Vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 36 - 39)

1 Nội dung này do người viết dịch.

2.1.1. Vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên”

“Bè lũ bốn tên” là cụm từ để chỉ một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm

1976, sau khi Mao Trạch Đông mất. “Bè lũ bốn tên” là những thành viên hoạt động tích cực nhất “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc. Nhóm “bè lũ bốn tên” gồm: Giang Thanh (vợ thứ tư của Mao Trạch Đông), Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Việc bắt giữ và xét xử “bè lũ bốn tên” được xem như đánh dấu sự kết thúc của “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc.

“Bè lũ bốn tên” đã gây ra cuộc “cách mạng văn hóa” suốt mười năm ở Trung Quốc, khiến hàng triệu người bị chết, thương tật, trí thức bị đấu tố, truy bức, nhục hình, gây nên vết thương vĩnh viễn khơng thể xóa mờ cả trên thân thể lẫn tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của những người bị hại. Chính những tội ác này là động lực đầu tiên hình thành nên trào lưu Văn học vết thương. Khi mà người nghệ sĩ được “cởi trói”, được nói lên nỗi lịng mình, thì những ám ảnh suốt mười năm q khứ ấy chính là đề tài nóng bỏng nhất mà họ quan tâm, hướng tới nhằm vạch trần tội ác của “bè lũ bốn tên”, phơi bày những điều xấu xa, tối tăm trong xã hội mà trước đây đều bị phủ lấp bởi những ngôn từ sáo rỗng, giả dối.

Đặc trưng đầu tiên khi nhắc tới Văn học vết thương chính là việc dám vạch trần, tố cáo tội ác của “bè lũ bốn tên”, những tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần của mười năm “cách mạng văn hóa” lên nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức. Đó cũng là một trong những điều mà Tùy tưởng lục muốn truyền tải - tố cáo tội ác của “bè lũ bốn tên”, và hơn thế chính là mong mỏi những họa hạn suốt mười năm ấy không phải tái diễn thêm một lần nào nữa trên đất nước Trung Quốc.

Ba Kim bắt tay vào viết Tùy tưởng lục năm 1976, tới 1986 thì hồn

thành bộ sách hơn 40 vạn chữ này. Tác phẩm là những ghi chép trung thực nhất của tác giả về cuộc sống trong thời “cách mạng văn hóa”.

Ba Kim nói, những lời trong cuốn Tùy tưởng lục đều là những lời ông rút từ trong tim mình ra mà viết, những lời nói trong Tùy tưởng lục đều là

những lời nói thật. Trong suốt mười năm “cách mạng văn hóa” xã hội tồn là những lời nói dối, nói láo, các tác phẩm văn học cũng chỉ là những lớp vỏ ngôn từ sáo rỗng, mọi người đều bị ngôn từ lừa gạt, khơng có những lời nói thật, vì vậy mà văn học mất đi sự tín nhiệm, mất đi độc giả, đi dần vào ngõ cụt. Trong mười năm hoang đường đáng sợ đó, nghệ thuật nói dối đã đạt đến đỉnh cao nhất, lời nói dối đã trở thành chân lý, nói thật hóa ra mắc trọng tội. “Cách mạng văn hóa” kết thúc, Văn học vết thương đã mở ra một con đường mới. Ba Kim trong Tùy tưởng lục đã nói lên những lời nói thật của lịng mình, nhà thơ Ngải Thanh cũng đã dám lớn tiếng nói thật những gì suy nghĩ, điều ấy đã thổi một luồng gió mới vào văn đàn.

Những sự kiện trong Tùy tưởng lục đều là những việc chính Ba Kim đã từng trải qua, mỗi sự kiện đều khắc sâu vào trí não, trái tim ơng, chính vì vậy có người từng gọi Tùy tưởng lục cũng chính là Sám hối lục.

