan đến phụ nữ. Phòng tham vấn là trung gian gắn kết phụ nữ bị bạo lực tới những nguồn lực đó khi họ có nhu cầu. Phịng tham vấn khơng chỉ tiếp nhận những khách hàng là phụ nữ bị bạo lực mà còn tiếp nhận bất cứ khách hàng nào có nhu cầu về dịch vụ cơng tác xã hội. Trong thời gian đầu khi phụ nữ bị bạo lực chưa hiểu rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên xã hội và phịng tham vấn thì nhân viên xã hội phải phối hợp với các ban ngành khác trong khu phố, thị trấn khi có các hoạt động chính sách liên quan đến phụ nữ bị bạo lực thì sẽ đến gặp trực tiếp đối tượng hoặc nhà của họ. Khi phòng tham vấn được biết đến một cách rộng rãi và tin tưởng thì đối tượng sẽ tự tìm đến, lắng nghe và sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

Nhân viên xã hội làm việc tại phịng tham vấn của mình. Ở đó, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, theo dõi các dịch vụ; hỗ trợ về tiếp cận thơng tin, giải quyết những khó khăn về tâm lý, hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực; tìm kiếm nguồn lực trợ giúp đối tượng nhằm thay đổi hay hướng tới cuộc sống tốt hơn; tổ chức gặp mặt, trao đổi, thảo luận nhóm cho phụ nữ theo chủ đề tại cộng đồng để phụ nữ bị bạo lực có thêm sức mạnh hịa nhập xã hội. Nói cách khác, nhân viên xã hội để hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình thì làm việc như một cầu nối giữa phụ nữ bị bạo lực với các nguồn lực khác trong cộng đồng.

Nhân viên xã hội làm việc tại phòng tham vấn chịu sự quản lý của UBND xã, nơi thành lập phịng tham vấn và duy trì hoạt động của phịng tham vấn.

Những người quản lý trực tiếp phịng tham vấn khơng phải là người làm công tác xã hội chuyên nghiệp do đó, để hiểu cách quản lý và quản lý có hiệu quả,

cơ quan quản lý phịng tham vấn trước khi thành lập khóa tập huấn phải có khóa tập huấn về kiểm huấn cơng tác xã hội cho chính những người quản lý.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên xã hội tại địa phương, Ông T và bà H cán bộ UBND thị trấn Vân Đình chia sẻ:

“Khi cán bộ có trình độ và chun mơn được làm việc đúng với nghiệp vụ mà họ được đào tạo thì kết quả sẽ đạt được cao hơn là việc các các bộ kiêm nhiệm. Nếu xã có nhân viên xã hội phụ trách làm việc với đối tượng thì xã chắc chắn sẽ tạo điều kiện để họ thành lập phòng tham vấn bởi điều này giảm bớt khó khăn cho cán bộ kiêm nhiệm khi làm việc vừa đem lại hiệu quả công việc cao mà sẽ được người dân tin tưởng hơn”-(PVS Ơng T-cán bộ UBND thị trấn Vân Đình)

Nên có nhân viên xã hội và phịng làm việc riêng để giảm bớt căng thẳng cho những người làm công việc tiếp dân. Việc tiếp dân gây áp lực rất lớn nếu như bản thân nhân viên xã hội khơng có một khơng gian làm việc riêng. Hơn nữa khách hàng của nhân viên xã hội là những người có hồn cảnh đặc biệt, tham vấn là nơi cần sự đảm bảo tuyệt đối về n tĩnh và khơng gian làm việc an tồn như vậy khách hàng và nhân viên xã hội mới thực sự có những buổi làm việc hiệu quả.(Bà H- cơng

chức Ban văn hóa xã hội)

Trên thế giới nghề cơng tác xã hội đã có những bước phát triển khá rõ rệt và đem lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc trợ giúp và nâng cao giá trị cuộc sống cho những đối tượng yếu thế trong xã hội hay những người cần có sự giúp đỡ của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội đi tiên phong trong những hoạt động tích cực vì cộng đồng vì vậy đối tượng là phụ nữ bị bạo lực không nằm ngồi những hoạt động đó. Nhân viên xã hội làm việc “với” đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình chứ khơng làm “hộ”, làm “cho” phụ nữ bị bạo lực gia đình. Làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình mang ý nghĩa nhân văn nhiều hơn, giúp đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình độc lập trong suy nghĩa và đưa ra những hướng giải quyết đem lại hiệu quả nhất cho chính cuộc sống của mình. Nhân viên xã hội khơi dậy sức mạnh vốn có của người phụ nữ đó là sức mạnh nội tâm, khả năng vượt qua mọi khó khăn để chính họ có thể tự đương đầu với khó khăn trong chính cuộc sống của mình, có suy nghĩ tích cực hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn làm chủ được chính cuộc sống của mình bằng sự hiểu biết và bằng tình yêu thương gia đình.

Cách mà nhân viên xã hội làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình là việc mà nhân viên xã hội biết chọn lọc nguồn truyền, truyền thông những thông tin phù hợp và bổ ích nhất tới đối tượng mà mình trợ giúp, tham vấn. Nắm bắt thơng tin và tâm lý đối tượng trong mỗi giai đoạn cụ thể của quá trình tham vấn cũng như làm việc. Nhân viên xã hội phải ln tạo cảm giác thoải mái và hịa đồng cũng như đặt vị trí của mình vào đối tượng để thấu cảm cho hoàn cảnh của họ, tránh để phụ nữ bị bạo lực gia đình thấy mình như đang được thương xót, đáng thương hay tự ti, khơng có niềm tin vào cuộc sống. Làm cho phụ nữ bị bạo lực gia đình có ý nghĩ mang ơn, làm hộ làm thay, khiến họ có suy nghĩ ỷ lại cho người hỗ trợ. Do đó, vấn đề có nhân viên xã hội làm việc với phụ nữ bị bạo lực, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực tại cộng đồng là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn vân đình huyện ứng hòa TP hà nội) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)