Sau khi tập 1 được xuất bản, Tùy tưởng lục đã vấp phải một số lời chỉ trích như: Tùy tưởng lục thiếu kỹ thuật trong sáng tác, không nên chỉ trong

một cuốn sách mà có tới 47 từ “bè lũ bốn tên”. Đó là một trong những tiếng nói tố cáo đầu tiên sau “cách mạng văn hóa”, khơng phải tiếng nói chung chung, mà là sự chỉ mặt điểm tên, vạch trần tội ác của những kẻ gây nên mười năm tai họa cho hàng triệu con người: “Tôi đã thu hoạch được rất nhiều trong cách mạng văn hóa, ‘bè lũ bốn tên’ đã bày bán tất cả các mặt hàng phái ‘tả’ của mình, những thứ đó đều là thứ hàng rách nát của chế độ phong kiến, ngoại trừ vẻ bề ngồi cịn lại khơng có chút gì là cách mạng. Lâm Bưu, ‘bè lũ bốn tên’ và ‘người này’, ‘người kia’ dùng việc phục hồi toàn diện chủ nghĩa chuyên chế phong kiến để phản đối ‘xã hội tư bản chưa từng xuất hiện’, họ lôi những thứ ‘đồ cổ’ lên cải trang lại để khiến người ta tin rằng đó là xã hội chủ

nghĩa. Bọn họ để thúc đẩy cái gọi là ‘chun chính tồn diện đối với giai cấp tư sản’ đã giết không biết bao nhiêu người, khiến chảy không biết bao nhiêu máu. Hôm nay tơi mang trong mình vết thương khơng thể chữa lành chào đón sáu mươi năm phong trào ‘Ngũ Tứ’, tôi chúc mừng bản thân đã vượt qua được vị ‘nữ hoàng’ đao phủ chưa kịp đăng cơ kia. Nhưng nhìn lại con đường loang lổ vết máu đã đi qua, nhớ lại mười một năm bạn bè, đồng chí và cả những người lạ lần lượt nằm xuống, tơi lấy cái gì để an ủi người chết, cổ vũ người sống đây?”1 [32; tr. 64].

Cũng có nhiều bạn bè của Ba Kim khun ơng khơng nên nói quá nhiều những lời nói thẳng, khơng kiêng kỵ như vậy, để tránh vạ vào thân. Ba Kim nói, đã trải qua mười năm địa ngục “cách mạng văn hóa” thì ơng khơng cịn sợ bất cứ điều gì nữa, tất cả những lời trong Tùy tưởng lục đều là thật tâm. Như trong bài Khơng có gì đáng sợ nữa rồi, ơng viết: “Thời kỳ đó sống là

một việc không hề dễ dàng. Hồng vệ binh một tay cầm ‘hồng bảo thư’ một tay cầm dây lưng khóa đồng và ‘hình tượng anh hùng’ của phái tạo phản đọc thuộc lòng ‘chỉ thị tối cao’ động tay động chân đánh người, thậm chí vẫn cịn xuất hiện trong cả cơn ác mộng của tôi. Phải đến lúc gần cuối đời, tơi mới có thể nói: ‘Khơng có gì đáng sợ nữa rồi.’”2 [32; tr. 218]. Phải trải qua mười năm tăm tối của “cách mạng văn hóa”, phải đối mặt với lằn ranh mỏng manh giữa sống và chết, chính và tà, người ta mới hiểu được giá trị của sự sống chính là để đấu tranh, để “khơng cịn sợ” bất kỳ thế lực nào.

Hầu hết các bài viết trong Tùy tưởng lục đều liên quan tới “cách mạng văn hóa”, ơng nhắc đến những khổ nạn, đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần, mất đi quyền làm người, nhân cách con người trong suốt mười năm ấy: “Tôi

1 Nội dung này do người viết dịch, xem thêm ở phần Phụ lục, bài Sáu mươi năm phong

trào Ngũ Tứ, trang 77.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng văn học vết thương trung quốc qua tùy tưởng lục của ba kim và dịch thuật tác phẩm này tại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)